Trắc nghiệm Công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Công dân luôn được đối xử công bằng trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật, điều này thể hiện sự
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền con người.
-
Câu 2:
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân pháp luật KHÔNG được thể hiện qua nội dung
A. Xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh.
B. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.
C. Xử lí kiên quyết những hành vi tham nhũng không phân biệt, đối xử.
D. Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kì hội nhập.
-
Câu 3:
Công dân được bảo vệ công lí và quyền con người bởi cơ quan nào sau đây?
A. Tòa án.
B. Quốc hội.
C. Ủy ban nhân dân.
D. Chính phủ.
-
Câu 4:
Công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình KHÔNG cần thực hiện trách nhiệm nào sau?
A. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.
B. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.
C. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
D. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
C. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
D. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
-
Câu 6:
Xưởng chế biến bánh thủ công A trong quá trình sản xuất luôn đầu tư các công nghệ xử lí chất thải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện xưởng A đã thực hiện tốt
A. bổn phận của công dân
B. nghĩa vụ của công dân
C. quyền của công dân
D. quyền, nghĩa vụ của công dân
-
Câu 7:
Việc là nào sau đây KHÔNG phải bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là giám đốc công ty
B. A đủ điểm trúng tuyển vào đại học vì được hưởng cộng điểm ưu tiên
C. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không
D. Trong lớp học có bạn được miễn phí các bạn khác thì không
-
Câu 8:
Nếu là e trai của X, e sẽ là gì khi thấy bố mẹ nhờ người xin hoãn nghĩa vụ quân sự cho anh X vì sợ con ăn uống ở môi trường quân đội không quen ảnh hưởng đến sức khoẻ.
A. Đồng ý với gia đình vì sợ anh trai sẽ vất vả khi nhập ngũ
B. Không đồng ý với gia đình vì đó là hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự
C. Không có ý kiến gì vì không phải việc của mình
D. Tùy thuộc vào ý kiến số đông của các thành viên trong gia đình
-
Câu 9:
Khi họp nhó về sự bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân, B cho rằng các bạn nam phải có nhiều quyền hơn các bạn nữ. Em sẽ xử sự như thế nào cho B hiểu về quyền bình đẳng của công dân?
A. Giải thích cho B hiểu về mọi công dân đều được bình đẳng như nhau về quyền và nghĩa vụ
B. Khuyên các bạn bỏ đi nơi khác không trah luận với B nữa
C. Đồng tình với quan điểm của B vì nam phải được coi trọng hơn nữ nên phải có nhiều quyền hơn
D. Không quan tâm đến vấn đề đang tranh luận mà để cho B muốn nói sao cũng được
-
Câu 10:
Trong buổi lao động đầu năm, mặc dù các bạn nam phải lao động dọn vệ sinh thì GVCN lại cho các bạn nữ ngồi nghỉ ngơi trong mát. Dù bất bình nhưng không ai dám ý kiến. Em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với quyền bình đẳng của công dân?
A. Khuyên các bạn không lao động vì thấy quá bất công với các bạn nam và thiên vị cho các bạn nữ
B. Trao đổi với giáo viên về việc mọi công dân đều được bình đăng như nhau nên các bạn nữ cũng cần phải tham gia lao động
C. Đồng tình với giáo viên chủ nhiệm vì có nói cũng chẳng ích gì khi giáo viên chủ nhiệm đã quyết định như vậy
D. Miễn cưỡng lao động nhưng ấm ức trong lòng và tìm cách chống đối với giáo viên chủ nhiệm
-
Câu 11:
Là ở cùng một công ty, anh C giữ chức vụ là nười lãnh đạo, còn T là nhân viên cấp dưới của C, trong hoàn cảnh như nhau, cả hai cùng vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. nhẹ hơn nhân viên.
B. nặng hơn nhân viên.
C. có thể khác nhau.
D. như nhân viên.
-
Câu 12:
M và N bị bắt và lập biên bản xử phạt như nhau vì hành vi vượt đèn đỏ. Điều này thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nào?
A. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.
B. Mức phạt của M cao hơn bạn N.
C. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.
D. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện.
-
Câu 13:
Cùng tham gia đua xe trái phép nhưng trong 4 thanh niên bị bắt có một người được giả nhẹ án vì là con của cán bộ. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông là
A. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. không công bằng vì lỗi như nhau nhưng lại xử phạt khác nhau.
D. cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng bị xử phạt khác nhau là sai.
-
Câu 14:
Thấy một phụ nữ đang đi xe máy, H và G nổi lòng tham đã dẫn đến hành vi cướp giật. Tòa án xét xử hai bạn với hai mức án khác nhau vì H đủ 18 tuổi còn G mới 15 tuổi. Trường hợp này thể hiện điều gì?
A. bình đẳng về nghĩa vụ.
B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. bất bình đẳng về nghĩa vụ.
-
Câu 15:
Trên đường đi học về, C, G, H đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường quốc lộ bị cảnh sát giao thông xử phạt như nhau. Việc là này thể hiện
A. cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng bị xử phạt khác nhau là sai.
B. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. không công bằng vì lỗi như nhau nhưng xử phạt khác nhau.
D. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 16:
E và F bị cảnh sát giao thông xử phạt giống nhau vì cả hai không đội mũ bảo hiểm dù F là Chủ tịch huyện còn E chỉ là công nhân. Vậy cảnh sát giao thông thực hiện bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. nghĩa vụ kinh tế.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. nghĩa vụ nộp phạt.
-
Câu 17:
Thấy B là giáo viên mà mình quen biết, mặc dù đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nhưng cảnh sát giao thông vẫn tha cho đi, còn trường hợp C là học sinh lớp 10 cũng quên đội mũ khi đi xe máy, cảnh sát giao thông bắt phạt C. Vệc là này cho thấy cảnh sát giao thông không thực hiện bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. nghĩa vụ nộp phạt.
D. nghĩa vụ kinh tế.
-
Câu 18:
Ông bà H và K đã đưa cho M 15 triệu đồng nhằm xoá tên S là con trai bà khỏi phải đi bộ đội vì không muốn con chịu khổ. Ai dưới đây đã vi phạm về luật nghĩa vụ quân sự?
A. Ông bà K, H và M.
B. Ông bà K và H.
C. Ông M.
D. Ông bà K, H và S.
-
Câu 19:
Những ai trong trường hợp sau vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lí: Anh G, F và X cùng tuổi rủ nhau trộm 50 triệu đồng của anh H nhưng bị bắt. Anh G đhối lộ cho công an điều tra tên K 20 triệu để xin giảm nhẹ hình phạt. Cuối cùng G được hưởng án treo, F và anh X bị tuyên tù có thời hạn.
A. Anh G và anh K.
B. Anh G, F và X.
C. Anh K, G, F, X và ông L.
D. Anh K, G và ông L.
-
Câu 20:
Cùng phạm tội đánh người đang thi hành công vụ nhưng A 17 tuổi chỉ bị kết án 2 năm tù giam, T 18 tuổi bị kết án 3 năm 4 tháng tù giam. Theo em, việc xét xử này có hợp lí không?
A. sai luật. Vì cả A và T phải có chung mức án mới đúng luật.
B. đúng luật. Vì A nhỏ tuổi hơn được giảm án nhiều hơn.
C. đúng luật. Vì cùng nằm trong khung tù có thời hạn.
D. sai luật. Vì tòa án có dấu hiệu bao che cho A.
-
Câu 21:
Khi phát hiện việc làm vi phạm quyền và lợi ích của công dân, Nhà nước sẽ
A. xử lí nghiêm minh.
B. ngăn chặn, xử lí.
C. xử lí thật nặng.
D. xử lí nghiêm khắc.
-
Câu 22:
Một trong những việc là thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân là
A. chỉ quy định nghĩa vụ của công dân.
B. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
C. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực quan trọng.
D. chỉ quy định quyền của công dân.
-
Câu 23:
Hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. tạo ra điều kiện để số ít công dân được bình đẳng trước pháp luật.
B. tạo điều kiện để phần lớn công dân được bình đẳng trước pháp luật.
C. tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
D. tạo điều kiện để hững ai quan tâm được bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 24:
Mọi công dân khi vi phạm pháp luật dù nắm chức vụ gì đều bị xử lí theo quy định là nội dung công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. chính trị.
D. kinh tế.
-
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật ọi công dân đều phải nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. cơ hội.
B. quyền.
C. nghĩa vụ.
D. trách nhiệm.
-
Câu 26:
Sau khi thi xong tốt nghiệp, A và B cùng nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường theo số điểm của mình. Theo em, trong trường hợp này giữa hai bạn bình đẳng về quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trong tuyển sinh.
C. Bình đẳng về học tập không hạn chế.
D. Bình đẳng về học suốt đời.
-
Câu 27:
Đâu là nội dung KHÔNG nói về việc công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
C. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
-
Câu 28:
Mỗi công dân luôn có mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.
B. nhu cầu, thu nhập và quan hệ của mỗi người.
C. quy định và cách xử lí của cơ quan nhà nước.
D. khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.
-
Câu 29:
Pháp luật Việt Nam tuyệt đối đối nghiêm cấm hành vi nào sau?
A. phân biệt trách nhiệm về mặt pháp lí.
B. phân loại tội phạm để xử lí.
C. xử lí công bằng hành vi phạm tội.
D. phân biệt đối xử về giới.
-
Câu 30:
Cùng ở quán ăn vặt trên một xã, cả hai chủ quán C và D đều đóng thuế với mức thuế như nhau. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. thực hiện trách nhiệm pháp lý.
C. trách nhiệm với xã hội.
D. trách nhiệm với Tổ quốc.
-
Câu 31:
Câu nói của Bác dưới đây nói về điều gì? “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”.
A. Không nên làm phiền người khác.
B. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.
D. Không ai được ưu tiên.
-
Câu 32:
Hai bại A và B cùng đi xe máy và vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe nhưng A bị phạt tiền vì đã đủ 18 tuổi, còn B chỉ bị nhắc nhở vì mới 13 tuổi. Cảnh sát giao thông có đả bảo quyền bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không? Vì sao?
A. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.
B. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
C. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.
D. Có, vì M không có lỗi.
-
Câu 33:
A và B đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt như nhau. Việc là này thể hiện
A. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
B. bình đẳng khi tham gia giao thông.
C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. bình đẳng trước pháp luật.
-
Câu 34:
Bất kể người đó là ai khi tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông đều bị cảnh sát giao thông xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện
A. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
B. Bình đẳng trước chính sách chung.
C. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 35:
Khi học hết cấp 3, C quyết định theo học đại học, còn B thì lựa chọn đi làm công nhân nhà máy. Trường hợp của A và B là biểu hiện của
A. bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.
B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
D. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.
-
Câu 36:
Yếu tố nào sau đây mà công dân phải phụ thuộc vào khi sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.
B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
C. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.
D. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.
-
Câu 37:
Hoàn thành nội dung sau: công dân còn bình đẳng trong việc về hưởng quyền và.......
A. Thực hiện nghĩa vụ.
B. Thi hành trách nhiệm.
C. Thi hành nghĩa vụ.
D. Thực hiện trách nhiệm.
-
Câu 38:
Công dân trước pháp luật luôn được sự đảm bảo quyền bình đẳng bởi
A. Nhà nước và công dân.
B. Nhà nước và xã hội.
C. Tất cả mọi công dân.
D. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
-
Câu 39:
Dù ở bất kì giới tính nào, thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền... là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân trước pháp luật.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Trách nhiệm trước pháp luật.
D. Công bằng trước pháp luật.
-
Câu 40:
Cá nhân nào sau đây đã vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
B. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
C. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
D. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
-
Câu 41:
Nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về điều gì khi Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân?
A. Trách nhiệm công dân.
B. Quyền và nghĩa vụ.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Trách nhiệm và nghĩa vụ.
-
Câu 42:
Hoàn thành nội dung sau: Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện.....để sử dụng các quyền của mình.
A. Quan trọng.
B. Cơ bản.
C. Cần thiết.
D. Tất yếu.
-
Câu 43:
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Trong một hoàn cảnh như nhau mọi vi phạm pháp luật từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không......
A. Phân biệt đối xử.
B. Thiên vị
C. Khác biệt.
D. Phân biệt vị trí.
-
Câu 44:
Khi vi phạm pháp luật tất cả các công dân đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm về
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về quyền.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ.
-
Câu 45:
Quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân luôn có mối quan hệ........
A. Không tách rời.
B. Tách rời.
C. v
D. Chặt chẽ.
-
Câu 46:
Hành vi nào sau đây nói về việc công dân được hưởng quyền theo quy định của pháp luật?
A. Nộp thuế theo quy định.
B. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
C. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.
D. Nhập cảnh trái phép.
-
Câu 47:
Công dân được hưởng quyền theo quy định của pháp luật thực hiện hành vi
A. Nộp thuế theo quy định.
B. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
C. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.
D. nhập cảnh trái phép.
-
Câu 48:
Việc làm sau đây nói về nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh?
A. Buôn bán hàng kém chất lượng.
B. Sản xuất các mặt hàng bị cấm kinh doanh.
C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
D. Kinh doanh nhưng không nộp thuế đầy đủ.
-
Câu 49:
Công dân thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội thể hiện qua hành vi nào sau đây?
A. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.
B. Lựa chọn giao dịch dân sự.
C. Thay đổi địa bàn cư trú.
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.
-
Câu 50:
Việc bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
A. được giảm nhẹ hình phạt.
B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. được đền bù thiệt hại.
D. bị tước quyền con người.