Trắc nghiệm Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1954), ranh giới phân chia khu vực tập kết của quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là
A. Vĩ tuyến 13.
B. Vĩ tuyến 14.
C. Vĩ tuyến 16.
D. Vĩ tuyến 17.
-
Câu 2:
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng sự kiện gì
A. Quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam.
B. Chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam.
C. Cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956.
D. Ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực.
-
Câu 3:
Sự kiện nào đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954)?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954.
C. Pháp rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam năm 1955.
D. Hiệp thương thống nhất hai miền.
-
Câu 4:
Hiệp định Giơnevơ 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền nào cho các nước Đông Dương?
A. Quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.
B. Quyền được hưởng độc lập tự do.
C. Các quyền dân tộc cơ bản.
D. Quyền chuyển quân tập kết theo dõi tuyến quân sự tạm thời.
-
Câu 5:
Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm
A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
-
Câu 6:
Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là:
A. làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng của Pháp.
B. làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.
C. làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava.
D. làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp - Mĩ.
-
Câu 7:
Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lược của quân dân ta trong đông xuân 1953-1954 nhằm mục đích
A. Bảo vệ cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta ở Việt Bắc.
B. Phá thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với Việt Bắc.
C. Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp và Mỹ ở Đông Dương.
D. Phân tán lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ.
-
Câu 8:
Trong Đông Xuân (1953 - 1954), Pháp phải tăng cường lực lượng cho Plâyku sau khi quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa giải phóng nơi nào dưới đây?
A. Phú Yên.
B. Kon Tum.
C. Buôn Ma Thuột.
D. Bình Định.
-
Câu 9:
Chiến thắng nào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Dương?
A. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.
B. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến dịch Hòa Bình (1951 – 1952).
-
Câu 10:
Ai là người anh hùng đã lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Phan Đình Giót.
B. Tô Vĩnh Diện.
C. Bế Văn Đàn.
D. La Văn Cầu.
-
Câu 11:
Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Cừ và Trần Can.
B. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Nguyễn Đình Bể.
C. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Cù Chính Lan.
D. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can.
-
Câu 12:
Nhận xét nào sau đây là sai về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ?
A. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên và lớn nhất của quân đội ta.
B. Đây là chiến dịch diễn ra trong hoàn cảnh hai bên có sự chuẩn bị chu đáo.
C. Chiến dịch đã huy động đến mức cao nhất về lực lượng hai phía.
D. Có tác dụng quyết định đến thắng lợi trên các mặt trận khác.
-
Câu 13:
Mật danh của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Quang Trung.
C. Lê Hồng Phong 2.
D. Trần Đình.
-
Câu 14:
Đâu không phải là nguyên nhân để Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
A. Bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên.
B. Pháo binh và bộ binh thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng.
C. Ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp.
D. Hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn.
-
Câu 15:
Những câu thơ sau gợi cho anh (chị) nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!”A. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950.
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
-
Câu 16:
Phương châm tác chiến của Bộ chính trị Trung ương Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
A. Đánh chắc, tiến chắc.
B. Đánh nhanh, thắng nhanh.
C. Đánh lâu dài.
D. Kết hợp giữa đánh và đàm.
-
Câu 17:
Để đối phó với kế hoạch Nava, quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện kế sách gì trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954?
A. Điều địch để đánh địch.
B. Vận động chiến và công kiên chiến.
C. Đánh điểm diệt viện.
D. Vây, lấn, tấn, diệt.
-
Câu 18:
Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
A. Lừa địch để đánh địch.
B. Đánh điểm, diệt viện.
C. Đánh vận động và công kiên.
D. Điều địch để đánh địch.
-
Câu 19:
Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của quân và dân Việt Nam là
A. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
C. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp.
-
Câu 20:
Khó khăn chung của quân và nhân dân Việt Nam khi mở các chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954) là gì?
A. Phong trào cách mạng thế giới chưa thắng lợi hoàn toàn.
B. Xa hậu phương của ta nên công tác hậu cần khó khăn.
C. Địa bàn tác chiến miền núi không có lợi cho quân ta.
D. Mỹ muốn quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.
-
Câu 21:
Các chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947), Biên giới (thu - đông 1950) và Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
A. Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
C. Kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng.
D. Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
-
Câu 22:
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A. Đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
B. Chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C. Tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
D. Bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.
-
Câu 23:
Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là
A. Nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiềm lực cho chiến tranh.
B. Nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp.
D. Nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch.
-
Câu 24:
Đâu không phải là luận điểm để chứng minh Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Là trận đánh huy động đến mức cao nhất nỗ lực của cả Pháp và Việt Nam.
B. Là trận đánh ác liệt nhất, các bên tham chiến giằng co quyết liệt từng vị trí.
C. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới.
-
Câu 25:
Theo em điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là
A. Hệ thống công sự không có địa hình, địa vật che đỡ, rất dễ bị ta tấn công, khống chế.
B. Nằm ở lòng chảo Điện Biên, bốn bề có vúi vây quanh, rất thuận lợi cho ta tổ chức tiến công.
C. Nằm ở địa bàn trọng yếu, cả hai bên đều quyết tâm chiếm giữ.
D. Nằm xa hậu phương của Pháp, rất dễ bị cô lập khi đường bộ bị khống chế.
-
Câu 26:
Điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp - Mĩ xây dựng là
A. Nằm cô lập giữa vùng rừng núi Tây Bắc.
B. Thiếu thốn về trang thiết bị kĩ thuật.
C. Cách xa hậu phương của quân Pháp.
D. Là vùng rừng núi nên khó cơ động lực lượng.
-
Câu 27:
Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
-
Câu 28:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến cuộc Đông - xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta là
A. tiêu hao sinh lực địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta.
B. buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta, làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ.
C. buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta, chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
D. làm cho kế hoạch Nava bị phá sản.
-
Câu 29:
Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953 - 1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?
A. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
B. Tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp.
C. Không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh.
D. Thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng).
-
Câu 30:
Nguyên nhân chủ yếu để Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
B. Để giải phóng vùng Tây Bắc.
C. Tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
D. Để làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
-
Câu 31:
Sự thay đổi chiến lược đột ngột của kế hoạch Nava được đánh dấu bằng hoạt động nào?
A. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Xênô.
B. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Luông Phabang.
C. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Plâyku.
D. Tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
-
Câu 32:
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là
A. Làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava.
B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
C. Chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. Củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ.
-
Câu 33:
Đâu không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Giáng đòn quyết định vào kế hoạch Nava.
B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
C. Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
-
Câu 34:
Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông- pha-băng.
B. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng.
C. Điện Biên Phù, Thà khẹt, Plâyku, Luông-pha-băng.
D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông-pha-băng, Plâyku.
-
Câu 35:
Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là
A. Điện Biên Phủ.
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Thượng Lào.
D. Bắc Tây Nguyên.
-
Câu 36:
Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ… trong nội dung sau đây: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về…. (1) mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng…(2) phân tán lực lượng trên những địa bàn…(3) mà chúng không thể bỏ”. (SGK Lịch sử lớp 12- trang 147)
A. 1- chiến lược, 2- bị động, 3- xung yếu.
B. 1- chiến lược, 2- phải, 3- lợi hại.
C. 1- chiến lược, 2- chủ động, 3- quan trọng.
D. 1- lực lượng, 2- chủ động, 3- quan trọng.
-
Câu 37:
Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953 - 1954 là
A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu.
B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất.
C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu.
D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch.
-
Câu 38:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử mà Pháp đề ra kế hoạch Nava?
A. Quân Pháp ngày càng bị thiệt hại nặng nề, lâm vào thế phòng ngự bị động.
B. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã trở thành một bộ phận trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
C. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao trên khắp thế giới.
D. Nhân dân Pháp đang ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
-
Câu 39:
Đâu được coi là điểm yếu, điểm hạn chế cố hữu của kế hoạch quân sự Nava?
A. Ra đời trong thế thua, thế bị động, mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.
B. Dựa vào sự viện trợ cao nhất của Mĩ và những nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp.
C. Thực hiện với số quân đông nhất, vũ khí hiện đại nhất, mục tiêu cụ thể nhất.
D. Thời gian thực hiện ngắn (18 tháng), mục tiêu lớn, địa bàn rộng.
-
Câu 40:
Theo em điểm then chốt của kế hoạch Nava là
A. Lập hành lang Đông - Tây để bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
B. Giành thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. Xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
D. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
-
Câu 41:
Âm mưu chiến lược của Mỹ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 -1954) của thực dân Pháp là gì?
A. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
B. Khẳng định sức mạnh quân sự của nước Mỹ.
C. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.
D. Giúp Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh.
-
Câu 42:
Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
B. Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam.
C. Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam.
D. Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam.
-
Câu 43:
Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờlát Đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì?
A. Pháp lâm vào thế bị động, phòng thủ trên toàn chiến trường Đông Dương.
B. Pháp đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó.
C. Pháp được Mĩ giúp đỡ, lực lượng rất mạnh.
D. Pháp tiếp tục giữ vững thế chiến lược tấn công.
-
Câu 44:
Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là
A. Tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D. Phô trương sức mạnh, thanh thế.
-
Câu 45:
Khi vừa ra đời, kế hoạch Nava của thực dân Pháp đã chứa đựng yếu tố thất bại vì
A. Chiến thuật của quân Pháp chưa phù hợp với địa hình ở Việt Nam.
B. Mâu thuẫn giữa “tập trung” với “phân tán” lực lượng.
C. Quân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, tinh thần chiến đấu giảm sút.
D. Quân Pháp lệ thuộc vào sự viện trợ, giúp đỡ của Mĩ.
-
Câu 46:
Điểm yếu cơ bản nào trong kế hoạch quân sự Na-va mà thực dân Pháp không thể giải quyết được?
A. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
B. thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường.
C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh.
D. thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng).
-
Câu 47:
Bản chất của kế hoạch quân sự Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 là
A. Khóa then cửa.
B. Tập trung quân để tiến công chiến lược.
C. Tập kích bất ngờ, quy mô lớn.
D. Dùng người Việt đánh người Việt.
-
Câu 48:
Đâu không phải là những biện pháp thực hiện của kế hoạch Nava trước khi bị đảo lộn?
A. Tăng cường viện binh cho Đông Đương.
B. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ.
C. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta.
D. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
-
Câu 49:
Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)?
A. Kế hoạch Valuy.
B. Kế hoạch Rơve.
C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.
D. Kế hoạch Nava.
-
Câu 50:
Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?
A. Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ.
B. Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên.
C. Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương.
D. Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.