Trắc nghiệm Cảm ứng ở động vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là
A. Não giữa
B. Tiểu não và hành não
C. Bán cầu đại não
D. Não trung gian
-
Câu 2:
Bộ phận của não phát triển nhất là
A. Não trung gian
B. Bán cầu đại não
C. Tiểu não và hành não
D. Não giữa
-
Câu 3:
Phản xạ phức tạp thường là phản xạ
A. Có điều kiện, do một số ít tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não
B. Không điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não
C. Có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào tủy sống
D. Có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não
-
Câu 4:
Trong các động vật dưới đây, động vật nào có khả năng hình thành nên nhiều phản xạ có điều kiện nhất?
A. Chó cỏ
B. Cá heo
C. Rắn nước
D. Cá đuối
-
Câu 5:
Khi dùng kim châm vào một bộ phận nào đó, động vật nào dưới đây sẽ co rút toàn thân?
A. Linh cẩu
B. Thú mỏ vịt
C. Ve sầu
D. Hải quỳ
-
Câu 6:
Não bộ của động vật có vú được phân chia thành mấy phần cơ bản?
A. 7 phần
B. 6 phần
C. 3 phần
D. 5 phần
-
Câu 7:
Trong các động vật dưới đây, động vật nào có tỉ lệ giữa khối lượng não và khối lượng cơ thể là nhỏ nhất?
A. Sư tử
B. Chó
C. Tinh tinh
D. Voi
-
Câu 8:
Một cung phản xạ gồm có bao nhiêu thành phần cơ bản?
A. 7 thành phần
B. thành phần
C. 4 thành phần
D. 5 thành phần
-
Câu 9:
Trong các động vật dưới đây, động vật nào có tổ chức thần kinh tiến hoá nhất?
A. Sán lông
B. Cá chép
C. Bọ ngựa
D. Thuỷ tức
-
Câu 10:
Trong não bộ, thành phần nào đóng vai trò quan trọng nhất, tạo nên sự khác biệt của trí tuệ loài người so với các động vật khác?
A. Đại não
B. Tiểu não
C. Não trung gian
D. Hành - cầu não
-
Câu 11:
Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?
A. Sởn gai ốc khi có gió lạnh lùa qua
B. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng
C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua
D. Bỏ chạy khi có báo cháy
-
Câu 12:
Động vật nào dưới đây có hai chuỗi hạch chạy dọc thân?
A. Ong
B. Bọ ngựa
C. Sán lá gan
D. Đỉa
-
Câu 13:
Động vật nào dưới đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Bọ rùa
B. Đỉa
C. Giun đũa
D. San hô
-
Câu 14:
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch
A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể
B. nằm dọc theo lưng và bụng
C. nằm dọc theo lưng
D. phân bố ở một số phần cơ thể
-
Câu 15:
Động vật có hệ hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
A. duỗi thẳng cơ thể
B. co toàn bộ cơ thể
C. di chuyển đi chỗ khác
D. co ở phần cơ thể bị kích thích
-
Câu 16:
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì
A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên
B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể
C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau
D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau
-
Câu 17:
Trong các phát biểu sau:
(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh
(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
Các phát biểu đúng về phản xạ là:
A. (1), (2) và (4)
B. (1), (2), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (3)
-
Câu 18:
Trong các động vật sau:
(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa
(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm
Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:
A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng
-
Câu 20:
Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích
A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển
-
Câu 21:
Dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân con thuỷ tức, con thuỷ tức sẽ co toàn thân lại để tránh kích thích. Bộ phận phân tích và tổng hợp của cảm ứng trên là:
A. Tế bào cảm giác.
B. Lưới thần kinh.
C. Kim nhọn.
D. Tế bào mô bì cơ.
-
Câu 22:
Ở các dạng động vật không xương sống như thân mềm, giáp xác, sâu bọ, tính cảm ứng thực hiện nhờ:
A. Dạng thần kinh ống
B. Các tế bào thần kinh đặc biệt
C. Hệ thần kinh chuỗi
D. Dạng thần kinh hạch
-
Câu 23:
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
A. Phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn
B. Phản ứng chính xác hơn nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
C. Phản ứng không chính xác bằng nhưng tiêu tốn ít năng lượng hơn
D. Phản ứng không chính xác bằng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
-
Câu 24:
Khi chạm tay vào gai nhọn ta có phản ứng rút tay lại. Bộ phận thực hiện của cảm ứng trên là:
A. Tuỷ sống.
B. Cơ tay.
C. Gai nhọn.
D. Thụ quan ở tay.
-
Câu 25:
Hệ thần kinh của giun dẹp có
A. hạch ngực, hạch bụng.
B. hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.
C. hạch đầu, hạch ngực.
D. hạch đầu, hạch thân.
-
Câu 26:
Khi chạm tay vào gai nhọn, ta có phản ứng rút tay lại. Tác nhân kích thích của cảm ứng trên là:
A. Tuỷ sống.
B. Gai nhọn.
C. Cơ tay.
D. Thụ quan ở tay.
-
Câu 27:
Khi chạm tay vào gai nhọn, ta có phản ứng rút tay lại. Bộ phận tiếp nhận kích thích cửa cảm ứng trên là:
A. Gai nhọn.
B. Cơ tay.
C. Tuỷ sống.
D. Thụ quan ở tay.
-
Câu 28:
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là:
A. phản xạ không điều kiện
B. phản xạ có điều kiện
C. sự co toàn bộ cơ thể
D. co rút chất nguyên sinh
-
Câu 29:
Mô tả nào dưới đây không đúng
A. Tổ chức thần kinh chỉ có từ động vật đa bào, khi đã có sự phân hóa về tổ chức cơ thể
B. Tổ chức thần kinh có độ phức tạp tương ứng với mức tiến hóa của động vật
C. Hệ thần kinh giúp các phản ứng diễn ra nhanh và chính xác hơn
D. Khả năng đáp ứng nhanh và chính xác của hệ thần kinh không phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh
-
Câu 30:
Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là:
A. Hệ thần kinh dạng lưới
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi
C. Hệ thần kinh dạng ống
D. Không so sánh được sự tiến hóa.
-
Câu 31:
Nội dung nào sau đây đúng
A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra nhanh hơn nhiều so với động vật
B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
D. Cảm ứng ở động vật và thực vật không giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
-
Câu 32:
Nội dung nào sau đây sai
A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
D. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
-
Câu 33:
Nhận định nào dưới đây là không đúng
A. Càng cao trong bậc tiến hóa, cấu tạo của cơ thể càng phân hóa, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện
B. Hệ thần kinh phát triển theo hướng từ chỗ không có hệ thần kinh đến HTK dạng lưới rồi đến HTK dạng chuỗi hạch và cuối cùng là HTK dạng ống.
C. Tổ chức thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng của cơ thể ngày càng có tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng
D. Ở động vật đã có hệ thần kinh, hiện tượng cảm ứng được thực hiện qua cơ chế phản xạ
-
Câu 34:
Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh
A. Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
B. Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
C. Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trược kich thích của môi trường
D. Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
-
Câu 35:
Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh
A. Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
B. Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
C. Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trược kich thích của môi trường
D. Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
-
Câu 36:
Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?
A. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường
B. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện
C. Phản xạ của động vật càng nhanh
D. Không xác định được ảnh hưởng
-
Câu 37:
Nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh dạng ống là?
A. Phản xạ
B. Phản xạ không điều kiện
C. Phản xạ có điều kiện
D. Tập tính
-
Câu 38:
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?
A. Phản xạ có điều kiện
B. Phản xạ không điều kiện
C. Phản xạ
D. Không theo nguyên tắc nào
-
Câu 39:
Ở hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh nào điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan:
A. Hệ thần kinh vận động
B. Hệ thần kinh đối giao cảm
C. Hệ thần kinh giao cảm
D. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
-
Câu 40:
Hệ thần kinh điều khiển hoạt động của cơ vân (có ý thức) là:
A. Hệ thần kinh vận động
B. Hệ thần kinh đối giao cảm
C. Hệ thần kinh giao cảm
D. Hệ thần kinh dinh dưỡng.
-
Câu 41:
Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của:
A. Cơ vân
B. Cơ tim
C. Cơ trơn
D. Các tuyến
-
Câu 42:
Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm:
(1) Não (2) Hạch thần kinh
(3) Tủy sống (4) Dây thần kinh
A. (2),(1)
B. (2),(3)
C. (1),(3)
D. (2),(4)
-
Câu 43:
Bộ phận của não đóng vai trò trong điều khiển các hoạt động của cơ thể là
A. não trung gian.
B. não giữa.
C. bán cầu đại não.
D. tiểu não và hành não.
-
Câu 44:
Trong quá trình tiến hóa của động vật có xương sống, phần não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hoạt động sống của cơ thể là
A. Hành não
B. Bán cầu đại não
C. Tủy sống
D. Tiểu não
-
Câu 45:
Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có:
(1) Bán cầu đại não (2) Não trung gian
(3) Não giữa (4) Tiểu não (5) Hành não
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 3, 4
C. 1, 2, 3, 4, 5
D. 1, 2, 4, 5
-
Câu 46:
Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có
A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não
B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư
C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não
D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não
-
Câu 47:
Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm:
A. Não và các hạch thần kinh
B. Tủy sống và các hạch thần kinh
C. Hạch thần kinh và dây thần kinh
D. Não và tủy sống
-
Câu 48:
Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm:
(1) Não (2) Hạch thần kinh
(3) Tủy sống (4) Dây thần kinh
A. (2),(1)
B. (2),(3)
C. (1),(3)
D. (2),(4)
-
Câu 49:
Hệ thần kinh ống được cấu tạo từ hai phần rõ rệt là
A. Não và tuỷ sống.
B. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
C. Não và thần kinh ngoại biên.
D. Tuỷ sống và thần kính ngoại biên.
-
Câu 50:
Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.
D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.