Trắc nghiệm Công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Công dân góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở là cách thể hiện quyền tự do nào sau đây?
A. Ngôn luận.
B. Thảo luận.
C. Tranh luận.
D. Góp ý.
-
Câu 2:
Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là cách để thể hiện quyền tự do nào sau đây?
A. Thảo luận.
B. Ngôn luận.
C. Tranh luận
D. Góp ý.
-
Câu 3:
Trong trường hợp không đồng ý với cách làm hay quy định nào đó của nhà trường mà mình đang học , em sẽ làm gì?
A. Bày tỏ ý kiến trong cuộc họp lớp hoặc thông qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu.
B. Viết, đăng những bức xúc của mình lên facebook và chia sẻ với bạn bè.
C. Nói về những bức xúc của mình với mọi người, mọi lúc mọi nơi.
D. Im lặng và không nói bất cứ điều gì với bất cứ ai.
-
Câu 4:
Quyền tự do ngôn luận Không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng lớp học của mình.
B. Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến phê phán cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
C. Viết thư gửi cho Hiệu trưởng nhà trường trình bày những vấn đề bản thân quan tâm.
D. Viết bài phê phán những người mình không thích và đăng lên facebook.
-
Câu 5:
Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình cũng là cách thể hiện quyền tự do
A. Thảo luận
B. Tranh Luận
C. Ngôn luận
D. Góp ý.
-
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Giám đốc Công ty X đe dọa sẽ đuổi việc nếu nhân viên để lộ những thông tin về sai phạm của công ty cho báo trí biết.
B. A chuyển tiền cho B để đổi lấy việc B sẽ không đăng bài báo viết về những sai phạm của A.
C. P xử phạt 2 năm tù giam do tham gia tuyên truyền, phát tán các tài liệu chống lại Nhà nước Việt Nam.
D. Đe dọa, ngăn công dân viết thư cho đại biểu Quốc hội để trình bày những vấn đề nổi cộm ở địa phương.
-
Câu 7:
Vì đã được trao đổi từ trước nên trong cuộc họp cơ quan X, dù không muốn, anh B vẫn phải dùng danh nghĩa cá nhân mình trình bày quan điểm của ông A trưởng phòng nhân sự về vấn đề khen thưởng. Vô tình được chị M thông tin về việc này, vốn sẵn có mâu thuẫn với ông B nên khi anh A đang phát biểu, anh D đã tìm cách gây rối và ngăn cản buộc anh A phải dừng ý kiến. Những ai sau đây thực hiện chưa đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông B và anh A.
B. Ông B và anh D.
C. Ông B, anh A và anh D.
D. Ông B, chị M và anh D.
-
Câu 8:
Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai giường trống. Bức xúc, anh T đã lăng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ xe để giải quyết. Thấy anh T bị anh G lái xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt, anh M một hành khách trong xe lên tiếng can ngăn thì bị anh N phụ xe ngắt lời rồi yêu cầu ra khỏi xe. Những ai sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh G và anh N.
B. Anh T và anh G.
C. Anh T, anh G và anh N.
D. Anh T, anh G, anh N và anh M.
-
Câu 9:
Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai sau đây được ghi nhận vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh T, anh S và anh K.
B. Anh C, anh T và anh S.
C. Anh T và anh S.
D. Anh S và anh C.
-
Câu 10:
Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào sau đây?
A. Quyền nhân thân của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự.
-
Câu 11:
Trong cuộc họp khu dân cư X, biết anh A bất bình với ý kiến áp đặt của tổ trưởng dân phố, anh B ngồi bên cạnh khuyên anh A nên thể hiện chính kiến cá nhân. Thấy anh A vẫn im lặng vì sợ mất lòng tổ trưởng nên anh B đã đứng lên thẳng thắn phê bình anh A đồng thời bày tỏ toàn bộ quan điểm của mình. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Kiểm tra, giám sát.
B. Cung cấp thông tin.
C. Khiếu nại, tố cáo.
D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 12:
Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn, hành vi này xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại.
-
Câu 13:
Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con cùa chị M một ngày. Những ai sau đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe cửa công dân?
A. Ông X, anh K và anh H.
B. Ông X và anh K.
C. Ông X và anh H.
D. Anh K và anh H.
-
Câu 14:
Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và chỗ ở.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và nhân phẩm.
D. Bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của công dân.
-
Câu 15:
Nghi ngờ ông A lấy trộm điện thoại của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi của bố con ông B đã xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền sở hữu tài sản riêng.
B. Quyền nhân thân của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 16:
Tên A đang đột nhập vào nhà anh B để trộm đồ thì đã bị anh B tóm được. Trong trường hợp này anh B nên làm gì để không trái quy định của pháp luật?
A. Đánh, đấm cho một trận.
B. Chửi bới, nguyền rủa.
C. Nhốt vào nhà kho và không cho ăn uống.
D. Giải đến trụ sở UBND nơi gần nhất.
-
Câu 17:
Do tò mò bạn N đã tự ý mở thư của bạn K ra xem, sau đó dán lại như cũ. Hành vi của bạn N đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại.
-
Câu 18:
Anh N tung tin bịa đặt chị H chưa có chồng mà đã có thai, khiến chị H rất xấu hổ. Hành vi của anh N đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 19:
Anh A tự ý xông vào nhà hàng xóm để lấy lại đồ của mình bỏ quên ở đó. Hành vi của anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 20:
Khi bắt được người trộm chó nhà mình, anh H đã xông vào đấm, đá túi bụi khiến người đó ngất xỉu. Anh H đã xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về tính mạng.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 21:
Nghĩ là cô tiếp viên lấy trộm chiếc điện thoại của mình, hành khách B đã mắng, chửi đồng thời tát vào mặt cô tiếp viên. Hành khách B đã vi phạm những quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và danh dự.
C. Được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 22:
Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc p yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai sau đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Giám đốc P trưởng phòng S, chồng cô B.
D. Giám đốc P và trưởng phòng S.
-
Câu 23:
Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. vốn là đối thủ của bố anh H, anh p lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm cùa mình. Những ai sau đây đã thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bố con anh H, anh p, anh K và anh M.
B. Bố anh H, phóng viên và anh P.
C. Bố anh H, anh K, anh p và phóng viên.
D. Bố anh H, anh p, anh K và anh M.
-
Câu 24:
Trong trường hợp nào trong đáp án dưới đây ai cũng có quyền bắt người?
A. Người bị tòa án đưa ra xét xử.
B. Người đang đang bị truy nã.
C. Người bị khởi tố hình sự.
D. Người vi phạm luật giao thông.
-
Câu 25:
Hiểu như thế nào là đúng về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Thư tín không bị bóc mở.
B. Thư tín không bị thất lạc.
C. Thư tín được đảm bảo an toàn và bí mật.
D. Thư tín được bảo đảm bí mật tuyệt đối.
-
Câu 26:
Ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan nào sau đây?
A. Viện Kiểm sát.
B. Tòa án nhân dân.
C. Cơ quan báo chí.
D. Cơ quan điều tra.
-
Câu 27:
Bắt người trong trường hợp nào sau đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tranh luận tại cuộc họp.
B. To tiếng tranh giành khách.
C. Nói xấu người khác.
D. Một người đang ăn trộm.
-
Câu 28:
Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào trong đáp án sau đây?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền bầu cử, ứng cử.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 29:
Đánh người được ghi nhận là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
-
Câu 30:
Trong trường hợp nào sau đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
C. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
-
Câu 31:
Công an bắt người trong trường hợp nào sau đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.
B. Hai học sinh gây gổ với nhau trong sân trường.
C. Chị A tung tin bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
-
Câu 32:
Hành vi nào sau đây xâm phạm đến thân thể của công dân?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác.
C. Giam giữ người quá thời gian quy định.
D. Đi xe máy gây tai nạn cho người khác.
-
Câu 33:
Hành vi bịa đặt những điều xấu về người khác là xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
-
Câu 34:
Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo điều nào sau đây?
A. Trình tự thủ tục do xã hội quy định.
B. Quy định của công an xã.
C. Quy định của trưởng thôn.
D. Trình tự thủ tục do luật định.
-
Câu 35:
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp nào đáp án dưới đây?
A. Phạm tội quả tang.
B. Đang bị truy nã.
C. Phạm tội nghiêm trọng.
D. Phạm tội khi đang được hưởng án treo.
-
Câu 36:
Quyền tự do ngôn luận của công dân có nghĩa là gì?
A. Muốn nói gì và làm gì cũng được.
B. Muốn viết gì gửi đăng báo cũng được.
C. Được bày tỏ quan điểm của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
D. Được bày tỏ quan điểm về xây dựng nhà văn hóa thôn.
-
Câu 37:
Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bình đẳng.
B. Bí mật cá nhân.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 38:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là vi phạm quyền nào sau đây?
A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 39:
Ý kiến nào sau đây là đúng khi khám chỗ ở của người khác?
A. Không được khám chỗ ở của người khác khi chủ nhà vắng mặt.
B. Không được khám chỗ ở của người khác vào ngày nghỉ cuối tuần.
C. Không được khám chỗ ở của người khác từ 11giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
D. Không được khám chỗ ở của người khác vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn được.
-
Câu 40:
Hành vi xâm phạm rất nghiêm trọng do cố ý bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thì bị xử lí:
A. hình sự.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
-
Câu 41:
Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
-
Câu 42:
Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến đâu?
A. Mặt trận Tổ quốc.
B. Nhà văn hóa.
C. Viện Kiểm sát.
D. Tòa án Nhân dân.
-
Câu 43:
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là gì sau đây?
A. Không ai được tùy tiện vào chỗ ở của người khác.
B. Không ai bị bắt, bị giam giữ khi không có lý do chính đáng.
C. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
D. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
-
Câu 44:
Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của:
A. Công an.
B. Luật sư.
C. Kiểm sát viên.
D. Tòa án.
-
Câu 45:
Công an bắt người vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 46:
Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh Trường Trung học phổ thông C đã đến gần nhà bạn Ng. (học sinh lớp 12A5 cùng trường) và gọi bạn Ng. ra đường để nói chuyện, chửi bới rồi ra tay đánh dã man, gây thương tích nặng cho bạn Ng. Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của Ng.?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 47:
M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, L – sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của L đã xâm phạm tới quyền nào sau đây của M?
A. Quyền tự do cá nhân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
D. Quyền được đảm bảo bí mật về đời tư.
-
Câu 48:
Vào ngày chủ nhật, X đến nhà Y chơi, trong khi Y ra ngoài, X đã mở điện thoại của Y để xem Facebook. Hành vi này của X đã xâm phạm tới điều nào sau đây?
A. Quyền đảm bảo bí mật cuộc sống.
B. Quyền tự do của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật điện thoại.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công nhân.
-
Câu 49:
H và C là hai chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm của chị H và anh Q nên có lần C đã đọc trộm tin nhắn của anh Q gửi cho chị H. Hành vi này của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của chị H?
A. Quyền bí mật đời tư.
B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại.
D. Quyền bình đẳng giữa chị và em.
-
Câu 50:
Hai anh sinh viên L và M cùng thuê chung nhà ở của ông N. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông N đã yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng L và M không đồng ý. Thấy vậy, ông N khóa trái cửa nhà và nhốt hai bạn lại. Vậy, hành vi của ông N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Được bảo hộ về sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được bảo đảm an toàn thân thể.