Trắc nghiệm Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.
(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.
Phương án trả lời đúng là:
A. A. (1) và (4).
B. B. (1), (2) và (4).
C. C. (1), (2), (4) và (5).
D. D. (1), (2), (3), (4) và (5).
-
Câu 2:
Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
-
Câu 3:
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
-
Câu 4:
Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là
A. 0,01%.
B. 0,02%.
C. 0,04%.
D. 0,03%.
-
Câu 5:
Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
-
Câu 6:
Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt
A. cực đại.
B. cực tiểu.
C. mức trung bình
D. trên mức trung bình.
-
Câu 7:
Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
-
Câu 8:
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp
A. lớn hơn cường độ hô hấp.
B. cân bằng với cường độ hô hấp.
C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
-
Câu 9:
Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
B. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
-
Câu 10:
Năng suất sinh học là:
A. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
B. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C. Tổng hợp chất khô tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
D. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
-
Câu 11:
Biện pháp kĩ thuật để tăng diện tích lá:
A. Sử dụng kĩ thuật chăm sóc hợp lí đối với từng loài.
B. Tưới nhiều nước và bón nhiều nguyên tố vi lượng cho cây.
C. Bón nhiều phân bón giúp bộ lá phát triển.
D. Các biện pháp nông sinh như bón phân tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với loài và giống cây trồng.
-
Câu 12:
Biện pháp nào sau đây không đúng để tăng hệ số kinh tế cây trồng?
A. Tăng cường độ quang hợp bằng cách chiếu sáng cả ngày và đêm.
B. Bón phân, tưới nước hợp lí.
C. Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, quả, củ..) với tỉ lệ cao.
D. Đối với cây nông nghiệp lấy hạt, củ, quả, bón đủ phân kali giúp tăng sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt, củ, quả.
-
Câu 13:
Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp:
A. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau.
B. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin.
C. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
D. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat.
-
Câu 14:
Nồng độ CO2 trong không khí là bao nhiêu để thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp?
A. 0,03%.
B. 0,01%.
C. 0,02%.
D. 0,04%.
-
Câu 15:
Quang hợp quyết định năng suất thực vật vì
A. 90-95% tổng sản lượng chất hữu cơ trong cây là sản phẩm của quang hợp.
B. Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp chọn giống và bón phân.
C. Tuyển chọn và tạo mới các giống.
D. Tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng.
-
Câu 16:
Các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
B. Bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp với loài, giống cây trồng có cường độ quang hợp cao.
C. Đầu tư thời gian- kinh phí để chăm sóc.
D. Bón phân, tưới nước hợp lí.
-
Câu 17:
Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không làm tăng cường độ quang hợp?
A. Chăm sóc hợp lí.
B. Cung cấp nước hợp lí.
C. Trồng cây với mật độ dày.
D. Bón phân hợp lí.
-
Câu 18:
Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng?
A. Tăng diện tích lá làm cây sản sinh ra một số enzim xúc tác làm tăng cường độ quang hợp của cây, do vậy tăng năng suất cây trồng.
B. Ở một số loài cây, lá là cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người.
C. Diện tích lá được tăng lên sẽ sinh ra hoocmôn kích thích cây sinh trưởng làm tăng năng suất cây trồng.
D. Tăng diện tích lá làm tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng.
-
Câu 19:
Năng suất kinh tế của cây trồng là:
A. toàn bộ sản phẩm sinh học được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây trồng.
B. một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá,..) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loại cây.
C. năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá..) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người.
D. tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
-
Câu 20:
Năng suất sinh học khác năng suất kinh tế ở chỗ:
I. Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
II. Năng suất kinh tế chỉ là 1 phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế hạt, quả, lá... tùy vào mục đích đối với từng cây trồng.
III. Năng suất kinh tế là năng suất của cây trồng có giá trị kinh tế đối với con người.
IV. Năng suất sinh học là lượng chất khô của cây trồng trên 1ha trong một đợt thu hoạch.A. I, III.
B. III, IV.
C. II, IV.
D. I, II.
-
Câu 21:
Điểm bão hòa CO2 là thời điểm
A. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
B. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp bằng không.
C. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp cao nhất.
D. nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
-
Câu 22:
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào
A. Cấu trúc của lá cây (đặt trưng sinh thái của cây).
B. Cấu trúc của lá cây và CO2.
C. Nồng độ CO2 (theo tỉ lệ thuận).
D. H2O, CO2.
-
Câu 23:
Điểm bão hòa ánh sáng là:
A. cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
B. cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực tiểu.
C. cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.
D. cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp được cực đại.
-
Câu 24:
Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 không thuận lợi cho quang hợp.
-
Câu 25:
Quang hợp ở cây xanh phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
A. Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp giống nhau ở các loài cây khác nhau.
B. Nhiệt độ cực tiểu làm ngưng quang hợp ở những loài cây giống nhau thì khác nhau.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.
D. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng cực, núi cao, ôn đới.
-
Câu 26:
Thực vật ở sa mạc khó tiến hành quang hợp vào ban ngày vì
A. CO2 tạo nên trong lá đã hạn chế quá trình cố định cacbon.
B. khí khổng đóng không cho CO2 lọt vào lá và O2 từ lá ra môi trường.
C. ánh sáng quá mạnh làm giảm khả năng hấp thụ của hệ sắc tố quang hợp.
D. hiệu ứng nhà kính bị gia tăng trong môi trường sa mạc.
-
Câu 27:
Điểm bù CO2 là thời điểm:
A. Nồng đội CO2 tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C. Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp
D. Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau
-
Câu 28:
Điểm bù CO2 đối với quang hợp là:
A. Nồng độ tối đa của CO2 có trong khoảng gian bào.
B. Nồng độ CO2 lại đó cây bắt đầu ngừng quang hợp.
C. Nồng độ tối thiểu của CO2 trong khoảng gian bào, để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
D. Nồng độ tối thiểu của CO2 có trong khoảng gian bào để cây có thể bắt đầu quang hợp.
-
Câu 29:
Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. Tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. Tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C. Tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D. Tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
-
Câu 30:
Điểm bão hòa CO2 là thời điểm
A. Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu
B. Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất
C. Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất
D. Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp dạt mức trung bình
-
Câu 31:
Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. Tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu
B. Tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất
C. Tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất
D. Tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình
-
Câu 32:
Trong tự nhiên, nồng độ CO2 không khí là
A. 0,008%.
B. 0,04%.
C. 0,03%.
D. 0,4%.
-
Câu 33:
Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là
A. 0,01%
B. 0,02%
C. 0,04%
D. 0,03%
-
Câu 34:
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?
(1) Ánh sáng nhân tạo không thể điều chỉnh cường độ để năng suất quang hợp đạt tối đa.
(2) Dùng ánh sáng nhân tạo có thể trồng các cây rau củ cung cấp vào mùa đông.
(3) Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.
(4) Nhà trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể áp dụng sản xuất rau sạch, nhân giống cây bằng phương pháp sinh dưỡng như nuôi cấy mô, tạo cành giâm trước khi đưa ra trồng ở ngoài thực địa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?
(1) Ánh sáng nhân tạo có thể điều chỉnh cường độ để năng suất quang hợp đạt tối đa.
(2) Dùng ánh sáng nhân tạo có thể trồng các cây rau củ cung cấp vào mùa đông.
(3) Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.
(4) Nhà trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể áp dụng sản xuất rau sạch, nhân giống cây bằng phương pháp sinh dưỡng như nuôi cấy mô, tạo cành giâm trước khi đưa ra trồng ở ngoài thực địa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Mối liên quan giữa quang hợp với dinh dưỡng khoáng được biểu hiện ở:
1. Khoáng là thành phần của bộ máy quang hợp và là thành phần của sản phẩm quang hợp.
2. Khoáng ảnh hưởng tới bộ keo nguyên sinh, tính thấm của tế bào.
3. Khoáng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ enzim, đến kích thước của bộ máy quang hợp.
4. Khoáng ảnh hưởng đến thời gian sống của cơ quan đồng hóa.
A. 1,2,4
B. 1,2,3,4.
C. 1,2,3
D. 1,3,4
-
Câu 37:
Phát biểu không đúng về ảnh hưởng của các nguyên tố khoáng đối với quang hợp?
A. N, P, S tham gia cấu thành enzim quang hợp
B. Cl tham gia vào phản ứng pha tối.
C. K tham gia điều tiết đóng mở khí khổng của lá.
D. Mg, N tham gia cấu thành diệp lục
-
Câu 38:
Cường độ quang hợp của thực vật có thể giảm mạnh vào giữa trưa là vì?
A. Cường độ ánh sáng quá mạnh.
B. Các tia sáng có bước sóng ngắn tắng lên.
C. Nhiệt độ cao.
D. Cả 3 ý trên.
-
Câu 39:
Cường độ quang hợp của thực vật có thể giảm mạnh vào khi nào?
A. Buổi sáng.
B. Buổi sáng và buổi chiều
C. Buổi chiều
D. Giữa trưa.
-
Câu 40:
Cho đồ thị và mối liên quan giữa quang hợp và nhiệt độ. Dựa vào sơ đồ cho biết kết luận nào sau đây đúng?
1. Cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ.
2. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hơp giảm và giảm dần đến 0.
3. Cường độ quang hợp ít bị chi phối bởi nhiệt độ mà phụ thuộc nhiều vào nồng độ CO2 và cường độ ánh sáng.
4. Khi nhiệt độ tăng lên thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 – 35oC rồi sau đó giảm dần đến 0.
A. 3, 4
B. 1, 4
C. 1, 2, 4
D. 1, 3, 4
-
Câu 41:
Quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ theo chiều hướng
A. khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh trong giới hạn sinh thái.
B. khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm.
C. đạt cực đại ở 20oC rồi sau đó giảm mạnh đến 0.
D. khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp giảm, sau đó lại tăng cực đại.
-
Câu 42:
Phát biểu không đúng về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quang hợp?
A. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở vùng cực, núi cao và ôn đới là -150C
B. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở vùng á nhiệt đới là 0 - 20C.
C. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở vùng nhiệt đới là 4 - 80C.
D. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp ở thực vật là 40 – 500C
-
Câu 43:
Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nước đối với quang hợp là không đúng?
A. Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển sản phẩm quang hợp
B. Điều hòa nhiệt độ của lá qua quá trình thoát hơi nước
C. Nguồn cung cấp oxi và hidro cho việc tổng hợp các chất hữu cơ
D. Nước ảnh hưởng đên tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá
-
Câu 44:
Mối liên quan giữa nước với quang hợp được biểu hiện ở:
1. Thoát hơi nước ảnh hưởng tới sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.
2. Nước ảnh hưởng tới tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa.
3. Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá.
4. Nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hydrat hóa của chất nguyên sinh nên ảnh hưởng hoạt động các enzim quang hợp.
5. Nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp cho quá trình quang hợp
6. Thoát hơi nước điều nhiệt cho lá; do vậy đã ảnh hưởng đến quang hợp.
A. 1,2,3,5,6.
B. 2,4,5,6
C. 1,3,4,5,6
D. 1,2,3,4,5,6
-
Câu 45:
Phát biểu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của nước đến quang hợp?
A. Nước là nguồn nguyên liệu cho pha tối của quang hợp
B. Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
C. Cây thiếu nước 40 – 60%, quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ
D. Nước là môi trường cho các phản ứng trong pha sáng và pha tối.
-
Câu 46:
Điểm khác nhau giữa cây ưa sáng so với cây ưa bóng là cây ưa sáng có
(1) Số lượng và kích thước lục lạp lớn hơn.
(2) Có hàm lượng diệp lục b cao hơn.
(3) Có điểm bù ánh sáng thấp hơn.
(4) Bề mặt lá phủ lớp cutin dày.
(5) Lá cây có phiến dày, lá xếp nghiêng so với mặt đất.
Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm đúng?
A. 1, 2, 5.
B. 4, 5.
C. 1, 3, 4.
D. 3, 5.
-
Câu 47:
Điểm khác nhau giữa cây ưa bóng so với cây ưa sáng là
(1) Số lượng và kích thước lục lạp lớn hơn.
(2) Có hàm lượng diệp lục b cao hơn.
(3) Có điểm bù ánh sáng thấp hơn.
(4) Bề mặt lá phủ lớp cutin dày.
(5) Lá cây có phiến dày, lá xếp nghiêng so với mặt đất.
Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm đúng?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 48:
Cùng một cường độ chiếu sáng thì quang phổ ánh sáng nào sau đây có hiệu quả đối với quang hợp?
A. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ
B. Ánh sáng đơn sắc màu da cam
C. Ánh sáng đơn sắc màu vàng
D. Ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
-
Câu 49:
Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì:
A. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
-
Câu 50:
Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp
A. Kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
B. Bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. Lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
D. Nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.