Trắc nghiệm Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793 là thời kì cầm quyền của lực lượng chính trị nào ở Pháp
A. Đại tư sản lập hiến.
B. Phái Gi-rông-đanh.
C. Phái Gia-cô-banh.
D. Tư sản Téc-mi-do.
-
Câu 2:
Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) của nước Pháp là
A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập.
B. Tự do - Bình đẳng - Hạnh phúc.
C. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
D. Tự do - Bình đẳng - Phát triển.
-
Câu 3:
Theo Hiến pháp 1791 nước Pháp lựa chọn theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Cộng hòa tư sản.
D. Chế độ cộng hòa.
-
Câu 4:
Sau sự kiện ngày 14-7-1789, chính quyền ở Pháp thuộc về lực lượng chính trị nào?
A. Phái lập hiến.
B. Tư sản công thương.
C. Quý tộc mới.
D. Tư sản và quý tộc mới.
-
Câu 5:
Sự kiện nào mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789?
A. Vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.
B. Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố là Quốc hội.
C. Vua và quý tộc đàn áp cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi.
-
Câu 6:
Vua Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (5 – 1789) với mục đích gì?
A. Đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới.
B. Ban bố tình trạng chiến tranh.
C. Thông qua Chính phủ mới.
D. Thông qua Hiến pháp mới.
-
Câu 7:
Ý nào sau đây không phản ánh điểm tương đồng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVII – XVIII?
A. Đều chấp nhận ánh sáng tự nhiên.
B. Đều vứt bỏ siêu hình học.
C. Chấp nhận toán học như là một mô hình duy nhất của khoa học.
D. Đã có một quan niệm khác về con người.
-
Câu 8:
Di sản chính trị nào của Mông-te-xki-ơ đã và đang được nhân loại sử dụng hiện nay?
A. Cơ chế tam quyền phân lập.
B. Chế độ nghị viện.
C. Chế độ cộng hòa.
D. Chế độ đại nghị.
-
Câu 9:
Bối cảnh bùng nổ cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp có nét gì tương đồng?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp.
B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới.
C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp.
D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến.
-
Câu 10:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến.
B. Chế độ phong kiến Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến.
D. Sự cổ vũ từ cách mạng tư sản Anh, Hà Lan và chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
-
Câu 11:
Đâu không phải là lý do nông nghiệp Pháp trước cách mạng kém phát triển?
A. Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu.
B. Đất đai bị bỏ hoang, năng suất cây trồng thấp.
C. Quan hệ phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.
D. Một số địa chủ chuyển sang phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 12:
Trào lưu triết học ánh sáng có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?
A. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
B. Phác họa mô hình của một chế độ xã hội mới.
C. Chuẩn bị về cơ sở vật chất cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản.
D. Là ngọn cờ tập hợp lực lượng quần chúng nổi dậy đấu tranh.
-
Câu 13:
Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của đẳng cấp Quý tộc và tăng lữ ở nước Pháp?
A. Chiếm đa số trong dân cư.
B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế.
C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội.
D. Muốn duy trì sự tồn tại chế độ phong kiến.
-
Câu 14:
Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?
A. Thương nhân.
B. Thị dân.
C. Tư sản.
D. Nông dân.
-
Câu 15:
Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?
A. Quý tộc, tư sản và công nhân.
B. Quý tộc, tư sản và nông dân.
C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân.
D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
-
Câu 16:
Trước khi cách mạng bùng nổ, nước Pháp theo thể chế chính trị gì?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa tổng thống.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Cộng hòa đại nghị.
-
Câu 17:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là
A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển.
C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều.
D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước.