Trắc nghiệm Công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Mọi công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau và dựa vào
A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.
B. Khả năng về kinh tế, chính trị.
C. Các mối quan hệ xã hội.
D. Trình độ học vấn cao hay thấp.
-
Câu 2:
C và D cùng là việc trong một cơ quan và có cùng thu nhập như nhau. Cuối năm anh C phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh D vì C độc thân còn D đã có vợ và hai con nhỏ. Điều này thể hiện
A. Sự không công bằng.
B. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Sự mất cân đối.
D. Sự bất bình đẳng.
-
Câu 3:
Văn bản nào sau đây được Nhà nước quy định Quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Hiến pháp, pháp luật.
B. Nghị quyết, văn bản.
C. Quyết định, chính sách.
D. Chỉ thị, thông tư.
-
Câu 4:
Chủ thể kinh doanh phải khi tiến hành kinh doanh?
A. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.
D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
-
Câu 5:
Tấ cả những cá nhân vi phạm pháp luật, dù người đó là ai, giữ chức vụ gì chịu trách nhiệm pháp lý như nhau là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền trong kinh doanh.
B. nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. nghĩa vụ pháp lí.
-
Câu 6:
Tất cả công dân Việt Nam khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về
A. pháp lý.
B. điều tra.
C. cảnh cáo.
D. hòa giải.
-
Câu 7:
Doanh nghiệp X không nộp thuế khi đến hạn nộp bị nhà nước phạt hành chính cảnh cáo, việc này đã thể hiện điều gì?
A. Bình đẳng trước pháp luật.
B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Bình đẳng trong kinh doanh.
-
Câu 8:
Vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô hàng chục tỉ đồng, hai cán bộ A và B bị Tòa án xử phạt tù và phạt hành chính bồi thường thiệt hại. Điều này thể hiện sự bình đẳng của công dân về
A. Về trách nhiệm pháp lí.
B. Về trách nhiệm công vụ.
C. Về nghĩa vụ cá nhân.
D. Về nghĩa vụ quản lí.
-
Câu 9:
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội đều có quyền và nghĩa vụ như nhau thể hiện sự bình đẳng về
A. về nghĩa vụ cá nhân.
B. về trách nhiệm pháp lí.
C. về nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 10:
Tòa án quyết định áp dụng hình phạt tù đối với cán bộ A vì tội tham nhũng, việc làm này thể hiện việc công dân bình đẳng về
A. Về chấp hành hình phạt.
B. Về nghĩa vụ trước pháp luật.
C. Trước tòa án.
D. Về trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 11:
Đội quản lí thị trường lập biên bản xử phạt các cửa hàng không có trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Điều này thể hiện
A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. Công dân bình đẳng trước Tòa án.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
D. Công dân bình đẳng về quyền và trách nhiệm.
-
Câu 12:
Khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật, nội dung nào sau đây là chưa đúng?
A. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người là không giống nhau.
B. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.
C. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.
D. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.
-
Câu 13:
Theo quy định pháp luật, công dân dù ở bất kì cương vị nào đều bị xử lí theo quy định khi vi phạm pháp luật, điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ.
B. công dân bình đẳng về chính trị.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 14:
Việc hưởng quyền bình đẳng của công dân theo quy định của pháp luật được thể hiện qua việc
A. Hoàn thiện hồ sơ cấp mã số thuế.
B. Tìm hiểu loại hình dịch vụ kinh doanh.
C. Từ chối công khai danh tính người tố cáo.
D. Khai báo tạm trú tạm vắng theo quy định.
-
Câu 15:
Sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội được thể hiện qua việc làm nào sau đây?
A. Lựa chọn loại hình kinh doanh.
B. Tự chuyển địa điểm học tập.
C. Hỗ trợ người già neo đơn.
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.
-
Câu 16:
A và B cùng tuổi nhau nhưng A được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì tiếp tục học lên đại học, còn B do nghỉ học nên nhập ngũ. Điều này thể hiện sự bình đẳng về
A. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lí.
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
-
Câu 17:
Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước......Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
A. gia đình theo quy định của dòng họ.
B. cơ quan, tổ chức theo quy định của nội quy.
C. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
D. cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
-
Câu 18:
Nội dung câu “Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai giàu nghèo, tôn giáo, giống nòi, giai cấp, đảng phái” nói về
A. quyền của công dân.
B. trách nhiệm với đất nước.
C. trách nhiệm pháp lý.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 19:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của công dân trong việc bình đẳng trước pháp luật?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về quyền và trách nhiệm.
C. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ.
D. Bình đẳng về quyền lợi của cá nhân.
-
Câu 20:
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi người có nghĩa vụ tôn trọng điều nào sau đây?
A. Như nhau.
B. Quyền của người khác.
C. Người khác.
D. Nghĩa vụ của người khác.
-
Câu 21:
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân có được những điều gì?
A. Được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
B. Có thể được hưởng quyền và có nghĩa vụ khác nhau.
C. Được hưởng quyền như nhau nhưng có thể có nghĩa vụ khác nhau.
D. Thường không được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
-
Câu 22:
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân có được những điều gì?
A. Được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
B. Có thể được hưởng quyền và có nghĩa vụ khác nhau.
C. Được hưởng quyền như nhau nhưng có thể có nghĩa vụ khác nhau.
D. Thường không được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
-
Câu 23:
Quyền và nghĩa vụ của công dân là như thế nào sau đây?
A. Ít nhiều bị phân biệt bời giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,…
B. Không bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần, đại vị xã hội, giới tính,…
C. Bị phân biệt phụ thuộc vào trình độ nhận thức, địa vị, quan hệ và thu nhập.
D. Phụ thuộc vào dân tộc, giới tính , tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, thu nhập,…
-
Câu 24:
Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì sau đây?
A. Nhiều khi bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính.
B. Đôi khi bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
C. Không bị phân biệt bởi dân tộc , giới tính , tôn giáo, giàu nghèo…
D. Phụ thuộc vào trình độ, thu nhập và quan hệ của công dân với chính quyền.
-
Câu 25:
Quyền của công dân không tách rời điều nào sau đây?
A. Lợi ích của công dân.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Nhiệm vụ của công dân.
-
Câu 26:
Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng về điều nào sau đây?
A. Về quyền và nghĩa vụ.
B. Về nhu cầu và lợi ích.
C. Trong thực hiện pháp luật.
D. Về quyền và trách nhiệm.
-
Câu 27:
Mọi công dân nam , nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần , địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng về điều nào sau đây?
A. Như nhau.
B. Trước pháp luật.
C. Ngang nhau.
D. Trước nhà nước
-
Câu 28:
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước điều nào sau đây?
A. Nhà nước.
B. Xã hôi.
C. Pháp luật
D. Cộng đồng.
-
Câu 29:
Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai sau đây được xem là phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh K và anh M.
B. Ông H và ông B.
C. Ông B, anh K và anh M.
D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.
-
Câu 30:
N (19 tuổi ) và A (17 tuổi ) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đam người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70% ). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét trên điều kiện của từng người thì mức xử phạt với N là chung than còn A là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?
A. Độ tuổi của người phạm tội.
B. Mức độ thương tật của người bị hại.
C. Mức độ vi phạm của người phạm tội.
D. Hành vi vi phạm của người phạm tội.
-
Câu 31:
Phó chủ tịch Ủy an nhân dân quận X cùng Giám đốc Công ty Y lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỉ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về điều nào sau đây?
A. Trách nhiệm pháp lí.
B. Trách nhiệm kinh doanh.
C. Nghĩa vụ pháp lí.
D. Nghĩa vụ kinh doanh.
-
Câu 32:
Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai sau đây được ghi nhận phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T.
B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A.
D. Ông A, ông B và ông T.
-
Câu 33:
Hành vi vi phạm pháp luật với tinh chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Như nhau.
B. Khác nhau.
C. Ưu tiên người giữ chức vụ.
D. Ưu tiên người lao động.
-
Câu 34:
Khẳng định: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật là nói về nội dung nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về quyền.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 35:
Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba ữiệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T.
B. Anh S và Đ.
C. Anh H, M, S và Đ.
D. Anh H, S và Đ.
-
Câu 36:
Do nghi nghờ chị Nguyễn Thị N đã nói xấu mình với bà Phạm Thị C nên Đặng Thị A có ý định trả thù chị N. Khoảng 7h sáng ngày 15/11/2012, thấy chị N đi chợ qua nhà A, A cùng con gái là Đoàn Thị H chạy đuổi theo đến chợ. Khi chị N đang lom khom mua cá thì A đi đến dùng tay kẹp cổ chị N và kêu H (con gái) vào hỗ trợ. Lúc này, Đoàn Thị L (là con gái A) đi qua thấy vậy cũng vào giúp sức giữ chân tay và đè chị N để A xé, lột quần áo chị N. Chị N bị lột hết quần áo liền vùng dậy, chạy vào cửa hàng quần áo ở gần đấy và được chủ cửa hàng cho mượn quần áo để mặc. Do mọi người can ngăn nên mẹ con A đã ra về. Trong tình huống này , những ai vi phạm pháp luật?
A. Chị N và bà C.
B. Chị N , bà C, chị A.
C. Chị A, chị H, chị L.
D. Chị N, chị A, chị H, chị L.
-
Câu 37:
Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.
D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước xã hội.
-
Câu 38:
Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm ừọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.
B. Vợ chồng chị N và chị D.
C. Vợ chồng chị V và chị D.
D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.
-
Câu 39:
Bác hồ nói: “ Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái, trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ nghiã là công dân bình đẳng về điều nào sau đây?
A. Trách nhiệm với đất nước.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. Trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 40:
Mọi công dân đều bình đẳng về hướng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình trước Nhà nước và xã hội theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về quyền.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
-
Câu 41:
Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi điều nào sau đây?
A. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi.
B. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị.
C. Dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị.
D. Dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.
-
Câu 42:
Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng trước pháp luật.
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền con người.
-
Câu 43:
Việc làm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân pháp luật?
A. Xử lí kiên quyết những hành vi tham nhũng không phân biệt, đối xử.
B. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.
C. Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kì hội nhập.
D. Xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh.
-
Câu 44:
Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị Nhà nước xử lí như thế nào?
A. Xử lí thật nặng.
B. Xử lí nghiêm minh.
C. Xử phạt nghiêm minh.
D. Xử phạt thật nặng.
-
Câu 45:
Cơ quan nào sau đây có trách nhiệm bảo vệ công lí và quyền con người?
A. Quốc hội.
B. Tòa án.
C. Chính phủ.
D. Ủy ban nhân dân.
-
Câu 46:
Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được ghi nhận là trách nhiệm của ai?
A. Nhà nước và xã hội.
B. Nhà nước và công dân.
C. Tất cả các cơ quan nhà nước.
D. Tất cả mọi người trong xã hội.
-
Câu 47:
Phát biểu nào sau đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
C. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.
D. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.
-
Câu 48:
Phát biểu nào sau đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định.
D. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
-
Câu 49:
Việc tòa án xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước nói đến công dân bình đẳng về lĩnh vực nào sau đây?
A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. Công dân bình đẳng về quyền.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
D. Công dân bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 50:
Anh A và anh B làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh A sống đọc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh B. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào điều nào sau đây?
A. Điều kiện làm việc cụ thể của A và B.
B. Địa vị mà của A và B.
C. Điều kiệu, hoàn cảnh cụ thể của A và B.
D. Độ tuổi của A và B.