485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 485 câu trắc nghiệm môn Tâm lý y đức. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Khi nói đến hình thức biểu hiện hoạt động tâm lý cá nhân là chỉ thuộc tính:
A. Xu hướng.
B. Năng lực.
C. Tính cách.
D. Khí chất
-
Câu 2:
Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thiếu niên bởi ở lứa tuổi này đứa trẻ sẽ dễ có những khủng hoảng về:
A. Tâm lý kèm với những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý
B. Các quan hệ xã hội
C. Tâm lý
D. Ý thức
-
Câu 3:
Đạo đức xã hội có chức năng giáo dục, nhận thức và điều chỉnh hành vi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Những nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu tâm lý học là:
A. Nguyên lý về cơ sở vất chất của hiện tượng tâm lý,mối liên hệ thống nhất giũa các hiện tượng tâm lý với nhau.
B. Nguyên lý về sự thống nhất giữa ý thức nhân cách và hoạt động
C. Nguyên lý về sự thống nhất giữa ý thức nhân cách và hoạt động, cơ sở vất chất của hiện tượng tâm lý, sự vận động, phát triển của hiện tượng tâm lý, mối liên hệ thống nhất giũa các hiện tượng tâm lý với nhau
D. Nguyên lý về sự vận động, phát triển của hiện tượng tâm lý, mối liên hệ thống nhất giũa các hiện tượng tâm lý với nhau.
-
Câu 5:
Nét đặc trưng của đời sống tình cảm là:
A. Tính khái quát.
B. Tính nhận thức.
C. Tính ổn định và chân thực.
D. Tính đối cực, tính ổn định và chân thực, tính nhận thức, tính khái quát.
-
Câu 6:
Đạo đức xuất hiện ở:
A. Bất cứ nơi nào có con người
B. Nơi nào có mối quan hệ
C. Xã hội phong kiến trở về sau
D. Xã hội tư bản trở về sau
-
Câu 7:
Đối với bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, thầy thuốc và nhân viên y tế nên:
A. Thăm khám cẩn thận, tỷ mỷ
B. Điều trị đúng phác đồ
C. Gần gũi, không xa lánh bệnh nhân
D. B và C đúng.
-
Câu 8:
Phân loại giao tiếp theo phương tiện giao tiếp có:
A. Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ
B. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
C. Giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp vật chất
D. Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp vật chất
-
Câu 9:
Khi khám người mắc bệnh có rối nhiễu tâm lý, thầy thuốc phải:
A. Hỏi thêm người thân, bạn bè về đặc điểm tâm lý, cá tính, nhân cách người bệnh
B. Cho làm các xét nghiệm để loại trừ bệnh lý thực thể
C. Hỏi bệnh tỷ mỹ
D. Tìm hiểu được các yếu tố liên quan về bệnh lý.
-
Câu 10:
Đạo đức xã hội phong kiến:
A. Chỉ tồn tại một kiểu đạo đức duy nhất
B. Bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp công dân
C. Bảo vệ cho quyền lợi của người lao động
D. Tồn tại đồng thời nhiều kiểu đạo đức: đạo đức của chính giai cấp phong kiến (Địa chủ, quí tộc, quan lại thống trị), đạo đức của giai cấp nông dân và người lao động
-
Câu 11:
Thời kỳ cảm giác là thời kỳ đầu tiên trong phản ảnh tâm lý ở:
A. Loài cá
B. Động vật không xương sống
C. Loài cá, động vật không xương sống
D. Động vật có xương sống
-
Câu 12:
Một nổi khổ tâm của người bệnh, khi phải nằm viện đó là:
A. Thái độ lạnh nhạt của nhân viên y tế
B. Tốn kém chi phí
C. Môi trường xa lạ
D. Bỏ công việc nhà
-
Câu 13:
Tác động tâm lý bệnh nhân trước mổ là vai trò của:
A. Người nhà
B. Hộ lý.
C. Bác sĩ
D. Bác sĩ và Điều dưỡng.
-
Câu 14:
Tâm lý là sự phản ảnh thế giới khách quan thông qua lăng kính chủ quan của:
A. Não bô, ühệ thống thần kinh cao cấp.
B. Hệ thống thần kinh cao cấp, hệ thống nội tiết.
C. Phản xạ có điều kiện.
D. Não bộ, hệ thống thần kinh cao cấp, hệ thống nội tiết, phản xạ có điều kiện.
-
Câu 15:
Quan sát, hỏi, khám và thử nghiệm là ba thao tác trong khám bệnh tâm lý:
A. Theo đúng trình tự quan sát, hỏi han, khám và thử nghiệm
B. Theo trình tự Hỏi, quan sát, khám và thử nghiệm
C. Không theo trình tự, cả 3 thao tác quyện vào nhau
D. Tuỳ theo bệnh nhân
-
Câu 16:
Về nội tâm, người già mắc bệnh:
A. Lo nghĩ diễn biến bệnh tật và cái chết đang đợi mình.
B. Không thay đổi
C. Không lo lắng cho bệnh tật
D. Hòa nhã, vui vẻ với mọi người
-
Câu 17:
Bệnh nhân là người thương tổn thực thể hay cơ năng do vậy khi tiếp xúc bệnh nhân thầy thuốc cần chú ý quan sát:
A. Thái độ của bệnh nhân
B. Tình cảm của bệnh nhân
C. Sở thích của bệnh nhân
D. Cuộc sống của bệnh nhân
-
Câu 18:
Để nói trước điều sẽ làm với trẻ chưa biết nói, ngươiì ta:
A. Sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ
B. Thường thao tác trên hình nộm
C. Nói với bố mẹ, người thân.
D. Dùng hình vẽ để diễn tả điều sẽ làm.
-
Câu 19:
Con người tác động qua lại với nhau với tự nhiên, xã hội và chính mình, biến các phẩm chất tâm lý thành hiện thực nhằm:
A. Cải tạo tự nhiên, xã hội
B. Hoàn thiện cá nhân mình
C. Cải tạo tự nhiên, xã hội và hoàn thiện cá nhân mình
D. Cải tạo tự nhiên
-
Câu 20:
Tất cả các người già đều có rối loạn tâm lý:
A. Đúng.
B. Sai
-
Câu 21:
Người già bệnh tật mức hoạt động tâm lý và tinh thần giảm rõ rệt:
A. Đúng.
B. Sai
-
Câu 22:
Thuộc tính tâm lý là gì?
A. Quá trình tâm lý diễn ra thường xuyên trong đời sống
B. Quá trình hình thành từ trạng thái tâm lý
C. Trạng thái tâm lý lập đi lập lại trong đời sống
D. Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, nét tâm lý thường xuyên lập đi lập lại trở thành đặc điểm tâm lý bền vững của nhân cách
-
Câu 23:
Thiết lập các biện pháp phối hợp nâng cao chất lượng giao tiếp, phát triển các kỹ năng giao tiếp là một trong những nhiệm vụ của:
A. Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nghề nghiệp
B. Tâm lý học nghề nghiệp
C. Tâm lý học y học, tâm lý học nghề nghiệp, tâm lý học xã hội
D. Tâm lý y học, tâm lý xã hội
-
Câu 24:
Do muốn trình bày hết những vấn đề về bệnh tật của mình cho nên đôi khi bệnh nhân kể lễ rất dài, về mặt tâm lý thì thầy thuốc:
A. Phải ngắt lời bệnh nhân
B. Không để cho bệnh nhân tự kể dài dòng về bệnh tật của mình
C. Thầy thuốc kiên nhẫn lắng nghe, chọn lọc các triệu chứng và khéo lái về trọng tâm và suy nghĩ để trở thành tài liệu cho chẩn đoán và điều trị tâm lý
D. Ghi chép tất cả triệu chúng người bệnh kể ra
-
Câu 25:
Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là:
A. Âm thanh.
B. Từ
C. Hình ảnh.
D. Tín hiệu