278 câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ
tracnghiem.net chia sẻ 250+ câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học, phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học, sử dụng ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Đông Nam Á cùng loại hình với tiếng Việt,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Từ gồm 2 hoặc hơn 2 căn tố kết hợp với nhau, có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố là định nghĩa của:
A. Từ đơn
B. Từ ghép
C. Từ láy
D. Từ phái sinh.
-
Câu 2:
Lỗ hổng niềm tin, bát cơm của người lao động, cái rốn của vũ trụ, cái gai trong mắt là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ trừu tượng đến cụ thể
B. ẩn dụ cụ thể đến trừu tượng
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức
-
Câu 3:
Nguyên âm hàng sau là:
A. /o/, /u/
B. /u/, /i/
C. /i/, /e/
D. /e/, /o/
-
Câu 4:
[u], [o] là những nguyên âm gì?
A. Hàng trước, không tròn môi
B. Hàng sau, tròn môi
C. Hàng sau không tròn môi
D. Hàng trước, tròn môi.
-
Câu 5:
Nguyên âm [ơ], [u] là:
A. Hàng sau
B. Hàng trước
C. Hàng giữa
D. Hàng dưới.
-
Câu 6:
Hình thái học nghiên cứu về:
A. Quy tắc phản ánh kết hợp từ
B. Mối quan hệ giữa từ và câu
C. Mối quan hệ giữa câu và đoạn
D. Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
-
Câu 7:
Nguyên âm hàng trước, nguyên âm hàng giữa, nguyên âm hàng sau là tiêu chí của:
A. Chuyển động của lưỡi
B. Hình dạng đôi môi
C. Độ mở của miệng
D. Trường độ của âm.
-
Câu 8:
Nghiên cứu mặt ngữ nghĩa của từ, tức là mặt nội dung của ngôn ngữ là định nghĩa của?
A. Từ điển học
B. Ngữ nghĩa học
C. Danh học
D. Từ vựng học
-
Câu 9:
Chị líu lo suốt cả ngày, bão gào rú, gió quật từng cơn, người đàn ông gầm gừ, thì líu lo, gào rú, quật, gầm gừ là là hình thức ẩn dụ gì?
A. chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên
B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người
C. chuyển từ người sang vật
D. chuyển từ vật sang người.
-
Câu 10:
Chọn nguyên âm của [e], [o] là:
A. Hơi hẹp
B. Hẹp
C. Rộng.
D. Hơi rộng
-
Câu 11:
Âm được khuếch đại nhờ:
A. Khoang miệng, khoang mũi
B. Khoang miệng, khoang yết hầu
C. Khoang miệng, khoang mũi, khoang thanh hầu
D. Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu.
-
Câu 12:
Lớp có một vài gương mặt nổi trội, nó là tay chân của bọn chỉ điểm, nó có chân trong cán bộ lớp thì gương mặt, tay chân, chân là hình thức hoán dụ gì?
A. Lấy bộ phận chỉ toàn thể
B. Lấy toàn thể chỉ bộ phận
C. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống, làm việc ở đó
D. Lấy trang phục quần áo thay cho con người.
-
Câu 13:
Tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm khác trong một số ngôn ngữ dùng để chỉ:
A. Cường độ
B. Trường độ
C. Cường độ
D. Âm sắc
-
Câu 14:
Trong tiếng Việt, hai đơn vị "hớt" và "hất" phân biệt nhau nhờ?
A. Cao độ
B. Cường độ
C. Trường độ
D. Âm sắc.
-
Câu 15:
Quan điểm “ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội” là của ai?
A. Angel
B. Các Mac
C. Rút xô
D. Adam Xmit.
-
Câu 16:
Hình thức của từ biến đổi khi tạo thành câu là đặc trưng của?
A. Ngôn ngữ đơn lập
B. Ngôn ngữ hòa kết
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ tổng hợp
-
Câu 17:
Có một phương pháp dùng để so sánh các ngôn ngữ khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ căn cứ trên diện đồng đại hoặc trên nhiều phương diện, bộ phận của các ngôn ngữ là phương pháp gì?
A. Phương pháp đối chiếu
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp.
-
Câu 18:
Ngữ âm học nghiên cứu về điều gì?
A. Quy luật tổ chức, kết hợp âm
B. Chữ viết
C. Hình vị, âm vị, âm tố
D. Sắc thái ngôn ngữ.
-
Câu 19:
Trong tiếng Anh, khi ta đêm phụ tố (work-er, act -or, assist-ant, reception-ist) là đặc điểm gì?
A. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố
B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố.
-
Câu 20:
Sự hướng dẫn sinh viên làm khóa luận của giáo sư A là:
A. Tính ngữ
B. Danh ngữ
C. Thành ngữ
D. Trạng ngữ.
-
Câu 21:
Từ bàn chỉ có giá trị trong tiếng Việt, nó phải nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt để chỉ điều gì?
A. Cấu trúc ngôn ngữ
B. Hệ thống ngôn ngữ
C. Ngôn ngữ là hệ thống
D. Tín hiệu
-
Câu 22:
Các trường hợp nào dưới đây chứa 3 hình vị?
A. Bookself
B. Bookstore
C. Bookseller
D. Teacher.
-
Câu 23:
Nghĩa sở biểu là:
A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ với ý
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.
-
Câu 24:
Dựa trên dấu hiệu những dấu hiệu của cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ phân loại chúng, sắp xếp chúng vào một loại hình nhất định là phương pháp so sánh gì?
A. Phương pháp so sánh loại hình
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp
-
Câu 25:
Nhận diện nghĩa ngữ pháp nhờ hệ thống hữu hạn của các phụ tố.
A. đơn lập
B. chắp dính
C. hòa kết
D. lập khuôn