Trắc nghiệm Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc CTTG (1918-1939) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Theo anh/chị mục tiêu lớn nhất của cách mạng Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
A. cách mạng ruộng đất.
B. độc lập dân tộc.
C. đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. cải cách dân chủ.
-
Câu 2:
Theo anh/chị điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản
C. Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối
D. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản
-
Câu 3:
Theo anh/chị đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động
B. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản
C. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản
D. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản
-
Câu 4:
Theo anh/chị nét mới trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét
B. Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh
C. Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia
D. Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ
-
Câu 5:
Theo anh/chị sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
B. Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Câu 6:
Theo anh/chị ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt
B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh
C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị
D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản
-
Câu 7:
Theo anh/chị cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc
B. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
C. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
D. Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực
-
Câu 8:
Theo anh/chị phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?
A. Dưới hình thức bất hợp tác
B. Sôi nổi, quyết liệt
C. Bí mật, bất hợp pháp
D. Hợp pháp
-
Câu 9:
Theo anh/chị đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đảng Dân tộc ở Campuchia
B. Phong trào Thakin ở Malaysia
C. Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia
D. Đại hội toàn Miến Điện
-
Câu 10:
Theo anh/chị mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
-
Câu 11:
Theo anh/chị trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á?
A. Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin
B. Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm
C. Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a
D. Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po
-
Câu 12:
Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra kỷ nguyên mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương?
A. Cách mạng Đông Dương được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
B. Mở ra một con đường cứu nước mới- con đường cách mạng vô sản
C. Xác lập quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp vô sản đối với các lực lượng xã hội khác
D. Đánh dấu bước mở đường trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
-
Câu 13:
Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?
A. Để làm giàu cho chính quốc.
B. Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.
C. Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.
D. Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.
-
Câu 14:
Cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?
A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển
B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước
C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ
D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân
-
Câu 15:
Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?
A. Phong trào còn mang tính tự phát
B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia
C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết
D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào
-
Câu 16:
Đâu không phải cuộc cách mạng nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam
B. Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng
C. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa
D. Khởi nghĩa Chậu Pa-chay
-
Câu 17:
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?
A. Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp
B. Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp
C. Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp
D. Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp
-
Câu 18:
Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?
A. Mặt trận dân chủ Đông Dương
B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương
C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương
D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương
-
Câu 19:
Ai đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương từ năm 1930?
A. Đảng Cộng sản Lào
B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Đảng Cộng sản Campuchia
D. Đảng Cộng sản Đông Dương
-
Câu 20:
Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang hình thức đấu tranh gì?
A. Đấu tranh chính trị chống Pháp
B. Đấu tranh hòa bình chống Pháp
C. Đấu tranh vũ trang chống Pháp
D. Đấu tranh ôn hòa chống Pháp
-
Câu 21:
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo
B. Khởi nghĩa Commađam
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam
D. Khởi nghĩa Chậu Pachay
-
Câu 22:
Cách mạng Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có mục đích lớn nhất là?
A. Cách mạng ruộng đất.
B. Độc lập dân tộc.
C. Đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Cải cách dân chủ.
-
Câu 23:
Điểm tương đồng của phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là?
A. Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản
C. Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối
D. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản
-
Câu 24:
Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động
B. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản
C. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản
D. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản
-
Câu 25:
Điểm nổi bật trong khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét
B. Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh
C. Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia
D. Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ
-
Câu 26:
Đâu là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
B. Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Câu 27:
Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt
B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh
C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị
D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản
-
Câu 28:
Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc
B. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
C. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
D. Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực
-
Câu 29:
Các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình cách mạng diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản?
A. Bất hợp tác
B. Sôi nổi, quyết liệt
C. Bí mật, bất hợp pháp
D. Hợp pháp
-
Câu 30:
Hãy chỉ ra chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đảng Dân tộc ở Campuchia
B. Phong trào Thakin ở Malaysia
C. Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia
D. Đại hội toàn Miến Điện
-
Câu 31:
Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
-
Câu 32:
Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á?
A. Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin
B. Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm
C. Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a
D. Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po
-
Câu 33:
Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong thời gian 1918 - 1939?
A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
B. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa.
C. Khởi nghĩa Châu Pa-chay.
D. Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ-năng.
-
Câu 34:
Trong thập niên 20 - 30 của thế kỉ XX, những nước nào dưới đây chưa thành lập Đảng Cộng sản?
A. Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
B. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
C. Mã Lai và Xiêm.
D. Lào và Cam-pu-chia.
-
Câu 35:
Phong trào độc lập ở In-đô-nê-xi-a từ năm 1927 đã diễn ra bằng biện pháp nào?
A. Bạo lực cách mạng.
B. Khủng bố và ám sát cá nhân.
C. Hòa bình, bất hợp tác với kẻ thù.
D. Kết hợp bạo lực cách mạng với đấu tranh chính trị hòa bình.
-
Câu 36:
Tính chất của cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm là cuộc cách mạng?
A. Dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Tư sản triệt để.
D. Tư sản nhưng được thực hiện nửa vời, không triệt để.
-
Câu 37:
Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm là?
A. Do ách thống trị quá nặng nề của Anh và Pháp.
B. Do đời sống của nhân dân lao động không được cải thiện, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
C. Chế độ quân chủ Ra-ma VII đã hạn chế sự phát triển kinh doanh của giai cấp tư sản.
D. Sự bất mãn ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân đối với chế độ quân chủ Rama VII.
-
Câu 38:
Chủ trương của Priđi Phanômiông - người lãnh đạo cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm là?
A. Xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội theo hướng tư sản.
B. Xóa bỏ chế độ quân chủ Ra-ma VII và thiết lập nền cộng hòa tư sản.
C. Đòi Anh và Pháp công nhận nền độc lập trọn vẹn của Xiêm.
D. Xóa bỏ nhà nước quân chủ và thành lập nhà nước Xô-Viết.
-
Câu 39:
Đặc điểm chung của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện trong những năm 1918-1939 là?
A. Do giai cấp vô sản lãnh đạo với mục tiêu đấu tranh phong phú.
B. Do các tầng lớp trí thức giữ vai trò lãnh đạo.
C. Do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo với các hình thức đấu tranh hòa bình.
D. Chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.
-
Câu 40:
Những năm đầu thế kỉ XX đã diễn ra những cuộc nổi dậy của các giai cấp và tầng lớp nào ở Miến Điện chống thực dân Anh?
A. Nông dân, công nhân nông nghiệp và binh lính.
B. Nông dân, tư sản, thợ thủ công.
C. Công nhân, học sinh.
D. Công nhân, thợ thủ công.
-
Câu 41:
Biểu hiện sự phát triển của phong trào công nhân Mã Lai trong những năm 20 của thế kỉ XX là?
A. Đảng Cộng sản Mã Lai ra đời.
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi.
C. Ủy ban cách mạng Cô-manh-đan được thành lập và các nhóm mác-xít, nghiệp đoàn dân chủ ra đời.
D. Công nhân đấu tranh đòi thành lập nền chuyên chính vô sản.
-
Câu 42:
Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Mã Lai diễn ra nhằm chống bọn thực dân?
A. Anh
B. Pháp
C. Mĩ
D. Hà Lan
-
Câu 43:
Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Mã Lai là đòi?
A. Quyền tự do dân chủ về chính trị.
B. Dùng tiếng Mã Lai trong nhà trường và tự do kinh doanh.
C. Cải cách quy chế đại học.
D. Thủ tiêu các tàn tích phong kiến.
-
Câu 44:
Tổ chức “Đại hội toàn Mã Lai” là tổ chức chính trị của?
A. Toàn thể dân tộc Mã Lai.
B. Giai cấp nông dân Mã Lai bản địa.
C. Giai cấp tư sản dân tộc Mã Lai.
D. Tầng lớp trí thức cấp tiến Mã Lai.
-
Câu 45:
Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nông dân Mã Lai vào đầu thế kỉ XX là do?
A. Đảng Cộng sản Mã Lai ra đời, lãnh đạo đấu tranh.
B. Số người chết đói ở Mã Lai ngày một tăng.
C. Ách thống trị, bóc lột nặng nề của thực dân Anh làm cho đời sống nông dân khó khăn, nợ nần chồng chất.
D. Hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra.
-
Câu 46:
Trong nửa đầu thập niên 30 thế kỉ XX, một sự kiện đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Campuchia chuyển sang một thời kì mới là?
A. Chính quyền xô viết được thành lập ở Nghệ- Tĩnh
B. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
D. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thành lập.
-
Câu 47:
Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi là do?
A. Phong trào mang tính tự phát, phân tán và chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.
B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào.
-
Câu 48:
Đảng Dân tộc đã nhanh chóng giành được uy tín chính trị và trở thành lực lượng dẫn dắt phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xia vì?
A. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia bị suy yếu, không thể hoạt động được.
B. Nó có chủ trương, đường lối đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể của In-đô-nê-xia.
C. Đa số đảng viên của Đảng Dân tộc là nhân dân lao động.
D. Được sự đồng tình và ủng hộ tích cực của những người cộng sản.
-
Câu 49:
Chủ trương đường lối đấu tranh của Đảng Dân tộc In-đô-nê-xia là?
A. Vận động nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
B. Giành độc lập bằng biện pháp hòa bình và bằng phong trào bất hợp tác.
C. Đòi thực dân Anh thi hành những cải cách chính trị, kinh tế.
D. Kết hợp hai xu hướng bạo lực và cải cách để giành chính quyền.
-
Câu 50:
Tháng 12 năm 1939 những người cộng sản đã kết hợp với Đảng In-đô-nê-xia thành lập tổ chức nào?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất In-đô-nê-xia.
B. Liên minh chính trị In-đô-nê-xia.
C. Liên minh dân tộc In-đô-nê-xia.
D. Mặt trận dân chủ In-đô-nê-xia.