1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Kĩ thuật sinh học phân tử xác định gen kháng thuốc của các VSV gây bệnh. Chọn câu đúng:
A. Trực khuẩn lao thiếu catalase (gen Kat G) dẫn đến kháng rifamicin và kháng INH
B. S.aureus kháng methicillin
C. Streptococcus pneumoniae kháng penicillin (gen pbp 2X)
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 2:
Biện pháp cơ bản có giá trị hàng đầu trong phòng chống nhiễm trùng tại bệnh viện là:
A. Kỹ thuật vô trùng
B. Công tác kiểm tra vô trùng
C. A và B đúng
D. Vệ sinh môi trường xung quanh bệnh viện
-
Câu 3:
Thuốc kháng sinh nào ức chế tổng hợp vách vi khuẩn:
A. Nhóm β-lactam.
B. Nhóm aminozid.
C. Nhóm quinolon.
D. Nhóm chloramphenicol.
-
Câu 4:
Về nguyên tắc sử dụng vaccin, điều nào sau đây đúng:
A. Tiêm chùng thực hiện trên phạm vi rộng, đạt tỉ lệ tối thiểu 50%
B. Chỉ có trẻ em và những người dưới 30 tuổi mới cần tiêm vaccin
C. Khoảng cách hợp lý giữa các lần tiêm chủng là 1 tháng
D. Kháng thể sẽ xuất hiện ngay sau khi tiêm vaccin
-
Câu 5:
Đặc điểm các yếu tố độc lực của vi sinh vật:
A. Ở những vi khuẩn độc lực, yếu tố bám luôn tương quan với độc lực.
B. Vi sinh vật muốn gây được bệnh thì điều kiện đầu tiên là phải bám được vào tế bào.
C. Chỉ những vi khuẩn có pili mới có khả năng bám vào tế bào và gây bệnh.
D. Chỉ những vi khuẩn Gram (-) có pili mới có khả năng bám vào tế bào và gây bệnh.
-
Câu 6:
Đặc điểm dạng đề kháng giả trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
A. Chiếm phần lớn trong kháng thuốc của vi khuẩn.
B. Xảy ra ở những vi khuẩn nội tế bào.
C. Không do nguồn gốc di truyền.
D. Có nguồn gốc di truyền hoặc không di truyền.
-
Câu 7:
Số lượng quyết định kháng nguyên được gọi là hóa trị kháng nguyên:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota thường gây tử vong vì:
A. Gây dịch lớn.
B. Dùng kháng sinh không kịp thời.
C. Xảy ra ở người già trên 60 tuổi.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 9:
Liên quan đến nhiễm trùng từ cộng đồng, chọn câu không đúng:
A. Xảy ra trên bệnh nhân suy giảm sức đề kháng vừa hoặc nhẹ
B. Vi khuẩn có phạm vi tác động rộng, thường gặp ở người bình thường
C. Phương pháp vệ sinh đơn giản không làm giảm nguy cơ nhiễm trùng
D. Vi khuẩn thường nhạy cảm với kháng sinh
-
Câu 10:
Phản ứng có sự tham gia của kháng kháng thể là:
A. Miễn dịch điện di
B. Miễn dịch huỳnh quang dạng trực tiếp
C. Miễn dịch huỳnh quang dạng gián tiếp
D. Miễn dịch huỳnh quang dạng Sandwich
-
Câu 11:
Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu có tên là:
A. MIC
B. MBC
C. MHC
D. MOC
-
Câu 12:
Về phương diện dịch tễ học của bệnh rubella, câu nào sau đây đúng?
A. Bệnh lan truyền bằng các hạt nhỏ qua đường hô hấp
B. Lưu hành khắp thế giới
C. Dịch bệnh xảy ra theo chu kì 6-9 năm, đại dịch 20-25 năm
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 13:
Phân biệt vi khuẩn bạch hầu và giả bạch hầu nhờ:
A. Glucose
B. Maltose
C. Urease
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của kháng sinh:
A. Các loại kháng sinh khác nhau thì có hoạt phổ khác nhau.
B. Có nhiều cách để phân loại kháng sinh.
C. Hoạt tính của một kháng sinh có tác dụng giống nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn.
D. Vi khuẩn cũng có thể sản xuất ra kháng sinh.
-
Câu 15:
Vi khuẩn thường trú đường niệu-sinh dục chủ yếu ở thiếu nữ tuổi dậy thì không bao gồm:
A. Staphylococci
B. Streptococci
C. Escherichia Ecoli
D. Lactobacilli
-
Câu 16:
H.pylori tiết ra các men:
A. Urease, catalase, oxidase
B. Urease, catalase, phosphatase
C. Urease, oxidase, phosphatase
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Đặc tính của Shigellla flexneri, ngoại trừ:
A. Có sinh hơi
B. Lên men mannitol và ornithine decarboxylase
C. Không sinh H2S và citrate
D. Có nhiều ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác
-
Câu 18:
Đặc điểm, vai trò của độc tố tả:
A. Tiểu phần A hoạt hóa adenyl cyclase làm tăng AMP vòng.
B. Tiểu phần A gắn vào thụ thể GM1 của niêm mạc ruột.
C. Tiểu phần B hoạt hóa adenyl cyclase làm tăng AMP vòng.
D. Độc tố LT gồm 1 tiểu phần B và 5 tiểu phần A.
-
Câu 19:
Tính đặc hiệu kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram dương được quyết định bởi:
A. Thành phần peptidoglycan.
B. Thành phần acid techoic và protein M hay protein A.
C. Thành phần peptidoglycan và polysacchrit.
D. Tùy mỗi loại vi khuẩn mà một trong các thành phần trên quyết định tính đặc hiệu kháng nguyên thân.
-
Câu 20:
Chọn nhận định sai về Clostridium difficile:
A. Là trực khuẩn gram dương hình que
B. Toxin A giống độc tố tả
C. Toxin B là độc tố ruột
D. Toxin B phá hủy hệ thống vi sợi tế bào
-
Câu 21:
Về tính đột biến kháng nguyên của virus cúm, chọn câu đúng:
A. Kháng nguyên NP thường xuyên thay đổi
B. Kháng nguyên HA và NA không thay đổi
C. Có hai loại là đột biến kháng nguyên từ từ và đột ngột
D. Một biến thể chỉ cần một đột biến sẽ làm xuất hiện dòng virus mới có ý nghĩa dịch tễ
-
Câu 22:
Hiện tượng NST được truyền từ tế bào cho qua tế bào nhận bằng cơ chế giao phối có khả năng xảy ra nhất khi:
A. Tế bào cho là F+ , tế bào nhận là F-
B. Tế bào cho là Hfr, tế bào nhận là F-
C. Tế bào cho là Hfr, tế bào nhận là F+
D. Tế bào cho là F-, tế bào nhận là Hfr
-
Câu 23:
Vi khuẩn thường trú thường không xuất hiện ở:
A. Ruột già
B. Vòm họng
C. Phế nang
D. Âm đạo
-
Câu 24:
Để phân lập các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt ta sử dụng môi trường nuôi cấy:
A. Dinh dưỡng
B. Phong phú
C. Phân biệt
D. Chọn lọc
-
Câu 25:
Biểu hiện lâm sàng thường gặp của tiêu chảy cấp do virus Rota:
A. Tiêu chảy.
B. Ối mửa.
C. Phân nước vàng, hiếm khi có máu , đàm.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 26:
Thực hiện rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh:
A. Là một trong những biện pháp chủ yếu để phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện
B. Là một biện pháp dịch tễ học để tránh ổ nhiễm trùng
C. Loại bỏ kịp thời các vi khuẩn trên tay
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Không liên quan đến miễn dịch tế bào chống lại các VSV nội bào:
A. MHC II
B. IL – 2
C. TH1
D. TH2
-
Câu 28:
Về bệnh rubella mắc phải câu nào sau đây sai?
A. Người là kí chủ duy nhất của virus rubella
B. Bệnh rubella mắc phải gây miễn dịch suốt đời
C. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng cao điểm vào mùa hè.
D. Kháng thể rubella IgG thường tồn tại suốt đời
-
Câu 29:
Lực liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể không bao gồm:
A. Lực liên kết đồng hoá trị
B. Lực liên kết hydrogen
C. Lực liên kết Van der Waal‟s
D. Lực liên kết tĩnh điện
-
Câu 30:
Số mệnh đề đúng khi nói về RSV:
(1) Virus hô hấp hợp bào là tác nhân quan trọng gây viêm tai giữa.
(2) Nếu trẻ bị bệnh tim bẩm sinh lại nhiễm virus hô hấp hợp bào thì tỉ lệ tử vong lên tới 50%.
(3) Miễn dịch bảo vệ là kháng thể từ mẹ truyền sang có trong 2 tháng đầu với hiệu giá cao.
(4) Virus hô hấp hợp bào có mức interferon cao và tương quan với sự biến mất virus.
(5) IgA giảm dần theo tuổi.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 31:
Đặc điểm của virion:
A. Là một hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc cơ bản
B. Là hạt virus khiếm khyết một vài thành phần cấu trúc
C. Là hạt virus không hoàn chỉnh, chỉ có vỏ capsid
D. Là hạt virus chỉ có acid nucleic và capsomer
-
Câu 32:
Khi lượng kháng nguyên p24 trong máu tăng trở lại đối với bệnh nhân HIV, kết luận:
A. Bệnh tiên lượng xấu
B. Thuốc điều trị có hiệu quả
C. Chuyển sang giai đoạn giữa
D. A hoặc C đều đúng.
-
Câu 33:
Phòng bệnh đặc hiệu phòng ngừa bệnh Leptospirosis:
A. Diệt chuột
B. Kiểm sát, vệ sinh môi trường
C. Chưa có vaccin phòng bệnh
D. Tất cả đều sai
-
Câu 34:
Chọn phát biểu sai về virus khiếm khuyết.
A. Virus khiếm khuyết bị thiếu một hay nhiều gen chức năng.
B. Cần sự hỗ trợ hoạt động từ các virus khác.
C. Có thể xuất hiện trong tự nhiên hay tạo ra trong phòng thí nghiệm
D. Các virus khiếm khuyết tạo ra do đột biến mất đoạn tự nhiên tạo điều kiện cho sự nhân lên của virus tương đồng.
-
Câu 35:
Vaccin MMR phòng ngừa ba bệnh nào:
A. Quai bị – Rubella – Sởi
B. Uốn ván – Bạch hầu – Ho gà
C. Sởi – Ho gà – Uốn ván
D. Uốn ván – Rubella – Bạch hầu
-
Câu 36:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với nha bào:
A. Chúng hoạt động biến dưỡng rất mạnh
B. Chúng chứa rất ít nước
C. Chúng đề kháng cao hơn dạng sinh dưỡng rất nhiều
D. Một số trực khuẩn Gram dương có khả năng tạo nha bào.
-
Câu 37:
Đối với HSV, phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm nào không dùng trong các trường hợp tái phát:
A. Thử nghiệm kết hợp bổ thể
B. Thử nghiệm trung hòa
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 38:
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của các trường hợp nhiễm virus quai bị là:
A. Sưng tuyến nước bọt
B. Nổi quầng đỏ trên da
C. Rụng tóc
D. Ho, sốt
-
Câu 39:
Tính chất sinh hóa của phẩy khuẩn tả là:
A. Catalase (-), Oxidase (+), lên men đường lactose, urease (-), lysine và ornithine decarboxylase (+)
B. Catalase (+), Oxidae (+), lên men đường glucose sinh hơi, H2S (-), urese (+)
C. Catalase (+), Oxidase (+), manitol (+), H2S (-), urease (-), lysine và ornithine decarboxylase (+)
D. Phản ứng Voges - Proskauer âm tính với khuẩn tả Eltor nhưng dương tính với khuẩn tả cổ điển
-
Câu 40:
Liên quan đến cấu tạo hóa học của trực khuẩn lao là:
A. Protein được gắn kết vào các mảnh sáp, không kích thích cở thể sinh kháng thể
B. Protein có tác động gây mẫn cảm tức thì
C. Polysaccharide có tác động gây mẫn cảm muộn
D. Yếu tố tạo thừng làm cho vi khuẩn mọc trong canh cấy lỏng xếp thành chuỗi song song và xoắn lại với nhau như sợi thừng