Trắc nghiệm Cảm ứng ở động vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Nội dung nào sau đây sai?
A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật.
B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hoocmôn điều khiển.
D. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
-
Câu 2:
Tính cảm ứng ở động vật đơn bào xảy ra nhờ
A. trạng thái co rút của nguyên sinh chất.
B. hoạt động của hệ thần kinh.
C. hoạt động của thể dịch.
D. hệ thống nước mô bao quanh tế bào.
-
Câu 3:
Nội dung nào sau đây sai?
A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật.
B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hoocmôn điều khiển.
D. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
-
Câu 4:
Ở động vật có các tổ chức thần kinh là:
I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
II. Hệ thần kinh dạng ống
III. Hệ thần kinh dạng lưới
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là
A. III → I → II.
B. II → I → III.
C. III → II → I.
D. I → II → III.
-
Câu 5:
Nội dung nào sau đây là sai?
A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật.
B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển.
D. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
-
Câu 6:
Mô tả nào dưới đây về hệ thần kinh dạng ống là không đúng?
A. Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần.
B. Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp.
C. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.
D. Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.
-
Câu 7:
Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có
A. phản xạ có điều kiện càng tăng.
B. phản xạ không điều kiện càng tăng.
C. phản xạ càng tăng.
D. không liên quan đến phản xạ.
-
Câu 8:
Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng?
A. Cơ quan sinh sản.
B. Ruột non.
C. Bắp tay.
D. Dạ dày.
-
Câu 9:
Hệ thần kinh dạng ống có các thành phần nào?
1. Não 2. Hạch thần kinh
3. Tủy sống 4. Dây thần kinh
A. (1), (2), (4).
B. (1), (3).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
-
Câu 10:
Hệ thần kinh dạng ống có ở
A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú.
C. cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú.
D. cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú.
-
Câu 11:
“Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội tìm áo ấm để mặc.”
Trong câu trên, có bao nhiêu phản xạ có điều kiện, bao nhiêu phản xạ không điều kiện?
A. 2 phản xạ không điều kiện, 2 phản xạ có điều kiện.
B. 1 phản xạ không điều kiện, 2 phản xạ có điều kiện.
C. 2 phản xạ không điều kiện, 1 phản xạ có điều kiện.
D. 3 phản xạ không điều kiện, 1 phản xạ có điều kiện.
-
Câu 12:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với phản xạ không điều kiện?
A. Thường do tủy sống điều khiển.
B. Di truyền được, đặc trưng cho loài.
C. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
D. Có số lượng không hạn chế.
-
Câu 13:
Đặc điểm cảm ứng ở động vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy.
B. chậm, khó nhận thấy.
C. nhanh, khó nhận thấy.
D. chậm, dễ nhận thấy.
-
Câu 14:
Ở động vật, cảm ứng là
A. khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển (1).
B. các phản xạ không điều kiện giúp bảo vệ cơ thể (2).
C. các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
D. cả (1) và (2) đúng.