320 câu trắc nghiệm Luật hình sự
Với hơn 320 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hình sự (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự ở đoạn phạm tội chưa đạt trong trường hợp nào sau đây?
A. Người phạm tội đã thực hiện hành vi
B. Người phạm tội chưa gây ra hậu quả
C. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 2:
Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện thì phạm tội chưa đạt được chia thành những loại nào sau đây?
A. Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
B. Chưa đạt đã kết thúc
C. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành
D. Chỉ có a, b đúng
-
Câu 3:
Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Hình phạt nào là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính:
A. Trục xuất
B. Phạt tiền và trục xuất
C. Quản chế
D. Phạt tiền
-
Câu 5:
Tội phạm hoàn thành là trường hợp nào sau đây?
A. Hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm
B. Chỉ khi nào người phạm tội đạt được mục đích
C. Hành vi phạm tội đã kết thúc
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 6:
Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng khác nhau ở chổ hình phạt tù cụ thể Đ8 là đưới 3 năm và trên 3 năm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Có mấy biện pháp xử lý hành chính khác?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 8:
Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Tình tiết hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp 1 người tất cả đều đồng phạm hiếp dâm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Mọi trường hợp khám người phải có quyết định bằng văn bản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Hành vi tấn công – cơ sở của phòng vệ chính đáng luôn là một tội phạm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Những dấu hiệu về mặt chủ quan nào sau đây bắt buộc phải có trong tất cả các vụ đồng phạm?
A. Cùng động cơ
B. Cùng mục đích
C. Lỗi cố ý hoặc vô ý
D. Lỗi cố ý
-
Câu 13:
Phòng vệ quá muộn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm:
A. Bị phát hiện
B. Được thực hiện
C. Hoàn thành
D. Kết thúc
-
Câu 15:
Để khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả phải dựa vào những căn cứ nào sau đây?
A. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian
B. Hành vi nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh HQ
C. Hành vi nguy hiểm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh HQ nguy hiểm cho xã hội
D. Cả a, b, c, đúng
-
Câu 16:
Nội dung hòa giải tại cộng đồng được quy định như thế nào?
A. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự
B. Cơ quan điều tra tại xã, công an khu vực phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn hình phạt
C. Cơ quan điều tra cấp huyện, công an xã, phường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị bồi thường thiệt hại
D. Gia đình người phạm tội và gia đình người bị hại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị xin lỗi
-
Câu 17:
Bộ luật hình sự không có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?
A. Công dân Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ lãnh thổ Việt Nam
B. Người nước ngoài được hưởng quyền miễm trừ tư pháp phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 18:
Người từ 14 tuổi đến 16 tuổi khi vi phạm hành chính hinh thức phạt được áp dụng với họ là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Cấu thành tội phạm là gì?
A. Là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự
B. Là các tội phạm cụ thể được quy định trong bộ luật Hình sự
C. Là dấu hiệu xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 20:
Hậu quả của tội phạm có ý nghĩa nào sau đây trong việc xác định tội phạm và hình phạt?
A. Là căn cứ xác định cấu thành tội phạm tăng nặng, giảm nhẹ
B. Là căn cứ xác định tội phạm
C. Là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi mà mức độ nguy hiểm cho xã hội
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 21:
Ông Nguyễn Văn Đ là đại biểu Hội đồng nhân dân phường, vì nghi ngờ cháu P đổ sơn vào cửa nhà mình, ông Đ đã bắt giữ cháu P và tra khảo nhằm buộc cháu phải nhận là đã đổ sơn vào nhà ông. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi của ông Đ đã có dấu hiệu của tội gì?
A. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật.
B. Tội vi phạm quy định về giam giữ.
C. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
D. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
-
Câu 22:
Người bào chữa là những ai?
A. Luật sư; Người bị buộc tội ủy quyền bào chữa cho người khác; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý
B. Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý
C. Luật gia; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý
D. Luật sư; Cha, mẹ của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý
-
Câu 23:
Thực hiện nhiều tội phạm là phạm nhiều tội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Người chuẩn bị phạm tội phản bội tổ quốc có bị phạt tù không?
A. Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 1 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
B. Người Việt Nam nào hoạt động tuyên truyền hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 2 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
C. Người nước ngoài hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 3 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
D. Người nào hoạt động khủng bố hoặc tham gia tổ chức tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 4 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
-
Câu 25:
Phó Thủ tướng chính phủ luôn là đại biểu Quốc Hội?
A. Đúng
B. Sai