1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Loại corticoid dùng theo đường hít được xem là tốt nhất hiện nay là:4.6b
A. Budesonide
B. Triamcinolone
C. Flunisolide
D. Fluticasone
-
Câu 2:
Phương cách phù hợp nhất để hạn chế sự phát triển của loài ve acariens trong điều kiện của chúng ta là:
A. Phòng ngủ của trẻ càng ít đồ đạc càng tốt
B. Gắn máy điều hoà
C. Gắn máy hút ẩm
D. Phun thuốc diệt acariens
-
Câu 3:
Test da (prick test) là test nhằm:
A. Phát hiện dị ứng nguyên gây hen
B. Phát hiện cơ địa dị ứng
C. Đánh giá mức độ dị ứng
D. Phát hiện dị ứng nguyên gây mẫn cảm trên bệnh nhi
-
Câu 4:
Trong điều kiện nước ta, để hạn chế nấm mốc biện pháp tốt nhất là:
A. Sử dụng thuốc phun diệt nấm
B. Sử dụng máy hút ẩm
C. Sử dụng máy điều hòa
D. Giữ nhà cửa thông thoáng khô ráo
-
Câu 5:
Trong chế độ điều trị duy trì trong hen mãn (kéo dài) theo bậc cấp đối với loại hen kéo dài nặng (cấp 4), các thuốc được sử dụng gồm:
A. Thuốc ức chế phóng hạt
B. Corticoide hít liều cao
C. Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài
D. Câu B và C đúng
-
Câu 6:
Trong điều trị hen, thuốc chủ yếu giúp kiểm soát hen về lâu về dài và duy trì được chức năng phổi bình thường là:
A. Kháng histamin đặc hiệu H1 (Ketotifen)
B. Thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài
C. Corticoid hít dài ngày
D. Corticoid uống dài ngày
-
Câu 7:
Trong điều trị hen mãn theo bậc cấp, nếu không kiểm soát được triệu chứng sau mỗi đợt điều trị 1-6 tháng, trước khi quyết định lên bậc, cần xét lại:
A. Kỹ thuật dùng thuốc của bệnh nhân
B. Sự tuân thủ y lệnh
C. Sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh có tốt không
D. Câu A và B đúng
-
Câu 8:
Trong điều trị hen, fluticasone (Flixotide) là loại corticoid hít có những đặc điểm sau:
A. Có tác dụng kháng viêm mạnh nhất
B. Ít gây các tác dụng phụ tại chỗ
C. Đạt nồng độ hoạt tính trong huyết tương cao nhất
D. Có thể điều trị với liệu trình ngắn hơn
-
Câu 9:
Mục đích của điều trị hen gồm các điểm sau, ngoại trừ:
A. Chữa lành bệnh hen
B. Kiểm soát triệu chứng
C. Tránh phải nhập viện
D. Không bị rối loạn giấc ngủ
-
Câu 10:
Nội dung giáo dục bệnh nhi và gia đình bao gồm, ngoại trừ:
A. Bản chất, các yếu tố làm nặng và tiên lượng của bệnh hen
B. Cách tránh các yếu tố khởi động cơn hen
C. Cách điều trị các cơn hen nặng
D. Nhận biết và điều trị các đợt bột phát hen
-
Câu 11:
Để việc sử dụng thuốc khí dung với bình xịt định liều (MDI) có hiệu quả, cần ngậm chặt vòi bình xịt để hạn chế thuốc thất thoát thuốc.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Dạng thuốc hen dùng theo đường hít phù hợp cho trẻ em mọi lứa tuổi là dạng bột hít:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Thuốc giãn phế quản ở dạng bình xịt định liều bị chống chỉ định trong trường hợp hen cấp nặng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Một trong những tiêu chuẩn cơn hen cấp nhẹ là trẻ nói câu ngắn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Hen cấp nặng có độ bảo hòa oxy < 90%:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Dạng corticoide tiêm tĩnh mạch phù hợp nhất trong điều trị cơn hen cấp nặng là dexamethasone:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Hiện nay, theophylline được chỉ định trong trường hợp hen cấp nhẹ và vừa:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Tác dụng phụ quan trọng nhất của theophylline trong điều trị hen là làm giảm sút khả năng học tập nếu dùng dài ngày.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Vi rút sởi thuộc họ Paramyxovirus influenzae:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 20:
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi hiếm khi bị mắc bệnh sởi vì nguyên nhân nào sau đây:
A. Trẻ không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
B. Trẻ được miễn dịch nhờ sữa mẹ.
C. Trẻ có kháng thể lưu hành trong máu do mẹ truyền qua.
D. Trẻ có sự kích hoạt của các loại vac xin được tiêm trước đó.
-
Câu 21:
Trong cộng đồng, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mắc bệnh sởi nhất:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 22:
Chẩn đoán sởi ở giai đoạn trước phát ban, dựa vào dấu hiệu cơ bản nào sau đây:
A. Tình trạng viêm long đường hô hấp trên.
B. Sốt cao, ho và khám phổi có nhiều ran.
C. Phát hiện hạt Koplik.
D. Ho, sốt, xuất tiết ở mũi.
-
Câu 23:
Trong giai đoạn xâm nhập, trẻ bị sởi có các triệu chứng nào sau đây:
A. Ban xuất nhiều ở mặt và cổ.
B. Sốt cao, mắt mũi kèm nhèm và có nội ban.
C. Ho nhiều, phổi nhiều ran và khó thở.
D. Ban xung huyết xuất hiện toàn thân.
-
Câu 24:
Hình ảnh ban sởi thuộc dạng nào sau đây:
A. Ban xuất huyết dạng bản đồ.
B. Ban đỏ xung huyết toàn thân.
C. Ban chấm xuất huyết xen kẻ với ban hình sao.
D. Hồng ban dát sẩn, tập trung thành từng mảng.
-
Câu 25:
Hãy phân biệt trẻ nào sau đây biểu hiện ban dạng sởi:
A. Trẻ 12 tháng tuổi có ban đỏ toàn thân xuất hiện từ mặt đến chân.
B. Trẻ 2 tuổi sốt cao, có ban xuất huyết dạng bản đồ ở mặt, mông, tay chân.
C. Trẻ 9 tháng tuổi sốt cao, có ban xung huyết dát sẩn, xuất hiện lần lượt từ mặt đến tay chân.
D. Trẻ 7 tháng tuổi sốt cao, tiêu chảy, có ban xung huyết xuất hiện từ mặt đến bụng và tay chân.
-
Câu 26:
Hiệu giá kháng thể trong bệnh sởi tăng cao vào giai đoạn nào sau đây:
A. Giai đoạn ủ bệnh.
B. Giai đoạn xâm nhập.
C. Khi hạt Koplik xuất hiện.
D. Sau khi ban xuất hiện 2 – 3 ngày.
-
Câu 27:
Chẩn đoán hồi cứu bệnh sởi, yêu cầu các triệu chứng chính nào sau đây:
A. Trước khi phát ban trẻ chỉ ho và chảy mũi nước.
B. Sau khi ban bay, da của trẻ sạch và không thấy dấu vết gì.
C. Khi ban xuất hiện từ mặt xuống chân thì biến mất trong vòng 1 ngày.
D. Sau khi ban bay, da trẻ bong vảy và có những nốt thâm đen như da báo.
-
Câu 28:
Trẻ 3 tuổi sốt cao, kết mạc mắt đỏ, có hạch sưng đau ở sau tai, nách và bẹn, toàn thân có ban dát sẩn, được chẩn đoán là ban sởi.
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 29:
Lời khuyên nào là thích hợp giúp bà mẹ săn sóc con bị sởi:
A. Nên cho trẻ ở trong phòng kín gió 15 ngày.
B. Tuyệt đối không vệ sinh thân thể và kiêng nước.
C. Không cho trẻ uống sữa, uống nước trái cây tươi và ăn cá thịt.
D. Cho trẻ ăn uống đầy đủ và nằm nghỉ nơi thoáng mát.
-
Câu 30:
Muốn phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em, cần thực hiện biện pháp nào:
A. Tiêm vac xin sởi cho mẹ khi có thai trong 3 tháng đầu.
B. Tiêm vac xin sởi cho mẹ vào cuối thai kỳ.
C. Tiêm vac xin sởi cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh.
D. Tiêm vac xin sởi cho trẻ lúc 9 – 12 tháng tuổi.
-
Câu 31:
Những trường hợp nào sau đây thì có thể có chỉ định tiêm vac xin sởi:
A. Trẻ bị bệnh ác tính và suy dinh dưỡng.
B. Trẻ đang điều trị corticoide và tia xạ.
C. Trẻ bị nhiễm HIV.
D. Trẻ phản ứng quá mẫn với trứng.
-
Câu 32:
Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố nguy cơ bị sởi nặng:
A. Trẻ không được tiêm vac xin sởi.
B. Trẻ dưới 1 tuổi và trẻ lớn.
C. Trẻ bị bệnh SIDA.
D. Trẻ có mẹ đang bị mắc bệnh sởi.
-
Câu 33:
Vi rút sởi gây bệnh cho trẻ em qua con đường nào sau đây:
A. Đường hô hấp trên.
B. Trung gian muỗi Aedes aegypti.
C. Qua đường tiêm truyền.
D. Thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn.
-
Câu 34:
Vi rút sởi rất dễ bị tiêu diệt và bất hoạt bởi những tác nhân sau, ngoại trừ:
A. Ánh sáng.
B. Siêu âm.
C. Nhiệt độ > 600C.
D. Nhiệt độ - 700C.
-
Câu 35:
Ban của một trẻ khi bị sởi có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Thông thường khi ban xuất hiện thì trẻ vẫn còn sốt cao.
B. Khi ban xuất hiện đến bụng thì không thấy hạt Koplik.
C. Sau khi ban bay trên da có những nốt thâm đen như da báo.
D. Ban có mọng nước như ban trong trong hội chứng Lyell.
-
Câu 36:
Giai đoạn nhiễm vi rút huyết do sởi, bạch cầu trong máu giảm, giải thích như sau:
A. Vi rút ức chế tủy xương sản sinh dòng bạch cầu.
B. Vi rút kích thích tăng hồng cầu sẽ dẫn đến giảm bạch cầu.
C. Vi rút tấn công tủy xương làm cho dòng lympho bị giảm.
D. Vi rút phát tán chủ yếu trong các bạch cầu và nhân lên ở đó.
-
Câu 37:
Diễn tiến của ban sởi xảy ra như sau, ngoại trừ:
A. Bắt đầu xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh.
B. Ban phát hiện đầu tiên ở vùng chân tóc sau gáy.
C. Ban lan dần ra mặt và kết thúc ở chân.
D. Ngay sau khi ban bay, da trở lại bình thường.
-
Câu 38:
Chỉ ra một điểm khác nhau giữa sởi Đức và bệnh sởi:
A. Tác nhân gây bệnh là do vi rút.
B. Vi rút xâm nhập gây bệnh qua đường hô hấp.
C. Ban thuộc dạng xung huyết.
D. Không có hạt Koplik trong sởi Đức.
-
Câu 39:
Trong cộng đồng, chẩn đoán bệnh sởi dựa vào các tiêu chí sau đây, ngoại trừ:
A. Trẻ sốt cao > 390C.
B. Ho khan.
C. Trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
D. Phát ban dạng xung huyết.
-
Câu 40:
Viêm não chất xám xơ hóa bán cấp do sởi, muốn xác định cần làm xét nghiêm nào:
A. Phân lập vi rút từ máu.
B. Phân lập vi rút từ các chất ở hầu họng.
C. Định lượng hiệu giá kháng thể đặc hiệu.
D. Phân lập vi rút từ dịch náo tủy.
-
Câu 41:
Viêm phổi tế bào khổng lồ ở bệnh nhi bị sởi thường gặp những trẻ nào:
A. Trẻ chỉ được tiêm một lần vac xin sởi.
B. Trẻ bị suy giảm miễn dịch.
C. Trẻ có chế độ ăn sam sớm.
D. Trẻ chỉ được bú mẹ một năm.
-
Câu 42:
Thể xuất huyết trong bệnh sởi ở những vị trí sau, ngoại trừ:
A. Xuất huyết tại ruột.
B. Xuất huyết ở mũi.
C. Xuất huyết niêm mạc miệng.
D. Xuất huyết khoang dưới nhện.
-
Câu 43:
Trẻ bị mắc bệnh sởi có biến chứng viêm thanh khí quản, nên hướng dẫn thêm cách điều trị nào là thích hợp:
A. Dùng thuốc long đàm.
B. Tăng thêm liều kháng sinh Erythromycine.
C. Cho uống nhiều nước cam thảo.
D. Cho Corticoide và chạy khí dung.
-
Câu 44:
Suy dinh dưỡng trong bệnh sởi là hậu quả của những yếu tố, ngoại trừ:
A. Trẻ chán ăn.
B. Thức ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng.
C. Trẻ bị nhiễm trùng miệng do Candida albican.
D. Trẻ bị mắc sởi lần thứ hai.
-
Câu 45:
Giải thích vì sao hiện nay bệnh sởi có khuynh hướng chuyển dịch sang trẻ lớn:
A. Mẹ đã được tiêm vac xin sởi lúc còn nhỏ.
B. Trẻ được tiêm vac xin sởi trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh.
C. Trẻ không tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm vac xin sởi mũi đầu tiên.
D. Trong cộng đồng bệnh sởi ít xuất hiện thành dịch.