Trắc nghiệm Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Yếu tố nào không phải là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quang hợp?
A. Kích thước
B. Tuổi
C. Số lượng
D. Nước
-
Câu 2:
Ánh sáng chiếu nhiều về một phía của cây, đề thích nghi cây thường có đặc điểm:
A. Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng.
B. Cây có tính hướng sáng, thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng.
C. Cây có tính hướng sáng, thân cao thẳng, lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở hai mặt lá.
D. B và C đúng
-
Câu 3:
Ánh sáng yếu, ở dưới bóng cây khác, cây ưa bóng có đặc điểm
A. Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng. Lá cây nhỏ, màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất.
B. Thân nhỏ. Lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển. Các lá xếp xen kẽ nhau và nẳm ngang so với mặt đất.
C. Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng.
D. Lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở hai mặt lá.
-
Câu 4:
Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc cây ưa sáng sẽ có đặc điểm:
A. Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng. Lá cậy nhỏ, màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất.
B. Cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng yếu.
C. Thân nhỏ. Lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển. Các lá xếp xen kẽ nhau và nẳm ngang so với mặt đất.
D. B và C đúng
-
Câu 5:
Khi CO2 giảm mạnh sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quá trình quang hợp?
A. Năng suất quang hợp tăng.
B. Không có ảnh hưởng gì.
C. Quá trình quang hợp không thể diễn ra.
D. Năng suất quang hợp giảm.
-
Câu 6:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì tia xanh lục thường có năng suất quang hợp cao hơn tia xanh tím.
II. Cùng một nhiệt độ như nhau thì các loài cây sống trong cùng một môi trường sẽ có cường độ quang hợp như nhau.
III. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.
IV. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài khác nhau là khác nhau.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 7:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quang hợp của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì tia xanh lục thường có năng suất quang hợp thấp hơn tia xanh tím.
B. Cùng một nhiệt độ như nhau thì các loài cây sống trong cùng một môi trường sẽ có cường độ quang hợp như nhau.
C. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối của quang hợp.
D. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài khác nhau là như nhau.
-
Câu 8:
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loại tia sáng đều tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
B. Cùng một cường độ ánh sáng giống nhau thì tất cả các tia sáng đều có tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
C. Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bảo hòa thì cường độ quang hợp sẽ tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
D. Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp protein và axit amin.
-
Câu 9:
Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào?
A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
-
Câu 10:
Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học của thực vật là do yếu tố nào điều khiển?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Chất tiết từ mô hoặc một số cơ quan.
D. Độ ẩm.
-
Câu 11:
Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây mạnh.
B. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu.
C. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây diễn ra bình thường.
D. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây không xảy ra.
-
Câu 12:
Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?
A. Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới.
B. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
C. Cây mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu.
D. Cả A và B
-
Câu 13:
Điều nào sau đây là mục tiêu quan trọng của vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả?
A. Giữ được dạng sống tiềm ẩn, để có thể làm giống, trồng lại sau này.
B. Giữ được đến mức tối đa về mặt số lượng và chất lượng của đối tượng được bảo quản, trong suốt quá trình bảo quản.
C. Làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản.
D. Bảo quản được càng lâu càng tốt.
-
Câu 14:
Cây để bên cửa sổ, sau một thời gian sẽ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, cành phía dưới rụng sớm.
B. Mọc vươn về phía ánh sáng bên ngoài cửa sổ.
C. Thân thấp, nhiều cành, tán lá phát triển rộng.
D. Phiến lá to, mỏng, màu sắc xanh đậm.
-
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
I. Nhiệt độ là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng.
II. Khí khổng đóng khi cấy thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
III. Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 giảm, độ chua của tế bào tăng, tinh bột bị biến đổi thành đường, nồng độ dịch bào tăng, tế bào hạt đậu hút và trương nước, khí khổng mở.
IV. Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở cây khí sinh.
V. Đóng thủy chủ động là hiện tượng khí khổng đóng lại vào ban đêm, khi ngừng quang hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 0
-
Câu 16:
Ánh sáng là một tác nhân kích thích mở khí khổng, nhưng tại sao ở những vùng nắng nóng lại có một số loài mở khí khổng vào ban đêm khi không có ánh sáng mặt trời?
A. Giúp giữ nước cho cây và lấy khí O2 cho quá trình quang hợp
B. Giúp giữ nước cho cây và lấy được khí CO2 cho quá trình quang hợp
C. Giúp tăng cường thoát hơi nước cho cây và hấp thụ nhiệt cho cây
D. Giúp giữ nước cho cây và hấp thụ nhiệt cho cây
-
Câu 17:
Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.
(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.
Phương án trả lời đúng là:A. (1) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (1), (2), (3), (4) và (5).
-
Câu 18:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
-
Câu 19:
Cho các phát biểu sau về mối quan hệ giữa nước và quang hợp
I. Thoát hơi nước ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.
II. Nước ảnh hưởng tới sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.
III. Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá.
IV. Nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hydrat hóa của chất nguyên sinh nên ảnh hưởng đến hoạt động các enzim quang hợp.
Số phương án đúng là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 20:
Mối liên quan giữa nước với quang hợp được biểu hiện:
1. Thoát hơi nước ảnh hưởng tới sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.
2. Nước ảnh hưởng tới tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa.
3. Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá.
4. Nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hydrat hóa của chất nguyên sinh nên ảnh hưởng hoạt động các enzim quang hợp.
5. Nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp cho quá trình quang hợp
6. Thoát hơi nước điều nhiệt cho lá; do vậy đã ảnh hưởng đến quang hợp.
A. 1, 2, 3,5, 6
B. 2, 4, 5, 6
C. 1, 3, 4, 5, 6
D. 1, 2, 3, 4, 5, 6
-
Câu 21:
Mối quan hệ giữa nước với quang hợp được biểu hiện ở:
(1) Thoát hơi nước ảnh hưởng tới sự đóng mở của khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.
(2) Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá.
(3) Nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của lá.
Phương án đúng là:
A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3)
-
Câu 22:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
-
Câu 23:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
II. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
III. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
IV. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 24:
Số mệnh đề sai trong các mệnh đề sau
1. Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của các enzim tham gia vào qua trình quang hợp nó riêng
2. Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng, qua đó ảnh hưởng nồng độ CO2 hấp thụ
3. Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quá trình quang hợp với việc cung cấp H+ và electron cho phản ứng sáng
4. Nồng độ CO2 trong môi trường không làm thay đổi cường độ quang hợp của cây xanh
5. Các nhân tố môi trường tác động lên quang hợp riêng rẽ không có mối liên kết với nhauA. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 25:
Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Nồng độ CO2 trong môi trường sống ảnh hưởng đến cường độ của quang hợp.
II. Ánh sáng là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình quang hợp của cây xanh.
III. Cường độ hay thành phần quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp.
IV. Diệp lục hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đến carotenoit và tại đây được chuyển hóa thành ATP, NADPH.
V. Cả diệp lục và carôtenôit đều có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các liên kết hóa học.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 26:
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quang hợp xảy ra khi bộ máy quang hợp hấp thu ánh sáng tại miền xanh tím và ánh sáng đỏ.
B. Khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.
C. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein.
D. Các cây dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn.
-
Câu 27:
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến cường độ quang hợp, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím
II. Các tia sáng xanh lục thực vật không hấp thụ nên không có ý nghĩa đối với quang hợp
III. Các tia sáng xanh tím tổng hợp các acid amin, protein.
IV. Các tia sáng đỏ tổng hợp cacbohidratA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp:
A. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat.
B. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin.
C. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
D. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau.
-
Câu 29:
Nhiều loài cây trên cạn thường có mật độ khí khổng ở mặt trên lá ít hơn so với mặt dưới. Vì sao?
A. Mặt trên của lá thường có lớp cutin dày, khó thoát hơi nước.
B. Mặt dưới có lớp cutin dày, nên cây cần khí khổng nhiều để thoát nước.
C. Mặt trên cần nhận ánh sáng và dễ mất hơi nước hơn mặt dưới.
D. Mặt dưới của lá dễ thoát hơi nước hơn mặt trên.
-
Câu 30:
Khi làm thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta thu được kết quả như ở hình dưới đây:
Kết luận đúng về cây ở chậu a, b, c lần lượt là:A. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ mọi phía
B. cây mọc trong tối hoàn toàn ; cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía
C. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng ít hơn 10 giờ mỗi ngày ; cây được chiếu sáng từ mọi phía
D. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn
-
Câu 31:
Một cây ngày dài có độ dài đêm tới hạn là 9 giờ sẽ ra hoa, nghĩa là thời gian ≤ 9 giờ sẽ ra hoa. Hỏi có bao nhiêu chu kỳ dưới đây sẽ làm cho cây này không ra hoa:
1. 16 h sáng / 8 h tối
2. 14 h sáng / 10 h tối
3. 15, 5 h sáng / 8, 5 h tối
4. 4 h sáng / 8 h tối / 4 h sáng / 8 h tối
5. 8 h sáng / 8 h tối / bật sáng ban đêm / 8 h tốiA. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 32:
Một cây ngày dài có độ dài đêm tới hạn là 9 giờ sẽ ra hoa . Hỏi chu kỳ nào dưới đây sẽ làm cho cây này không ra hoa:
A. 16 h sáng / 8 h tối
B. 14 h sáng / 10 h tối
C. 15, 5 h sáng / 8, 5 h tối
D. 4 h sáng / 8 h tối / 4 h sáng / 8 h tối
-
Câu 33:
Độ dài đêm tới hạn của một cây ngày dài X là 10 giờ. Phát biểu nào sau đây đúng về hiện tượng trên?
A. Cây X sẽ ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày đạt 14 giờ.
B. Cây X sẽ ra hoa khi thời gian che tối trong ngày đạt 10 giờ.
C. Cây X sẽ ra hoa khi thời gian che tối liên tục trong ngày đạt bằng hoặc ít hơn 10 giờ.
D. Cây X sẽ ra hoa khi thời gian che tối liên tục trong ngày đạt bằng hoặc lớn hơn 10 giờ.
-
Câu 34:
Chọn số đáp án đúng
Phytocrom 730 ức chế sự ra hoa của:
1. cả cây ngày dài và cây ngày ngắn
2. cây cần ra hoa sớm
3. cây ngày ngắn
4. cây ngày dài
5. cây trung tínhA. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 35:
Khi nói về sự ra hoa của cây ngày ngắn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ra hoa vào mùa đông.
B. Ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn 12 giờ.
C. Ra hoa khi sống ở vùng xích đạo.
D. Ra hoa khi độ dài đêm dài hơn độ dài đêm tới hạn.
-
Câu 36:
Chọn số đáp án đúng
Khi ta gọi một cây là cây ngày ngắn (đêm dài) thì có nghĩa là:
1. Thường ra hoa vào mùa đông
2. Nó ra hoa khi ngày ngắn hơn 10 giờ
3. Cây ra hoa khi thời gian tối thực tế ngắn hơn thời gian tối tới hạn mà cây yêu cầu để ra hoa.
4. Nó ra hoa khi đêm dài hơn 14 giờ
5. Các ý trên đều đúngA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 37:
Chọn số đáp án đúng
Một cây ngày ngắn chưa ra hoa sinh trưởng trong điều kiện đêm ngắn ngày dài, thời gian chiếu sáng bị ngắt quãng giữa chừng bằng một thời gian tối, cây sẽ:
1. héo
2. ra hoa
3. không ra hoa
4. chết
5. cây không bị ảnh hưởng gì
6. cây có thể héo, chết và ra hoa bị hỏng
7. cây có thể giảm năng suấtA. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Ở điều kiện chiếu sáng 16 giờ mỗi ngày, lúa mì và đậu Hà Lan ra hoa còn cúc không ra hoa. Nếu chiếu sáng 9 giờ mỗi ngày thì cúc và đậu Hà Lan ra hoa, còn lúa mì không ra hoa? Có thể kết luận:
A. lúa mì là cây ngày ài, đậu Hà Lan và cúc là cây ngắn ngày.
B. lúa mì và đậu Hà Lan là cây ngày dài, còn cúc là cây ngắn ngày.
C. lúa mì là cây ngày dài, đậu Hà Lan là cây ngắn ngày, cúc là cây trung tính.
D. lúa mì là cây ngày dài, đậu Hà Lan là cây trung tính, cúc là cây ngắn ngày.
-
Câu 39:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
-
Câu 40:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp câu nào sau đây là không đúng?
A. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần.
B. Từ điểm bão hòa CO2 trở đi, nồng độ CO2 tăng dần thì cường độ quang hợp giảm dần.
C. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần.
D. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 35 – 450C rồi sau đó giảm mạnh.
-
Câu 41:
Để tăng cường độ quang hợp của cây người ta thường áp dụng cách nào
A. Tưới nước, bón phân hợp lý.
B. Giảm nồng độ khí CO2.
C. Lai thực vật C3 với thực vật C4.
D. Tăng nồng độ O2 cho cây C3.
-
Câu 42:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng lên thực vật?
A. Ánh sáng xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin.
B. Ánh sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cabonhiđrat.
C. Thực vật thụ rất mạnh ánh sáng xanh lục và ánh sáng đỏ.
D. Cường độ và quanh phổ ánh sáng quy định sự phân bố của thực vật.
-
Câu 43:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp
B. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
C. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối
D. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước
-
Câu 44:
Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng mở chủ động?
A. Nhiệt độ môi trường tăng.
B. Lượng nước cây hút được nhiều.
C. Ánh sáng tác động vào lá.
D. Cường độ hô hấp của lá.
-
Câu 45:
Khi đứng dưới bóng cây, ta sẽ có cảm giác mát hơn khi đứng dưới mái tôn trong những ngày nắng nóng, vì :
(1) lá cây tán sắc bớt ánh nắng mặt trời, tạo bóng râm
(2) lá cây thoát hơi nước
(3) cây hấp thu hết nhiệt do mặt trời chiếu xuống
Các nhận định đúng là
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (2)
D. (2) và (3)
-
Câu 46:
Những nhân tố nào dưới đấy chi phối sự ra hoa ở thực vật?
1. Tuổi cây và nhiệt độ
2. Quang chu kì và phitôcrôm
3. Hooc môn ra hoa (Florigen)
4. Thời tiết (nắng, mưa, gió...).
Phương án đúng là
A. 1,2,3
B. 2,3,4
C. 1,3,4
D. 1,2,3,4
-
Câu 47:
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến cường độ quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin và protein.
B. Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng xanh tím sau đó là miền ánh sáng đỏ.
C. Các tia sáng đỏ xúc tiền quá trình hình thành cacbohidrat.
D. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tìm và miền ánh sáng đỏ.
-
Câu 48:
Ở thực vật, điểm bù ánh sáng là:
A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
-
Câu 49:
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp
A. lớn hơn cường độ hô hấp.
B. cân bằng với cường độ hô hấp.
C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
-
Câu 50:
Khi nhiệt độ cao và lượng ôxi hoà tan cao hơn lượng CO2 trong lục lạp, sự tăng trưởng không giảm ở cây
A. lúa mì.
B. dưa hấu.
C. hướng dương.
D. mía.