415 câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học
Tổng hợp 415 câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
-
Câu 1:
Đề kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng phát triển năng lực gồm các câu hỏi bài tập được thiết kế theo mức 4 là:
A. Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.
B. Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
C. Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
D. Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong học tập, cuộc sống.
-
Câu 2:
Một trong những tiêu chí theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về "Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước" là:
A. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
B. Có thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải tiến công tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục.
C. Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu dân cư.
D. Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện.
-
Câu 3:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Giáo viên không dùng điểm số ở các bài kiểm tra để đánh giá học sinh
B. Giáo viên dùng điểm số để đánh giá định kì
C. Giáo viên không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân ở các bài kiểm tra
D. Bài kiểm tra được giáo viên trả lại cho học sinh
-
Câu 4:
Bước: Kết luận trong quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề gồm các việc:
A. Thực hiện kế hoạch; Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Phát biểu kết luận.
B. Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới.
C. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Đề xuất vấn đề mới.
D. Phát biểu vấn đề cần giải quyết; Thảo luận kết quả và đánh giá; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới.
-
Câu 5:
Để hình thành và bảo vệ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp qua xây dựng văn hóa nhà trường, phải chú ý xây dựng những vấn đề gì?
A. Xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa các thành viên trong nhà trường
B. Giáo dục kĩ năng xã hội cần thiết
C. Môi trường giáo dục công bằng và dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 6:
Một trong những biện pháp chỉ đạo việc hỗ trợ liên kết các trường của các cơ quan quản lí giáo dục là:
A. Xây dựng mô hình trường học mới.
B. Xây dựng mô hình trường học kiểu mẫu.
C. Xây dựng mô hình trường học kết nối theo đặc thù địa phương.
D. Xây dựng mô hình lớp học có sự tham gia của PHHS.
-
Câu 7:
Hoạt động thảo luận, suy ngẫm sau hoạt động dự giờ của giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vào nội dung nào dưới đây?
A. Đánh giá thành công của tiết dạy; xếp loại giờ dạy của giáo viên; rút kinh nghiệm; Áp dụng vào dạy học.
B. Phân tích những tình huống quan sát được từ hoạt động học và kết quả học tập của học sinh trong giờ học.
C. Phân tích phương pháp dạy học, sản phẩm học tập của học sinh trong giờ học; Rút ra bài học kinh nghiệm.
D. Nghiên cứu đối chiếu nội dung và mục tiêu bài học; Phân tích phương pháp, đánh giá dạy học của giáo viên.
-
Câu 8:
Đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự và bồi dưỡng giáo viên tại trường, tập huấn giáo viên cần tập trung vào những hoạt động nào?
A. Dự giờ, góp ý.
B. Báo cáo chuyên đề.
C. Tập huấn giáo viên.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
-
Câu 9:
Một trong những hoạt động hợp tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả là:
A. Trao đổi thiết bị dạy học giữa các trường để mỗi trường có được những thiết bị chất lượng.
B. Trao đổi học sinh giữa các trường để mỗi trường có được những học sinh chất lượng.
C. Thành lập các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của từng khối lớp riêng biệt.
D. Chia sẻ những bài học kinh nghiệm, sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp thực tiễn mà mỗi GV, mỗi trường, mỗi địa phương đã áp dụng thành công.
-
Câu 10:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, quy định nội dung đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh bao gồm:
A. Chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết yêu thương
B. Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm
C. Trung thực, kỉ luật; đoàn kết; yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước
D. Chăm học, chăm làm; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm
-
Câu 11:
Theo anh (chị),năng lực được cấu thành từ các yếu tố nào?
A. Tri thức
B. Kĩ năng
C. Các điều kiện tâm lí
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 12:
Khảo sát chỉ báo "Biết một số cách thức tác động đối với học sinh có năng khiếu đặc biệt hoặc học sinh chậm phát triển" thuộc tiêu chí nào?
A. Năng lực chủ nhiệm lớp.
B. Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi.
C. Năng lực tư vấn và tham vấn học sinh tiểu học.
D. Năng lực giao tiếp.
-
Câu 13:
Học sinh tham gia đánh giá thường xuyên về học tập là:
A. Học sinh được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân.
B. Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân.
C. Học sinh tự hoàn thành sản phẩm của mình.
D. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
-
Câu 14:
Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông xây dựng theo hướng mở có nghĩa là:
A. Chương trình đảm bảo nội dung giáo dục cốt lõi, định hướng theo vùng miền, học sinh toàn quốc tùy chọn nội dung.
B. Chương trình đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc với học sinh toàn quốc.
C. Chương trình đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, không bắt buộc với học sinh toàn quốc.
D. Chương trình tùy chọn trên cơ sở các nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc với học sinh toàn quốc.
-
Câu 15:
Tùy nhiệm vụ, quy mô nhóm tốt nhất là:
A. 6-7 học sinh
B. 8 học sinh
C. 10 học sinh
D. 2-6 học sinh
-
Câu 16:
Người nghiên cứu sử dụng những thông tin thu được từ quá trình nghiên cứu lịch sử vấn đề ở các giải pháp đã thực hiện vào "Nghiên cứu sư phạm ứng dụng" của mình để làm gì?
A. Có luận cứ vững vàng cho giải pháp thay thế trong nghiên cứu sư phạm ứng dụng.
B. Xây dựng và mô tả giải pháp thay thế; bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu.
C. Chỉ ra những hoạt động đã thực hiện để điều chỉnh giải quyết các vấn đề tương tự.
D. Có luận cứ vững vàng cho giải pháp thay thế; bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu.
-
Câu 17:
Theo anh (chị), yêu cầu nào sau đây không thuộc lĩnh vực kiến thức?
A. Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
B. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
C. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy
D. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác
-
Câu 18:
Trong quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, người nghiên cứu cần tìm hiểu những thông tin nào qua các đề tài đã thực hiện dưới đây?
A. Chọn thông tin thay thế cho giải pháp đang sử dụng trong những giải pháp đã đọc; Nghiên cứu tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng; Tìm luận cứ vững vàng cho giải pháp thay thế.
B. Phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các kết luận và khuyến nghị sau khi so sánh với thực tiễn nghiên cứu, rồi áp dụng.
C. Tìm kiếm một số nguồn tin đáng tin cậy; Đọc và tóm tắt thông tin hữu ích, lưu lại các công trình nghiên cứu đã tham khảo để nghiên cứu thêm. Hạn chế của giải pháp.
D. Nội dung bàn luận về các vấn đề tương tự; Cách thực hiện giải pháp cho vấn đề; Bối cảnh giải pháp; Cách đánh giá hiệu quả của giải pháp; Các số liệu và dữ liệu liên quan; Hạn chế của giải pháp.
-
Câu 19:
Theo anh (chị), muốn xây dựng được thương hiệu của nhà trường thì nhà quản lí giáo dục phải tập trung vào những nguyên tăc nào?
A. Tập trung vào người học; hướng vào chất lượng và các giá trị nhân văn; tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở các cấp; hợp đồng hay giao việc công bằng, công khai, minh bạch.
B. Mạo hiểm trong thay đổi và phát triển; môi trường hợp tác và kĩ năng cộng tác; phân cấp quản lí và thực hiện quy chế dân chủ hợp pháp.
C. Phát triển nhân tố con người; văn hóa hội họp và lễ hội; cấu trúc tổ chức trường theo chiến lược học hỏi; quản lí dựa vào tiếp cận văn hóa tổ chức.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 20:
Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông:
A. Tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên.
B. Phân hóa ở các lớp học dưới, tích hợp dần ở các lớp học trên.
C. Phân hóa ở các môn học xã hội, tích hợp ở các môn học tự nhiên.
D. Phân hóa ở các môn học tự nhiên, tích hợp ở các môn học xã hội.