99 câu hỏi trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Ngoại vụ
Tổng hợp và chia sẻ bộ đề trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Ngoại vụ có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục Tạo đề ngẫu nhiên để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thị thực ký hiệu NN1 được cấp cho những đối tượng nào sau đây:
A. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
B. Người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
C. Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
D. Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
-
Câu 2:
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thị thực ký hiệu LĐ được cấp cho những người nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích:
A. Tham quan.
B. Lao động.
C. Du lịch.
D. Học tập.
-
Câu 3:
Những nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trong Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
A. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.
B. Các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
D. a và c đúng.
-
Câu 4:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, khi cần bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi hoặc hủy bỏ các hoạt động trong Chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh phải làm gì?
A. Trao đổi ý kiến với Bộ Ngoại giao và trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc;
B. Trao đổi ý kiến với Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc;
C. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc;
D. Trao đổi ý kiến với Bộ Ngoại giao phê duyệt trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc;
-
Câu 5:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định việc đi công tác nước ngoài của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (trừ trường hợp đồng chí này kiêm giữ chức Bí thư tỉnh ủy, thành ủy theo quy định riêng của Bộ Chính trị)?
A. Thủ tướng Chính phủ.
B. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao.
C. Chủ tịch nước.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 6:
Theo quy định tại Nghị định số 73-CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế?
A. Bộ Công an;
B. Bộ Nội vụ;
C. Bộ Ngoại giao;
D. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội.
-
Câu 7:
Theo Luật xuất nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam, thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn:
A. Không quá 6 tháng.
B. Không quá 1 năm.
C. Không quá 2 năm.
D. Không quá 3 năm.
-
Câu 8:
Hãy tìm đáp án đúng để hoàn chỉnh nội dung quy định về nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ trong việc tổ chức và quản lý các đoàn ra và đoàn vào: “Tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan ................ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thống kê, tổng hợp các đoàn đi nước ngoài của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”?
A. Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài.
B. Thành lập và quản lý các đoàn ra nước ngoài.
C. Tổ chức, thành lập và quản lý các đoàn ra nước ngoài.
D. Quản lý các đoàn cán bộ, công chức đi nước ngoài.
-
Câu 9:
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thời hạn thẻ tạm trú có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất:
A. 90 ngày
B. 70 ngày
C. 60 ngày
D. 30 ngày
-
Câu 10:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đối với những hoạt động đối ngoại phát sinh ngoài Chương trình đã được phê duyệt và chưa kịp bổ sung Thủ tướng Chính phủ đúng kỳ hạn nhưng không có tính chất phức tạp, nhạy cảm, Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết như thế nào?
A. Báo cáo gấp cho Thủ tướng Chính phủ quyết định.
B. Kịp thời thông báo cho Bộ Ngoại giao.
C. Chủ động giải quyết và kịp thời thông báo cho Bộ Ngoại giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay sau khi kết thúc hoạt động.
D. Tùy theo từng hoạt động để chủ động giải quyết hoặc kịp thời thông báo cho Bộ Ngoại giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Câu 11:
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm gì?
A. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, đồng thời gửi Bộ Ngoại giao bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để thông báo.
B. Gửi bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để báo cáo cho Thủ tướng.
C. Báo cáo Bộ Ngoại giao bằng văn bản, đồng thời gửi Thủ tướng Chính phủ bản sao thỏa thuận quốc tế đã được ký kết để thông báo.
D. Cả a, b, c đều sai.
-
Câu 12:
Theo quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ, "Năm tròn" được hiểu như thế nào?
A. "Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "2, 4, 6, 8, 10";
B. "Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5";
C. "Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5, 10";
D. "Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5" hoặc "0";
-
Câu 13:
Theo quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ, Tổ chức mít tinh, diễu hành tại Quảng trường Ba Ðình chỉ tổ chức vào những ngày lễ nào?
A. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4);
B. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương;
C. Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam;
D. Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Câu 14:
Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27/5/2009 của Liên Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ quy định nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ trong công tác lãnh sự có những nội dung nào sau đây?
A. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật.
B. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao theo quy định của pháp luật.
C. Quy định công tác xuất nhập cảnh của người Việt Nam và người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
D. Cả a, b, c đều đúng.
-
Câu 15:
Theo Nghị định 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị bao lâu tính từ ngày cấp?
A. Không quá 03 năm
B. Không quá 05 năm
C. Không quá 07 năm
D. Không quá 10 năm
-
Câu 16:
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn:
A. Không quá 1 năm.
B. Không quá 2 năm.
C. Không quá 3 năm.
D. Không quá 5 năm
-
Câu 17:
Theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Bộ Công an có trách nhiệm:
A. Cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông
B. Cấp, sửa đổi hộ chiếu công vụ
C. Cấp, sửa đổi hộ chiếu thuyền viên
D. Cấp, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao
-
Câu 18:
Theo quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ, Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm Việt Nam với tư cách cá nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm đón, tiễn tại sân bay?
A. Phó Thủ tướng Chính phủ;
B. Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao;
C. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao;
D. Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao;
-
Câu 19:
Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có bao nhiêu nhiệm vụ chủ yếu:
A. 6 nhiệm vụ
B. 8 nhiệm vụ
C. 9 nhiệm vụ
D. 10 nhiệm vụ
-
Câu 20:
Theo quy định tại Nghị định số 73-CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ, trong trường hợp có lý do chính đáng để mở túi Lãnh sự thì việc đó phải được tiến hành như thế nào?
A. Phải có mặt của người đại diện nước ngoài;
B. Phải có mặt của người đại diện cơ quan nước ngoài.
C. Phải có mặt của người đại diện cơ quan Lãnh sự nước ngoài;
D. Cả a, b, c đều đúng.
-
Câu 21:
Theo quy định tại Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh là cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
C. Giám đốc Sở Ngoại vụ.
D. Cả a, b, c đều sai.
-
Câu 22:
Anh, chị hãy tìm đáp án đúng để hoàn chính nội dung quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập tại Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế: “Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó ........,........... trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.”
A. Cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt.
B. Cần phải cương quyết, khôn khéo.
C. Cần phải cương quyết, khôn khéo và linh hoạt.
D. Cần phải chủ động, lợi dụng thời cơ và thuận lợi.
-
Câu 23:
Theo quy định Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan cấp tỉnh và Bộ Ngoại giao về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh thì cơ quan cấp tỉnh có trách nhiệm phải làm gì?
A. Trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
B. Quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
C. Đề nghị Bộ Ngoại giao báo cáo Chính phủ xem xét.
D. Trình Chính phủ xem xét quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
-
Câu 24:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm đề xuất với Chính phủ việc đàm phán, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và quyền ưu đãi, miễn trừ đối với các tổ chức quốc tế?
A. Bộ Ngoại ngoại và Bộ Công an;
B. Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao;
C. Bộ Ngoại giao;
D. Các cơ quan được phân cấp quản lý.
-
Câu 25:
Theo quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc tổ chức và quản lý đoàn đi công tác nước ngoài?
A. Theo dõi, quản lý việc đi nước ngoài đối với các cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định pháp luật hiện hành.
B. Hướng dẫn các đoàn đi công tác trong việc thực hiện các lễ nghi ngoại giao.
C. Thông báo nơi đoàn đến hoạt động cho Bộ Ngoại giao trước ít nhất 7 ngày.
D. Cả a, b, c đều đúng.
- 1
- 2
- 3
- 4
- Đề ngẫu nhiên
Phần