Trắc nghiệm Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử của chất khí Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí?
A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
B. Giữa các phân tử có khoảng cách
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
D. Chuyển động không ngừng
-
Câu 2:
Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ 4,18.103J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước ở 200C sôi là:
A. 10.104J
B. 33,44.104J
C. 8.104J
D. 32.103J
-
Câu 3:
Sử dụng hai chiếc chậu nước giống hệt nhau, đổ cùng một lượng nước có thể tích như nhau. Chậu A đặt trong phòng kín, chậu B để ngoài nơi thoáng mát, bật quạt thổi vào chậu nước. Sau khoảng thời gian 1 ngày, đo lại thể tích nước trong mỗi chậu, thấy nước trong chậu B còn lại ít hơn so với nước ở chậu A. Chứng tỏ tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào
A. nhiệt độ của nước.
B. gió trên mặt thoáng của nước.
C. diện tích mặt thoáng của nước.
D. A và B
-
Câu 4:
Biết khối lượng của 1 mol nước là μ=18.10−3 kg và 1 mol có NA=6,02.1023phân tử. Biết khối lượng riêng của nước là ρ = 103kg/m3. Số phân tử có trong 300 cm3 là:
A. 6,7.1024 phân tử
B. 10,03.1024 phân tử
C. 6,7.1023 phân tử
D. 10,03.1023 phân tử
-
Câu 5:
Ở nhiệt độ 0oC và áp suất 760 mmHg, 22,4 lít khí ôxi chứa 6,02.1023 phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán kính r = 10−10m. Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa
A. 8,9.103 lần
B. 8,9 lần
C. 22,4.103 lần
D. 22,4.1023 lần
-
Câu 6:
Tìm câu sai.
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình
-
Câu 7:
Tìm câu sai.
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách
C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.
D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
-
Câu 8:
Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?
A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.
B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
C. Chuyển động hoàn toàn tự do.
D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
-
Câu 9:
Cho khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,29kg/m3. Coi không khí như một chất khí thuần nhất. Khối lượng mol của không khí xấp xỉ là
A. 18g/mol.
B. 28g/mol.
C. . 29g/mol.
D. 30g/mol.
-
Câu 10:
Khi nhiệt độ tuyệt đối tăng thêm 6K thì
A. Nhiệt độ Xen-xi-út tăng thêm hơn 60C.
B. Nhiệt độ Xen-xi-út tăng thêm 2790C.
C. Nhiệt độ Xen-xi-út tăng thêm 60C.
D. Nhiệt độ Xen-xi-út tăng thêm 2670C.
-
Câu 11:
Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó
A. Nước đông đặc thành đá
B. tất cả các chất khí hóa lỏng
C. tất cả các chất khí hóa rắn.
D. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại
-
Câu 12:
Câu nào sau đây là không đúng ? Số Avôgadrô có giá trị bằng:
A. Số phân tử chứa trong 16g ôxi.
B. Số phân tử chứa trong 18g nước lỏng.
C. Số nguyên tử chứa trong 22,4l khí ở 0oC và áp suất 1atm
D. Số nguyên tử chứa trong 4g hêli.
-
Câu 13:
Hai bình chứa khí thông nhau, có nhiệt độ khác nhau, mật độ phân tử khí (n) trong hai bình so với nhau thì
A. Bình lạnh có mật độ nhỏ hơn
B. Bình nóng có mật độ nhỏ hơn
C. Bằng nhau.
D. Tuỳ thuộc vào quan hệ thể tích giữa hai bình
-
Câu 14:
Ở điều kiện nào, chất khí hòa tan vào chất lỏng nhiều hơn?
A. Áp suất cao và nhiệt độ cao.
B. Áp suất cao và nhiệt độ thấp.
C. Áp suất thấp và nhiệt độ cao.
D. Áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
-
Câu 15:
Quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì:
A. Cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
B. Không khí trong bóng lạnh dần nên co lại.
C. Không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra.
-
Câu 16:
Gọi µ là khối lượng mol, NA là số Avogadro, m là khối lượng của một khối chất nào đó. Biểu thức xác định số phân tử (hay nguyên tử) chứa trong khối lượng m của chất đó là:
A. \( N = \mu m{N_A}\)
B. \( N = \frac{\mu }{m}{N_A}\)
C. \( N = \frac{m }{\mu}{N_A}\)
D. \( N = \frac{1}{\mu m}{N_A}\)
-
Câu 17:
Thông tin nào sau đây là sai khi nói về khối lượng mol và thể tích mol của một chất khí?
A. Các chất khí đều có khối lượng mol giống nhau.
B. Thể tích mol đo bằng thể tích của 1 mol chất ấy.
C. Ở điều kiện tiêu chuẩn thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lít.
D. Khối lượng mol đo bằng khối lượng của 1 mol chất ấy.
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu.
B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và dễ nén.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 19:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lượng chất và mol?
A. Lượng chất chứa trong một vật được xác định theo số phân tử hay nguyên tử chứa trong vật ấy.
B. Lượng chất đó bằng mol
C. Mol là lượng chất trong đó số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon C12.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 20:
Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất của chất khí là:
A. chất khí thường được đựng trong bình kín.
B. chất khí thường có thể tích lớn.
C. các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
D. chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
-
Câu 21:
Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo chất?
A. Các nguyên tử, phân tử luôn hút nhau.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
C. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại
D. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
-
Câu 22:
Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì
A. số lượng phân tử tăng.
B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn
C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn.
D. khoảng cách giữa các phân tử tăng.
-
Câu 23:
Chất nào dễ nén?
A. Chất rắn, chất lỏng.
B. Chất khí, chất lỏng.
C. Chất khí.
D. Chỉ có chất rắn.
-
Câu 24:
Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí
A. xích lại gần nhau hơn.
B. có tốc độ trung bình lớn hơn.
C. nở ra lớn hơn.
D. . liên kết lại với nhau.
-
Câu 25:
Các chất khí được coi là khí lý tưởng khi:
A. các phân tử khí có khối lượng nhỏ.
B. tương tác giữa các phân tử khí chỉ đáng kể khi chúng va chạm nhau
C. các phân tử khí chuyển động thẳng đều.
D. áp suất khí không thay đổi.
-
Câu 26:
Hiện tượng nào liên quan đến lực đẩy phân tử ?
A. Không thể làm giảm thể tích của một khối chất lỏng.
B. Không thể ghép liền hai nữa viên phấn với nhau được.
C. Nhỏ hai giọt nước gần nhau, hai giọt nước sẽ nhập làm một.
D. Phải dùng lực mới bẻ gãy được một miếng gổ.
-
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
- - Mol là lượng chất trong đó có chứa một số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12 g cacbon 12.
- - Số nguyên tử hay phân tử chứa trong 1 mol của mọi chất đều có cùng giá trị gọi là số A - vô - ga -đrô.
- - Khối lượng mol của một chất được đo bằng khối lượng của một mol của ấy.
- - Một phân tử Oxi (O2) có khối lượng xấp xỉ 2,66.10-23g.
Số phát biểu sai là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 28:
Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
-
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
- - Hình dạng và thể tích của một lượng khí là hình dạng và thể tích của bình chứa nó.
- - Chất khí có tính bành trướng vì chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa nó.
- - Khi áo suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí giảm đáng kể.
- - Chất khí có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng.
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 30:
Khi nói về khí lý tưởng, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Là khí mà thể tích của các phân tử khí có thể bỏ qua.
B. Khi va chạm vào thành bình gây nên áp suất.
C. Là khí mà các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
D. Là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
-
Câu 31:
Các tính chất nào sau đây là của phân tử chất khí?
A. Dao động quanh vị trí cân bằng.
B. Luôn luôn tương tác với các phân tử khác
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao
D. Dao động quanh vị trí cân bằng chuyển động
-
Câu 32:
Các phân tử chất rắn và chất lỏng có các tính chất nào sau đây ?
A. Như chất điểm, và chuyển động không ngừng.
B. Như chất điểm, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
C. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
D. Như chất điểm, chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
-
Câu 33:
Các phân tử khí lí tưởng có các tính chất nào sau đây?
A. Như chất điểm, và chuyển động không ngừng.
B. Như chất điểm, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
C. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
D. Như chất điểm, chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
-
Câu 34:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí ?
A. Có hình dạng và thể tích riêng.
B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn.
C. Có thể nén được dễ dàng.
D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng
-
Câu 35:
Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là không đúng
A. Có thể tích riêng không đáng kể.
B. Có lực tương tác không đáng kể khi không va chạm.
C. Có khối lượng không đáng kể.
D. Có vận tốc càng lớn khi nhiệt độ phân lử càng cao.
-
Câu 36:
Câu nào sau đây nói về chuyển động phân tử ở các thể khác nhau là không đúng ?
A. Các phân tử chất rắn dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định.
B. Các phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng có thể di chuyển được.
C. Các phân tử chất khí không dao động xung quanh các vị trí cân bằng.
D. Các phân tử chất rắn, chất lỏng và chất khí đều chuyển động hỗn độn như nhau.
-
Câu 37:
Một lượng khí có khối lượng là 30 kg và chứa 11,28.1026 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hiđrô và cacbon. Biết 1 mol khí có NA = 6,02.1023 phân tử. Khối lượng của các nguyển tử cacbon và hiđrô trong khí này là
A. mC = 2.10-26 kg ; mH = 0,66.10-26 kg.
B. mC = 4.10-26 kg ; mH = 1,32.10-26 kg.
C. mC = 2.10-6 kg ; mH = 0,66.10-6 kg.
D. mC = 4.10-6 kg ; mH = 1,32.10-6 kg.
-
Câu 38:
Biết khối lượng của 1 mol nước là μ = 18.10-3kg và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Biết khối lượng riêng của nước là ρ = 103 kg/m3. Số phân tử có trong 300 cm3 là
A. 6,7.1024 phân tử.
B. 10,03.1024 phân tử
C. 6,7.1023 phân tử.
D. 10,03.1023 phân tử.
-
Câu 39:
Ở nhiệt độ 0oC và áp suất 760 mmHg, 22,4 lít khí ôxi chứa 6,02.1023 phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán kính r =10-10m. Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa
A. 8,9.103 lần.
B. 8,9 lần.
C. 22,4.103 lần.
D. 22,4.1023 lần.
-
Câu 40:
Biết khối lượng của 1 mol không khí ôxi là 32 g. 4 g khí ôxi là khối lượng cảu bao nhiêu mol khí ôxi?
A. 0,125 mol.
B. 0,25 mol.
C. 1 mol.
D. 2 mol.
-
Câu 41:
Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là
A. 3,24.1024 phân tử
B. 6,68.1022 phân tử.
C. 1,8.1020 phân tử.
D. 4.1021 phân tử.
-
Câu 42:
Một động cơ nhiệt thu nhiệt lượng từ một nguồn và chuyển hóa
A. một phần nhiệt lượng thành công và phần còn lại cho nguồn lạnh hơn
B. một phần nhiệt lượng thành công và phần còn lại cho nguồn nóng hơn
C. tất cả nhiệt lượng này thành công
D. một phần nhiệt lượng thành công và phần còn lại cho nguồn có cùng nhiệt độ
-
Câu 43:
Tìm câu sai.
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử
B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách
C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.
D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
-
Câu 44:
Tìm câu sai.
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm
D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình.
-
Câu 45:
Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ.
A. Qủa bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.
B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.
C. Đun nóng khí trong một xilanh hở.
D. Đun nóng khí trong một xilanh kín.
-
Câu 46:
Theo quan điểm chất khí thì không khí mà chúng ta đang hít thở là
A. khi lý tưởng.
B. gần là khí lý tưởng.
C. khí thực.
D. khí ôxi.
-
Câu 47:
Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
-
Câu 48:
Một lượng khí xác định, được xác định bởi bộ ba thông số
A. áp suất, thể tích, khối lượng.
B. áp suất, nhiệt độ, thể tích.
C. thể tích, khối lượng, nhiệt độ.
D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
-
Câu 49:
Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích.
B. Khối lượng.
C. Nhiệt độ tuyệt đối.
D. Áp suất.
-
Câu 50:
Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng?
A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua.
B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua.