1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Để đánh giá sự trưởng thành trong phát triển thể chất trẻ em, người ta thường sử dụng:
A. Tuổi mọc các loại răng
B. Tuổi theo ngày tháng năm sinh
C. Tuổi xương
D. Tuổi dậy thì
-
Câu 2:
Cách chuẩn bị thuốc uống cho trẻ phải tuân thủ các nguyên tắc sau, ngoại trừ:
A. Thuốc viên phải được nghiền nhỏ
B. Làm ngọt bằng cách thêm đường
C. Cho vào bình sữa để cho trẻ bú
D. Chỉ chuẩn bị liều thuốc vừa 1 thìa
-
Câu 3:
Những trường hợp sau đây đều có thể gây nên đau ở hố chậu phải, ngoại trừ:
A. Viêm cơ đáy chậu
B. Viêm đáy phổi phải
C. Viêm ống dẫn trứng
D. Viêm tụy
-
Câu 4:
Mục tiêu sức khoẻ trẻ em đến năm 2020 là gì? (Theo nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của chính phủ)
A. Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi < 15% vào năm 2020.
B. Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi < 20% vào năm 2020.
C. Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi < 10% vào năm 2020.
D. Hạ thấp tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi < 18% vào năm 2020.
-
Câu 5:
Trong bệnh hen, sự tăng bạch cầu đa nhân ái toan có ý nghĩa khi số lượng:
A. > 200 bạch cầu/mm3
B. > 300 bạch cầu/mm3
C. > 400 bạch cầu/mm3
D. > 500 bạch cầu/mm3
-
Câu 6:
Nêu lên một điểm không phù hợp khi nói đến viêm cơ tim trong bạch hầu họng thanh quản:
A. Viêm cơ tim có thể xảy ra trong bạch hầu thể nặng hoặc thể nhẹ.
B. Viêm cơ tim chỉ xảy ra khi có sự cộng sinh của liên cầu khuẩn.
C. Khi tổn thương màng giả lan rộng do vi khuẩn tiết độc tố tox (+).
D. Viêm cơ tim xảy ra khi trì hoản chỉ định kháng độc tố.
-
Câu 7:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp trong bệnh tiêu chảy kéo dài.
A. Là tiêu chảy mà khởi đầu là do nhiễm khuẩn.
B. Tiêu chảy >14 ngày.
C. Bao gồm các trường hợp ỉa chảy mãn tính.
D. Phân không có máu mũi.
-
Câu 8:
Độc tố hay loại men nào sau đây quyết định độc lực của tụ cầu khuẩn?
A. Leucocidine
B. Staphylokinase
C. Coagulase
D. Enterotoxine
-
Câu 9:
Để có kết quả tốt trong việc chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh, thì trước khi chụp khung đại tràng cần làm:
A. Dùng thuốc toạ dược để tống phân ra ngoài
B. Nông trực tràng
C. Chụp đối quang kép
D. Không thụt tháo trước khi bơm baryt
-
Câu 10:
Một trong những lợi ích của chiến lược IMCI là giá thành rẻ, hiểu quả, phù hợp với các nước đang phát triển:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Liều dùng SAD nào sau đây không phù hợp trong các loại tổn thương do bạch hầu:
A. 20. 000 - 40. 000 đơn vị: Tổn thương khu trú ở da.
B. 20. 000 - 40. 000 đơn vị: Bạch hầu mũi, họng < 48 giờ.
C. 40. 000 – 60. 000 đơn vị: Bạch hầu họng, thanh quản.
D. 60. 000 – 80. 000 đơn vị: Bạch hầu ác tính + có triệu chứng cổ bò.
-
Câu 12:
Nằm đệm nước hay đệm hơi là biện pháp tốt nhất để đề phòng loét mục cho bệnh nhân bị hôn mê. Điều đó đúng hay sai:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Đặc điểm của suy hô hấp do hít nước ối, phân su là:
A. Thời gian ối vỡ kéo dài.
B. Thường gặp ở trẻ mổ đẻ.
C. Thường xảy ra ở trẻ đủ tháng hoặc già tháng.
D. Xảy ra một thời gian ngắn sau khi sinh.
-
Câu 14:
Phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ đẻ non, đẻ đôi cho thêm sắt bổ sung:
A. 20 mg/ ngày từ tháng thứ nhất.
B. 20 mg/ ngày từ tháng thứ hai.
C. 20 mg/ ngày từ tháng thứ ba
D. 20 mg/ ngày từ tháng thứ tư
-
Câu 15:
Có sự khác biệt rõ ràng về giới tính với tỷ lệ và mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam. Trẻ gái bị suy dinh dưỡng nhiều hơn trẻ trai. Nhận xét này:
A. Đúng
B. Sai.
-
Câu 16:
Các rối loạn tâm lý, cảm xúc có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh hen bằng cách:
A. Làm cho hen khó điều trị hơn
B. Làm cho bệnh hen nặng lên
C. Làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể
D. Làm mất thăng bằng hệ thần kinh thực vật
-
Câu 17:
Tương tác giữa giai đoạn tiểu cầu và giai đoạn thành mạch là do qua trung gian của:
A. Các yếu tố của huyết tương
B. Các yếu tố của thành mạch
C. Các yếu tố của tiểu cầu như adrenalin, calcium.
D. Các yếu tố của tiểu cầu như serotonin, adrenalin.
-
Câu 18:
Hậu quả lâm sàng của suy giáp trạng bẩm sinh không được điều trị là:
A. Thoát vị rốn, phù niêm, táo bón
B. Thóp sau rộng, lưỡi to, vàng da kéo dài
C. Thai > 42 tuần, cân nặng> 3,5 kg
D. Trẻ lùn và chậm phát triển tinh thần trí tuệ nặng nề.
-
Câu 19:
Chọn 1 yếu tố phù hợp giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân vi khuẩn gây viêm màng não mủ:
A. Trẻ bụ bẩm khởi bệnh cấp
B. Lứa tuổi của trẻ
C. Yếu tố dịch tể
D. Sốt cao đột ngột, co giật
-
Câu 20:
Lasix là thuốc lợi tiểu thuộc nhóm:
A. Lợi tiểu giữ Kali
B. Lợi tiểu vòng
C. Lợi tiểu thẩm thấu
D. Thiazide
-
Câu 21:
Chúng ta gọi là lui bệnh hoàn toàn trong bệnh bạch cầu cấp khi số lượng Leucoblast trong tủy xương nhỏ hơn:
A. 3 %
B. 5 %
C. 7 %
D. 9 %
-
Câu 22:
Trong vụ dịch, thông thường ổ chứa vi khuẩn bạch hầu được tìm thấy:
A. Gà, vịt.
B. Khỉ, vượn.
C. Các loài chim.
D. Người.
-
Câu 23:
Cách điều trị biếng ăn sinh lý tốt nhất là cho trẻ ăn từng bữa nhỏ và làm các món ăn lạ và hấp dẫn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Kết quả nước não tủy nào sau đây phù hợp với viêm màng não mủ:
A. Nước trong, bạch cầu 120 con, lympho 80%, protein 1,2g/l
B. Nước đỏ hồng, hồng cầu 327.000/mm3, bạch cầu 250/mm3, trung tính 60%, protein 1,5g/l, đường 2,1mmol/l.
C. Nước mờ, bạch cầu 960/mm3, trung tính 80%, protein 2,1g/l, đường 1,5mmol/l.
D. Nước trong, bạch cầu 02/mm3.
-
Câu 25:
Sự tương tác giữa phenobarbital và kháng sinh như sau:
A. Kéo dài thời gian bán huỷ của kháng sinh
B. Rút ngắn thời gian án huỷ của kháng sinh còn ½
C. Làm giảm tác dụng của kháng sinh
D. Làm giảm hấp thu kháng sinh
-
Câu 26:
Bệnh cảnh cơn khó thở nhanh thoáng qua có đặc điểm:
A. Hay gặp ở những trẻ mổ đẻ.
B. Không liên quan với ngạt.
C. Chỉ xảy ra ở trẻ đủ tháng hoặc già tháng.
D. Có thở nhanh kèm tình trạng tím rất rõ.
-
Câu 27:
Trẻ nhỏ ít bị chảy máu cam là do:
A. Lỗ mũi và ống mũi hẹp.
B. Niêm mạc mũi dày và thô.
C. Tổ chức hang ở lớp dưới niêm mạc mũi ít phát triển.
D. Khả năng sát trùng của niêm dịch tốt.
-
Câu 28:
Số đài thận ở mổi thận:
A. 3-5
B. 7-9
C. 10-12
D. 13-15
-
Câu 29:
Dạng thuốc hen dùng theo đường hít phù hợp cho trẻ em mọi lứa tuổi là dạng bột hít:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Tác dụng phụ chính của các kháng sinh là:
A. Gây chọn lọc các nòi đề kháng
B. Làm nẩy sinh các nòi đa kháng
C. Gây rối loạn tiêu hoá
D. Các câu A và B đúng
-
Câu 31:
Điều trị ngộ độc paracetamol ở giai đoạn muộn (sau 4 giờ) gồm:
A. Gây nôn bằng ipeca
B. Cho uống than hoạt
C. Uống hay tiêm N-acetylcysteine
D. Gây lợi niệu bằng furosemide
-
Câu 32:
Chu vi hộp sọ của trẻ phát triển như sau, ngoại trừ một điểm không đúng:
A. Lúc mới sinh khoảng 31 - 34 cm.
B. Trong 3 tháng đầu mỗi tháng tăng 3 - 5 cm.
C. Trong 3 tháng kế tiếp, mỗi tháng tăng 1 cm.
D. Và sau đó, mỗi tháng tăng 0,5 cm.
-
Câu 33:
Đối với tụ cầu kháng Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào không thích hợp:
A. Fosfomycine + Nebcine.
B. Fosfomycine + Cefotaxime
C. Vancomycine + Nebcine
D. Oxacilline + Tobramycine.
-
Câu 34:
Sự hấp thu vitamin B1 sẽ bị giảm nếu:
A. Tăng acid chlohydric của dạ dày.
B. Giảm nhu động ruột.
C. Giảm lượng muối mật ở trong ruột.
D. Tiêu chảy.
-
Câu 35:
Những bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây thuộc loại Shunt Trái-Phải:
A. Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot.
B. Thông liên thất, thông liên nhĩ,còn ống động mạch,thông sàn nhĩ thất.
C. Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tam chứng Fallot.
D. Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, teo van 3 lá.
-
Câu 36:
Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai thường khó. Trong một số trường hợp cần phải cho điều trị dù triệu chứng lâm sàng chưa rõ. Cần phải cho điều trị khi có:
A. Yếu tố nguy cơ chính trong tiền sử.
B. Yếu tố nguy cơ phụ trong tiền sử, CTM máu có số lượng bạch cầu 20.000/mm3
C. Không có yếu tố nguy cơ trong tiền sử, CRP làm12 giờ đầu có kết quả bất thường
D. Có yếu tố nguy cơ, xét nghiệm cận lâm sàng âm tính
-
Câu 37:
Để chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh, biện pháp nào tốt nhất:
A. Chụp Xquang bụng chuẩn bị
B. Siêu âm bụng
C. Chụp khung đại tràng với thuốc cản quang
D. Soi trực tràngx
-
Câu 38:
Nguyên nhân nào ít khi gây suy tim ở trẻ nhỏ:
A. Thông liên nhĩ
B. Thông liên thất
C. Thông sàn nhĩ thất thể hoàn toàn
D. Còn ống động mạch
-
Câu 39:
Tetracycline bị chống chỉ định ở trẻ dưới:
A. 5 tuổi
B. 4 tuổi
C. 6 tuổi
D. 7 tuổi
-
Câu 40:
Trong những nguyên nhân gây nên đau bụng ở trẻ < 1 tuổi, thì nguyên nhân nào hay gặp nhất:
A. Viêm ruột thừa
B. Lồng ruột
C. Viêm túi thừa meckel
D. Sỏi tiết niệu
-
Câu 41:
Cháu Thanh, 20 tháng tuổi, được mẹ bế đến trạm xá khám vì co giật. Lúc khám trẻ có các dấu hiệu sau: nhiệt độ 39 độ, ho nhẹ, uống được, tỉnh táo,TST 55lần/ ph, có dấu RLLN. Hãy xếp loại và xử trí?
A. Viêm phổi rất nặng, chuyển viện.
B. Viêm phổi, chăm sóc và điều trị tại nhà.
C. Viêm phổi nặng, chuyển viện.
D. Bệnh rất nặng, chuyển viện.
-
Câu 42:
Trong bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây có sự thay đổi rõ rệt của mạch và huyết áp:
A. Thông liên thất
B. Thông liên nhĩ
C. Còn ống động mạch.
D. Thông sàn nhĩ thất
-
Câu 43:
Da của trẻ sơ sinh:
A. Mỏng xốp, chứa ít nước và muối vô cơ.
B. Mỏng xốp, chứa nhiều nước.
C. Các sợi cơ và đàn hồi rất phát triển.
D. Tuyến mồ hôi chưa có nên trẻ không có mồ hôi.
-
Câu 44:
Biểu đồ cân nặng và chiều cao của một trẻ gọi là chậm phát triển thể chất khi nằm dưới mức – 1 SD (theo độ lệch chuẩn) và dưới mức 3 % (theo bách phân vị hay còn gọi là percentile).
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 45:
Điều trị các rối loạn nặng do thiếu Iode là:
A. Cần thiết
B. Khẩn cấp
C. Rất khẩn cấp
D. Phải thực hiên rộng rãi