420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trình bày nội dung nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật?
A. Mọi công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai.
B. Mọi công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà.
C. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai.
D. Mọi công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai. Bị cáo, các đương sự bình đẳng với Viện kiểm sát và Toà án.
-
Câu 2:
Đâu là hình thức quản lý hành chính nhà nước:
A. Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
B. Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kĩ thuật.
C. Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý.
D. Cả ba hình thức trên.
-
Câu 3:
Trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh khi công chức gây thiết hại cho cơ quan tổ chức mình đang công tác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Mọi quan hệ pháp luật của công dân với cơ quan Nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Không cưỡng chế hành chính đối với người dưới 14 tuổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Lập biên bản vi phạm hành chính là thủ tục bắt buộc khi xử phạt hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Trong trường hợp đối tượng quản lý tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình Nhà nước không cần các phương pháp quản lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp và giúp đỡ nhau hoạt động của hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có thể áp dụng hình thức phạt tiền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Chủ thể khiếu nại:
A. Được bảo vệ về tính mạng
B. Được bảo vệ về tài sản
C. Không được bảo vệ
D. Cả A và B
-
Câu 11:
Khi xử phạt hành chính người có thẩm quyền xử phạt không cần xem xét đến dấu hiệu thiệt hại xảy ra trên thực tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Phải cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt ngay khi trao quyết định xử phạt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Phương pháp cưỡng chế là phương pháp duy nhất thể hiện sự đặc trưng của hoạt động hành chính Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Chủ tịch UBND xã có quyền ban hành các quyết định hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước luôn là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Công an tỉnh có quyền thực hiện mọt hình thức quản lý Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính luôn là yêu cầu bắt buộc đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên đoi tượng quản lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Theo luật hành chính Việt Nam, quyết định hành chính có những đặc điểm cơ bản gì?
A. Mục đích, nội dung phong phú, tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước,hình thức văn bản khác nhau tùy thuộc vào chủ thể ban hành.
B. Tác động ngay đến tất cả các bộ phạn cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật, tính dưới luật, nhằm thi hành luật, do nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên ngành ban hành.
C. Tính quyền lực nhà nước, nhiều văn bản khác nhau, do cơ quan nhà nước đơn phương ban hành vì lợi ích chung, nội dung tuân theo pháp luật,văn bản có hiệu lực cao hơn, mọi quyết định hành chính phải được thi hành, tính mệnh lệnh rất cao.
D. Tất cả các đặc điểm cơ bản được nêu tại phương án A, B và C ở trên.
-
Câu 21:
Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Trong mọi trường hợp, việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xét đến thực tế là hậu quả đã xảy ra hay chưa.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Mối quan hệ giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Quy phạm pháp luật hành chính:
A. Chỉ do cơ quan hành chính ban hành.
B. Có thể nằm trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khác.
C. Phải do cá nhân ban hành.
D. Phải do quốc hội ban hành.
-
Câu 25:
14 là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Các tổ chức xã hội đều có điều lệ do tổ chức mình xây dựng nên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ người tố cáo:
A. 02
B. 03
C. 04
D. 05
-
Câu 29:
Đâu KHÔNG phải là tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên:
A. Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra.
B. Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật.
C. Có ít nhất 03 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ một số trường hợp đặc biệt.
D. Thanh tra viên chuyên ngành phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.
-
Câu 30:
Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ:
A. Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.
B. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
C. Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đơn ngành, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
D. Không cần phân rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc Bộ mà phải phối hợp cùng thực hiện.