Trắc nghiệm Công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Việc ông N viết đơn kiện anh Q thể hiện điều gì khi bị đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình ông N tháo dỡ công trình đang xây dựng với lý do tự ý xây dựng trái phép. Ông N không tháo dỡ vì cho rằng trưởng công an xã đã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N đã viết đơn kiện trưởng công an xã lên tòa án nhân dân huyện.
A. hoàn toàn hợp lý đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
B. thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo.
C. vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo.
D. không tuân theo đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
-
Câu 2:
Đây là nội dung của bước thứ mấy trong quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo: Khi đã quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo?
A. Bước 1.
B. Bước 2.
C. Bước 3.
D. Bước 4.
-
Câu 3:
Ông H được cử họp bàn về phương án giải phóng mặt bằng thôn A nhưng chủ tịch xã đã cố ý không gửi giấy mời cho ông. Ông H bức xúc nên muốn vợ phải ở nhà không tham gia các cuộc họp ở thôn. Vì bị chồng đe dọa sẽ li hôn nếu vợ không chịu nghe lời, chị H buộc lòng phải nghỉ họp. Vậy ai vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Vợ ông H và chủ tịch xã.
B. Vợ chồng ông H.
C. Chủ tịch xã và vợ chồng ông H.
D. Chủ tịch xã và ông H.
-
Câu 4:
Kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách trong cuộc họp cuối năm ở xã X và bị mọi người phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Vậy ai đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã và ông K.
B. Người dân xã X và ông K.
C. Kế toán M, ông K và người dân xã X.
D. Chủ tịch và người dân xã X.
-
Câu 5:
Theo pháp luật, xã (phường, thị trấn) có mấy loại công việc chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 6:
Nội dung sau thể hiện quyền dân chủ ở phạm vi nào: "Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng"?
A. Phạm vi cơ sở.
B. Phạm vi cả nước.
C. Phạm vi trung ương.
D. Phạm vi địa phương.
-
Câu 7:
Ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận vì nghi B lấy trộm tiền. Ông C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe.
B. Quyền được an toàn thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền tự do cá nhân.
-
Câu 8:
Hành vi của hai người đàn ông sau đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? Hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà anh A và yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm.
A. Quyền được bảo vệ chỗ ở.
B. Quyền bí mật về chỗ ở.
C. Quyền bất khả xâm phạm nhà dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 9:
Pháp luật quy định, bất kì ai xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức vừa............
A. vi phạm pháp luật.
B. trái với chính trị.
C. trái với thực tiễn.
D. vi phạm chính sách.
-
Câu 10:
Khi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác chính là hành vi bịa đặt điều xấu để.........
A. gây thiệt hại về danh dự cho người khác.
B. làm tổn thất kinh tế cho người khác.
C. làm thiệt hại đến lợi ích của người khác.
D. gây hoang mang cho người khác.
-
Câu 11:
Khi công dân có hành vi tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền.........
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền tự do thân thể.
-
Câu 12:
Hành vi này của T đã xâm phạm quyền nào sau đây của công dân khi A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn?
A. Bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại.
-
Câu 13:
Những ai đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân trong trường hợp: Ông X đánh hai nhân viên bị chị M phát hiện nên đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con của chị M một ngày.
A. Ông X, anh K và anh H.
B. Anh K và anh H.
C. Ông X và anh H.
D. Ông X và anh K.
-
Câu 14:
Việc clip nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại lan truyền trên ạng xã hội là biểu hiện vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và chỗ ở.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và nhân phẩm.
D. Bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của công dân.
-
Câu 15:
Hành vi của bố con ông B đã xâm phạm quyền nào khi nghi ngờ ông A lấy trộm điện thoại của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét?
A. Quyền sở hữu tài sản riêng.
B. Quyền nhân thân của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-
Câu 16:
Tên trộm A lẻn vào nhà anh B trộm nhưng bị bắt. Vậy anh B nên làm gì để không trái quy định của pháp luật?
A. Đánh, đấm cho một trận.
B. Chửi bới, nguyền rủa.
C. Nhốt vào nhà kho và không cho ăn uống.
D. Giải đến trụ sở UBND nơi gần nhất.
-
Câu 17:
Công dân vi phạm quyền nào khi có hành vi đánh người gây thương tích?
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
-
Câu 18:
Công dân có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến cơ quan nào sau?
A. Mặt trận Tổ quốc.
B. nhà văn hóa thôn.
C. Viện Kiểm sát.
D. Tòa án Nhân dân.
-
Câu 19:
Việc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm được hiểu là ........
A. không ai được tùy tiện vào chỗ ở của người khác.
B. không ai bị bắt, bị giam giữ khi không có lý do chính đáng.
C. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
D. không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
-
Câu 20:
Hoàn thành nội dung sau: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của ...........".
A. luật sư.
B. công an.
C. kiểm sát viên.
D. tòa án.
-
Câu 21:
Vì nghi ngờ người khác lấy trộm xe máy mà công an bắt người là vi phạm quyền nào sau?
A. bất khả xâm phạm về thân thể.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
-
Câu 22:
Mọi công dân đều có quyền bắt người trong trường hợp
A. Người đang bị truy nã.
B. Người phạm tội rất nghiêm trọng.
C. Người phạm tội lần đầu.
D. Người chuẩn bị trộm cắp.
-
Câu 23:
Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thực hiện với mục đích nào sau?
A. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
B. bảo vệ sức khỏe cho công dân theo quy định của pháp luật.
C. bảo vệ về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân.
D. ngăn chặn hành vi vô cớ đánh người giữa công dân với nhau.
-
Câu 24:
Đối tượng đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử gọi là gì?
A. bị hại.
B. bị cáo.
C. bị can.
D. bị kết án.
-
Câu 25:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể thể hiện qua nội dung nào dưới đây?
A. trong mọi trường hợp, không ai bị bắt nếu nhu không có lệnh của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền.
B. chỉ đuợc bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang.
C. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Toà án.
D. công an được bất người khi thấy nghi ngờ người đó phạm tội và xác định dấu vết tội phạm.
-
Câu 26:
Mọi công dân sẽ không bị bắt nếu .........
A. không có sự phê chuẩn của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
B. không có sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can bị cáo.
C. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội.
D. không có phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ phạm tội quả tang.
-
Câu 27:
Đâu là trường hợp bắt người đúng pháp luật?
A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
B. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.
C. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
D. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
-
Câu 28:
Tìm hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác
A. Đánh người gây thương tích.
B. Tự tiện bắt người.
C. Đe dọa đánh người.
D. Tự tiện giam giữ người.
-
Câu 29:
Trong trường hợp khẩn cấp việc bắt người được tiến hành khi có căn cứ nào sau đây?
A. đang có ý dịnh phạm tội.
B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.
D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.
-
Câu 30:
Khi gặp đối tượng phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì.........
A. ai cũng có quyền bắt.
B. chỉ công an mới có quyền bắt.
C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.
D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.
-
Câu 31:
Hoàn thành nội dung sau: Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền..........
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. Quyền tự do thân thể.
D. Quyền tự do cá nhân.
-
Câu 32:
T và Q đã không xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân trong trường hợp sau: D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn gặp với một bạn nữ tên X đang học lớp 11 và gọi điện thoại cho Q bạn học cùng lớp. Khi thấy X đang đi nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo ra ngoài. Đến nhà vệ sinh D và Q vội vã lao vào đánh và lăng nhục X, T tình cờ nhìn thấy nhưng không lên tiếng. Chờ D và Q đi khỏi, lợi dụng lúc X đang chật vật đã giật rách áo và ép X vào phòng vệ sinh rồi chốt cửa lại.
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bảo đảm an toàn về thư tín.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
D. Được pháp luật bảo hộ ỵề sức khỏe.
-
Câu 33:
Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong tường hợp: H và K đang truy đuổi một tên cướp, khi vào trong ngõ hẻm thì mất dấu vết, H bảo K và người bị mất cắp vào ngôi nhà gần đó để khám còn mình chạy theo hướng khác để truy tìm hung thủ.
A. H và K.
B. K và người bị mất cắp.
C. H, K và người bị mất cắp.
D. H và người bị mất cắp.
-
Câu 34:
Những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân trong trường hợp sau? Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí đến nhà trả thù M nhưng T không đến địa điểm đã hẹn vì bận.
A. T và M.
B. H, T và M.
C. H và M.
D. H và T.
-
Câu 35:
Nghi ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền ........
A. Bất khả xâm phạm về danh dự và uy tín.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đờì tư.
D. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
-
Câu 36:
Vì đá bóng ngoài đường nên các bạn và D làm vỡ bể cá cảnh của anh M. Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.
B. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 37:
Nếu trong trường hợp có một người bịa đặt, tung tin xấu về mình trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Đăng tin trên Facebook nói xấu lại người đó.
B. Gặp trực tiếp mắng cho hả giận.
C. Hủy kết bạn với người đó.
D. Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người đó xóa tin trên Facebook.
-
Câu 38:
Nhân lúc trong siêu thị đông người, P đã móc túi lấy trộm tiền của Q, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh S cần xử sự thể nào theo các giải pháp sau đây cho đúng pháp luật?
A. Đánh cho P một trận.
B. Đánh P xong thì giải đến cơ quan công an.
C. Giam P lại trong phòng kín của siêu thị.
D. Giải ngay P đến cơ quan công an.
-
Câu 39:
Vì ghen ghét H mà Y đã tung tin xấu, bịa đặt về H với các bạn trong lớp. Nếu là bạn của H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Coi như không biết nên không nói gì.
B. Nêu vấn đề này ra trước lớp để các bạn phê bình Y.
C. Không có ý kiến vì đây là chuyện riêng của hai bạn.
D. Nói chuyện trực tiếp với Y và khuyên Y không nên làm như vậy nữa.
-
Câu 40:
Nếu một ai đó tung tin bịa đặt để nói xấu mình với một số bạn trong lớp, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng pháp luật?
A. Nói xấu lại người đó nhiều hơn người đó đã nói xấu mình.
B. Mắng cho người đó một trânj cho hả giận.
C. Không chơi vơi người đó nữa.
D. Khuyên bảo người đó để không có hành vi như vậy nữa.
-
Câu 41:
Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã vì tội trộm cắp tài sản của nhà dân. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Đánh tên ăn trộm một trận cho sợ.
B. Chửi tên ăn trộm một hồi cho hả giận.
C. Lập biên bản rồi thả ra.
D. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất.
-
Câu 42:
K đã lập Facebook giả mạo tên của N và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về N. Hành vi này của K xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.
B. Quyền bí mật đời tư.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện tín.
-
Câu 43:
Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của L xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
B. Quyền bí mật điện tín.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.
D. Quyền được pháp luật bảo đảm vê bí mật đời tư.
-
Câu 44:
Biết M hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình?
A. Tố cáo M với cô giáo chủ nhiệm.
B. Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình.
C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.
D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều đã nói xấu về mình.
-
Câu 45:
Tên H đang đột nhập vào nhà anh B để trộm xe máy thì đã bị anh B tóm được. Trong trường hợp này anh B nên làm gì để không trái quy định của pháp luật?
A. Đánh, đấm cho một trận.
B. Chửi bới, nguyền rủa.
C. Nhốt vào nhà kho và không cho ăn uống.
D. Giải đến trụ sở UBND nơi gần nhất.
-
Câu 46:
Thấy K ra ngoài không tắt máy tính. T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và mạo danh K để làm quen với các bạn gái. T đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Được bảo hộ về tài sản riêng.
B. Được bảo hộ về nơi làm việc.
C. Được bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
D. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
-
Câu 47:
Tự ý vào nhà người khác để tìm đối tượng trộm cắp là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Được bảo hộ về tài sản riêng.
C. Bảo mật nơi cư trú hợp pháp.
D. Khai báo tạm trú, tạm vắng.
-
Câu 48:
Nếu bắt gặp những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân, em sẽ làm gì?
A. Mạnh dạn phê phán, đấu tranh, tố cáo.
B. Khuyến kích người khác đấu tranh tố cáo.
C. Khuyên người khác im lặng, không nên đấu tranh, tố cáo.
D. Mượn tay người khác để đấu tranh tố cáo.
-
Câu 49:
Để tự bảo vệ mình và người xung quanh mỗi công dân cần học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền nào sau đây?
A. Con người.
B. Tự do cơ bản của mình.
C. Tự do dân chủ.
D. Và lợi ích của mình.
-
Câu 50:
Cùng với việc bảo vệ thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình, mỗi công dân cần điều nào sau đây?
A. Tìm hiểu quyền tự do của người khác.
B. Thực hiện nghĩa vụ với những người khác.
C. Quan tâm đến những người xung quanh.
D. Tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.