320 câu trắc nghiệm Luật hình sự
Với hơn 320 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hình sự (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trường hợp nào sau đây được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
A. Ngay sau khi thực hiện tội phạm người phạm tội đã có hành vi ngăn chặn hậu quả
B. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì nạn nhân chống trả
C. Không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản
D. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì có người khác ngăn cản
-
Câu 2:
Bộ luật hình sự có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?
A. Công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
B. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 3:
Trong mọi trường hợp người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam Điều phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Những dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của giai đoạn phạm tội chưa đạt?
A. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan
B. Người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng
C. Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
D. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân chủ quan
-
Câu 5:
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử theo nguyên tắc nào?
A. Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
B. Xét xử độc lập và theo lệnh của cấp trên
C. Xét xử theo chỉ đạo và chỉ tuân theo pháp luật
D. Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
-
Câu 8:
Hình phạt nào là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội:
A. Cấm cư trú
B. Cảnh cáo
C. Quản chế
D. Tịch thu tài sản
-
Câu 9:
Nhận định nào dưới đây sai:
A. Quan hệ pháp luật hành chính có tghể xuất hiện theo sáng kiến của bất kỳ bên nào.
B. Tranh chấp giưa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết chủ yếu theo trình tự hành chính.
C. Bên vi phạm yêu cầu của quy phạm Luật Hành chính phải chịu trách nhiệm trước bên kia khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính.
D. Trong quản lý pháp luật hành chính luôn phải có một chủ thể bắt buộc là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
-
Câu 10:
Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với người có hành vi VPPL là:
A. Chủ tịch UBND cấp huyện.
B. Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
-
Câu 11:
Tình tiết hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp 1 người tất cả đều đồng phạm hiếp dâm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Kì hộp Quốc hội thứ I Khoá mới được triệu tập chậm nhất bao lâu kể từ ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội:
A. 3 tháng.
B. 2 tháng.
C. 1 tháng.
D. 15 ngày.
-
Câu 13:
Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được quy định được quy định tại Điều 200 BLHS.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Tình thế cấp thiết
B. Sự kiện bất ngờ
C. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 15:
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
A. Từ 3 tháng đến 6 tháng.
B. Từ 3 tháng đến 1 năm.
C. Từ 6 tháng đến 1 năm.
D. Từ 6 tháng đến 2 năm.
-
Câu 16:
Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định như thế nào?
A. Khi không đủ chứng cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng quy định thì Công an phải kết luận người bị buộc tội không có tội
B. Khi người phạm tội bị điều tra mà không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội
C. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật hình sự thì cơ quan công an, cơ quan Tòa án phải kết luận người bị buộc tội không có tội
D. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội
-
Câu 17:
Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Hình phạt nào sau đây không được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
A. Tử hình, tù chung thân
B. Tù có thời hạn, tù 20 năm
C. Cảnh cáo, khiển trách
D. Cải tạo không giam giữ, cải tạo tại chỗ
-
Câu 19:
Hành vi phạm tội nào không phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam sau đây?
A. Hành vi phạm tội bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam
B. Hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam
C. Hành vi phạm tội kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam
D. Hành vi phạm tội không thuộc một trong các trường hợp a, b, c nêu trên
-
Câu 20:
Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng khác nhau ở chổ hình phạt tù cụ thể Đ8 là đưới 3 năm và trên 3 năm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tôi xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định như thế nào?
A. Người bị buộc tội có nghĩa vụ tự bào chữa, hoặc thuê luật sư bào chữa
B. Người bị buộc tội có quyền không khai gì mà nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình
C. Bị can không có quyền tự bào chữa mà phải nhờ luật sư bào chữa cho mình
D. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa
-
Câu 24:
Căn cứ để khám người theo thủ thủ tục hành chính:
A. Khi cần thu thập thêm tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý VPHC.
B. Khi cần xác định chính xác người VPHC.
C. Khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện VPHC.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 25:
Những biểu hiện khách quan nào bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm?
A. Các điều kiện khác: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
B. Hậu quả nguy hiểm cho XH
C. Hành vi nguy hiểm cho XH
D. Cả a, b, c đúng