ADMICRO

620 câu trắc nghiệm Thanh toán Quốc tế

Với mong muốn giúp các bạn có thêm được nguồn kiến thức chất lượng và phong phú về Thanh toán Quốc tế, Tracnghiem.net đã sưu tầm và tổng hợp được 620 câu hỏi trắc nghiệm Thanh toán Quốc tế hay nhất (đính kèm đáp án) giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế và vai trò của nó đối với các nhà sản xuất kinh doanh.. Bộ câu hỏi được chia thành từng phần giúp các bạn ôn tập dễ dàng và có thêm chức năng thi ngẫu nhiên để các bạn củng cố lại kiến thức sau khi ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!

615 câu
3368 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Thanh toán quốc tế là gì?


    A. Là hoạt động thu và chi tiền của một nước này đối với nước khác trong từng giao dịch, hoặc trong từng định kỳ chi,trả do 2 nước quy định hoặc theo thông lệ quốc tế họ thừa nhận


    B. Là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan


    C. Là việc hai hay nhiều nước giao thương với nhau thông qua các công cụ trung gian là tiền tệ và tỷ giá hối đoái


    D. Là hoạt động chuyển và nhận tiền thông qua tài khoản của các ngân hàng hai hay nhiều nước


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Thanh toán quốc tế có các chủ thể nào tham gia?


    A. Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các pháp nhân hoặc thế nhân tham gia mua bán và cung ứng dịch vụ trong thương mại quốc tế


    B. Chủ thể là người mua, người bán, người nợ,người cho vay, người môi giới trung gian


    C. Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư, chứng khoán, trung gian tài chính, các quỹ tín dụng nhà nước và nhân dân, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, dân sự


    D. Người xuất khẩu người nhập khẩu, các tổ chức thương mại và tài chính quốc tế


  • Câu 3:

    Việt Nam hiện đang áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái nào sau đây:


    A. Chế độ tỉ giá cố định


    B. Chế độ tỉ giá thả nổi


    C. Chế độ tỉ giá thả nổi có điều tiết


    D. Chế độ tỉ giá cố định có điều tiết


  • Câu 4:

    Ai là người ký hậu B/E đầu tiên?


    A. Người xuất khẩu


    B. Ngân hàng được chỉ định


    C. Người thụ hưởng ghi ở mẳ trước B/E


    D. Người ký phát B/E


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Hối phiếu không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu có lệnh trả tiền là hối phiếu trên đó có ghi:


    A. Pay to the order of Mr.XXX, without recourse


    B. Pay to the order of Mr.XXX


    C. Pay to the Bearer


    D. Pay to Mr.XXX only


  • Câu 6:

    Người quyết định cuối cùng rằng bộ chứng từ có phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C là:


    A. Ngân hàng phát hành (Issuing bank)


    B. Người yêu cầu mở L/C (Applicant)


    C. Ngân hàng thương lượng (Negotiating bank)


    D. Ngân hàng hoàn trả (Reimbursement bank)


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Khi nhận được các chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng để thông báo thư tín dụng thì ai có trách nhiệm phải cung cấp các thông tin cần thiết không chậm trễ để giúp Ngân hàng thông báo xác minh tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng?


    A. Người xuất khẩu


    B. Người nhập khẩu


    C. Ngân hàng phát hành


    D. Ngân hàng xuất trình


  • Câu 8:

    Tiền tín dụng là gì?


    A. Tiền ngân hàng cho khách vay


    B. Là tiền nằm trên các khoản mở ở ngân hàng, hình thành do các khoản tiền gửi vào ngân hàng


    C. Tiền các tổ chức kinh tế cho ngân hàng vay


    D. Là tiền được số hóa và thực hiện các giao dịch trao đổi thông qua hệ thống điện SWIFT của các ngân hàng


  • Câu 9:

    Người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền Người nhập khẩu trong phương thức nào sau đây:


    A. Chuyển tiền


    B. Nhờ thu trơn


    C. Tín dụng chứng từ


    D. Ghi sổ


  • Câu 10:

    Tiền điện tử (Electronic money) là gì?


    A. Tiền điện tử là tiền tồn tại dưới hình thức điện tử, số hóa, là tiền trong các ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng


    B. Tiền điện tử là tiền được mã hóa theo 8 chữ số của quốc tế (E.money)


    C. Tiền điện tử là tiền được ngân hàng nhà nước phát hành theo hệ thống SWIFT của quốc tế


    D. Tiền nằm trên các tài khoản mở ở ngân hàng, hình thành do các khoản tiền gửi vào ngân hàng


  • Câu 11:

    Quy trình của phương thức thanh toán ghi sổ như thế nào?


    A. (1) Người hưởng lợi (Người bán) giao hàng xong báo cho người mua (2) Người yêu cầu (Người mua) nhận hàng và ra lệnh cho ngân hàng của mình chuyển tiền thanh toán (3) Ngân hàng chuyển tiền (ở nướỚc người mua) báo Nợ tài khoản của người mua và phát lệnh thanh toán (mở hối phiếu) cho ngân hàng đại lý trả tiền ở nước người bán (4) Ngân hàng đại lý báo Nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền và báo. Có cho tài khoản người bán


    B. (1) Người mua mở kỳ phiếu (2) Người bán giao hàng, nhờ ngân hàng ghi số (3) Ngân hàng đòi tiền người mua (4) Người mua thanh toán (5) Ngân hàng báo lại và chuyển tiền cho người bán


    C. (1) Người bán giao hàng, ghi số, rồi báo người mua thanh toán (2) Người mua nhờ ngân hàng chuyển tiền thanh toán (3) Nếu ở gần nhau thì đến thanh toán trực tiếp


    D. (1) Người ghi sổ (Người bán) giao hàng rồi mở sổ ghi nợ người bị ghi sổ (Người mua) (2) Người bị ghi số báo ngân hàng chuyển tiền thanh toán định kỳ (3) Ngân hàng nước người mua ghi Nợ tài khoản người mua rồi phát lệnh chuyển tiền cho ngân hàng đại lý ở nước người bán (4) Ngân hàng đại lý báo Nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền và báo Có tài khoản người bán (Người ghi số)


  • Câu 12:

    Quy trình của phương thức thanh toán nhờ thu có chứng từ (Documentary Collection) như thế nào?


    A. (1) Người bán giao hàng rồi gửi chứng từ trực tiếp cho người mua đi nhận hàng (2) Người bán ký phát hối phiếu/hóa đơn đòi tiền người mua và viết lệnh nhờ thu ủy thác ngân hàng nước mình thu hộ từ người mua nhưng không kèm chứng từ (3) Ngân hàng Nhờ thu ủy thác cho ngân hàng đại lý của mình ở nuớc người mua bằng thư nhờ thu kèm theo hối phiếu/hóa đơn yêu cầu ngân hàng này thu tiền từ người mua (4) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu/hóa đơn đòi tiền người mua (5) Ngân hàng đại lý báo Có tài khoản Ngân hàng Nhờ thu (6) Ngân hàng Nhờ thu báo Có tài khoản người hưởng lợi (Người bán).


    B. (1) Người mua nhận hàng và ủy thác Ngân hàng đại lý chuyển tiền trả người bán (2) Người mua thanh toán D/A, D/P hay D/TC (3) Ngân hàng đại lý báo Có tài khoản Ngân hàng Nhờ thu (4) Ngân hàng Nhờ thu báo Có tài khoản người bán và thu phí nhờ thu. khoản người bán và thu phí nhờ thu.


    C. (1) Người bán giao hàng và lập bộ chứng từ gồm lệnh nhờ thu kèm hối phiếu và các chứng từ thương mại rồi ủy thác cho Ngân hàng Nhờ thu tiền hộ (2) Ngân hàng Nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng đại lý ở nước người mua (Ngân hàng Thu hộ) thu hộ (3) Ngân hàng Thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho người mua, yêu cầu thực hiện các điều kiện trao chứng từ D/P, D/A hay D/TC (4) Người trả tiền (Người mua) thanh toán hay chấp nhận thanh toán (5) Ngân hàng Thu hộ rao bộ chứng từ thương mại cho Người mua (6) Ngân hàng Thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho Ngân hàng Nhờ thu (7) Ngân hàng Nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu châấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người hưởng lợi Người bán) và thu phí nhờ thu


    D. (1) Nhận ủy thác, Ngân hàng Nhờ thu nhờ ngân hàng đại lý ở nước người mua thu hộ (2) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu đòi người mua thanh toán (3) Ngân hàng thu hộ (Ngân hàng đại lý) thông báo cho Ngân hàng Nhờ thu để báo lại người bán, và thu phí nhờ thu


  • Câu 13:

    Trên lý thuyết, theo mức độ tính lỏng giảm dần, tiền tệ được phân chia thành những khối tiền tệ nào sau đây?


    A. Có 3 khối: MB M1 M2


    B. Có 4 khối: MB M1 M2 M3


    C. Có 4 khối: L M1 M2 M3


    D. Có 5 khối: MB M1 M2 M3 L


  • Câu 14:

    Hoạt động thanh toán bằng thẻ phát triển làm cho:


    A. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tăng lên và tốc độ lưu thông tiền tệ giảm xuống


    B. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt giảm xuống và tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên


    C. Cả tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và tốc độ lưu thông tiền tệ đều giảm


    D. Cả tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và tốc độ lưu thông tiền tệ đều tăng


  • Câu 15:

    Xác định tỷ giá hối đoái như thế nào trong thời kỳ bản vị vàng?


    A. Lấy hàm lượng vàng (ngang giá vàng) của đồng tiền làm thước đo giá trị giữa 2 đồng tiền


    B. Lấy hàm lượng vàng của đồng bảng Anh làm chuẩn ( 1GBP = 7,980 gram vàng)


    C. Do các ngân hàng phát hành ấn định


    D. Lấy hàm lượng vàng của đồng USD làm chuẩn ( 1USD = 1,5047 gram vàng)


  • Câu 16:

    Nếu ngày hết hạn hiệu lực của L/C rơi vào ngày lễ thì:


    A. Ngày hết hạn hiệu lực là ngày làm việc ngay trước ngày lễ


    B. Ngày hết hạn hiệu lực là ngày đầu tuần làm việc đầu tiên ngay sau đó


    C. Ngày hết hạn hiệu lực là ngày làm việc đầu tiên ngay sau đó


    D. Ngày hết hạn hiệu lực được kéo dài một thời gian đúng bằng kỳ nghỉ


  • Câu 17:

    Giá mua, giá bán niêm yết thế nào theo phương pháp yết giá kiểu châu Âu?


    A. Giá mua ( BID RATE): GBP/USD = 1,8352 ; Gía bán (ASK RATE): GBP/USD = 1,8357; Gía chuyển khoản (A/C RATE): GBP/USD = 1,8354


    B. Giá mua ( BID RATE): GBP1 = USD 1,7352 ; Gía bán (ASK RATE): GBP1 = USD 1,7357; Gía chuyển khoản (A/C RATE): GBP1 = USD 1,7354


    C. Giá mua ( BID RATE): 1 GBP = 1,6352 USD ; Gía bán (ASK RATE): 1 GBP = 1,6357 USD; Gía chuyển khoản (A/C RATE): 1 GBP = 1,6354 USD


    D. Giá mua ( BID RATE): USD/GBP = 1,8352 ; Gía bán (ASK RATE): USD/GBP = 1,8357; Gía chuyển khoản (A/C RATE): USD/GBP = 1,8354


  • Câu 18:

    Mối quan hệ giữa thư tín dụng và hợp đồng buôn bán quốc tế?


    A. Phụ thuộc chặt chẽ với nhau, khi các nội dung của hợp đồng mua bán quốc tế có thay đổi, lập tức nội dung của thư tín dụng tự động thay đổi theo


    B. Khi xây dựng nội dung thư tín dụng, Ngân hàng phải đưa vào đơn yêu cầu mở L/C và hợp đồng mua bán, tuy nhiên sau khi đã phát hành L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán


    C. Thư tín dụng là cơ sở để người xuất khẩu và người nhập khẩu đàm phán, xây dựng các điều khoản trong hợp đồng mua bán


    D. Phụ thuộc chặt chẽ với nhau và với đơn yêu cầu mở L/C của người nhập khẩu


  • Câu 19:

    Trong kinh doanh TMQT, lợi nhuận thu được có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá. Vậy người kinh doanh cần lưu ý sử dụng biện pháp nào để phòng tránh rủi ro?


    A. Các công cụ phái sinh


    B. Mua bảo hiểm tiền tệ


    C. Thanh toán neo tỷ giá


    D. Yêu cầu các bên tham gia phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán


  • Câu 20:

    Những hạn chế của séc là gì?


    A. Vẫn có khả năng man trá và làm giả séc. Chứng từ kèm theo séc cồng kềnh và tùy thuộc vào mạng lưới đại lý của Ngân hàng


    B. Thanh toán séc vẫn còn chậm do phải kiểm tra séc, chuyển séc từ nơi này đến nơi khác mất nhiều thời gian, việc dùng séc khiến cho chứng từ cho thanh toán ngày càng tăng và chi phí cho việc này lớn


    C. Diện thanh toán của séc còn hạn chế. Nhiều loại doanh nghiệp không có điều kiện để có Séc thanh toán


    D. Việc phát hành séc gây tốn kém nhiều thời gian, chi phí và công sức


  • Câu 21:

    Theo UCP600, để sửa đổi L/C có hiệu lực, cần đồng ý của:


    A. Người xuất khẩu, Người nhập khẩu, Ngân hàng phát hành


    B. Ngân hàng phát hành, Ngân hàng xác nhận (nếu có) và Người hưởng lợi


    C. Người xuất khẩu, Người nhập khẩu, Ngân hàng được chỉ định


    D. Người xuất khẩu, Người nhập khẩu


  • Câu 22:

    Thẻ tín dụng là gì?


    A. Là giấy chứng nhận khoản tiền ngân hàng nhận tiền gửi của khách tại ngân hàng. Khi nào cần khách ra ngân hàng rút


    B.  Là thẻ do ngân hàng phát hành để khách hàng thanh toán các khoản mua bán. Ngân hàng cho người sở hữu thẻ vay một khoản tiền nào đó. Ngân hàng sẽ thanh toán tiền mua hàng cho người bán trong hạn mức cho phép. Sau một thời gian người sở hữu thẻ sẽ thanh toán lại các khoản tiền đó cho ngân hàng (tổ chức phát hành thẻ)


    C. Là thẻ do ngân hàng phát hành để khách hàng có thể sử dụng thanh toán các hoạt động tài chính của mình. Vì dùng tiền điện tử nên thanh toán rất nhanh


    D. Là loại thẻ mà người sử dụng được phép tiêu trước trả sau


  • Câu 23:

    Thẻ ghi nợ là gì?


    A. Là thẻ do ngân hàng phát hành cho người có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng cho phép chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán cho chủ hàng toàn bộ hay một phần số dư của tài khoản


    B. Là thẻ ghi lại các khoản người chủ sở hữu thẻ nợ ngân hàng. Trên cơ sở đó người chủ sở hữu thẻ có thể yêu cầu ngân hàng chỉ thanh toán các khoản tiền mà chủ thẻ yêu cầu qua hệ thống ngân hàng điện tử


    C. Là thẻ ghi các khoản mà khách hàng đã nhờ ngân hàng thanh toán chuyển khoản. Sau một thời gian 2 bên, ngân hàng và khách hàng ngồi lại quyết toán thừa thiếu


    D. Là thẻ do ngân hàng phát hành để khách hàng có thể sử dụng thanh toán các hoạt động tài chính của mình. Vì dùng tiền điện tử nên thanh toán rất nhanh


  • Câu 24:

    Hối phiếu ngân hàng là gì?


    A. Hối phiếu để ngân hàng dùng, tránh phải dùng đến tiền mặt và lưu thông nhanh gọn hơn tiền mặt


    B. Hối phiếu do ngân hàng phát hành, lệnh cho ngân hàng đại lí của mình trích tài khoản của ngân hàng phát hành hối phiếu để trả cho người thụ hưởng chỉ định trên hối phiếu (Draft)


    C. Hối phiếu là công cụ để ngân hàng cho khách vay ngoại tệ và khi chuyển đổi tỷ giá thông qua tài khoản


    D. Là công cụ mua bán trao đổi những chứng từ có giá trị, được nhà nước phát hành có luật bảo đảm


  • Câu 25:

    Hối phiếu thương mại được dùng như thế nào?


    A. Hối phiếu dùng thay tiền mặt để các nhà kinh doanh thương mại tiết kiệm ngoại tệ và thanh khoản nhanh hơn


    B. Là công cụ mua bán trao đổi những chứng từ có giá trị, được Nhà nước phát hành có luật bảo đảm


    C. Là hối phiếu do người bán hàng ký phát đòi tiền người mua khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng quy định (Đã giao xong hàng)


    D. Là hối phiếu do ngân hàng ký phát đòi tiền người mua khi ngân hàng đã đứng ra thanh toán cho người bán theo phương thức L/C


ZUNIA9
AANETWORK