1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam:
A. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước, hiện đại hóa
B. Kiện toàn tổ chức, Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
C. Thực hiện tinh giảm biên chế trong cơ quan nhà nước
D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phải của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân?
A. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
B. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
C. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, an ninh, trật tự và báo cáo UBND trong phiên họp gần nhất.
D. Ra quyết định, Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
-
Câu 3:
Giả sử bạn làm việc ở Cục thuế Hà Nội và được cấp một địa chỉ vào mạng là nva, bạn sẽ có địa chỉ email như thế nào?
A. nva@gdt.gov.vn
B. nva@han.gdt.gov.vn
C. nva.han@gdt.gov.vn
-
Câu 4:
Để theo dõi số thuế đã nộp của doanh nghiệp, Cục Thuế phải sử dụng phần mềm ứng dụng nào?
A. TIN
B. BCTC
C. QLT_TKN
-
Câu 5:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, từ chức là việc đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm:
A. Công chức lãnh đạo, quản lý / đã hết
B. Cán bộ, công chức / chưa hết
C. Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý / chưa hết
D. Cán bộ / chưa hết
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây là một trong bốn nội dung cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010?
A. Cải cách nền kinh tế nhiều thành phần.
B. Cải cách tài chính công.
C. Cải cách hệ thống dịch vụ.
D. Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị.
-
Câu 7:
Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc của quản lý NSNN?
A. Nguyên tắc dân chủ
B. Nguyên tắc thống nhất
C. Nguyên tắc quy trách nhiệm
D. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
-
Câu 8:
Đặc tính nào dưới đây không phải là đặc tính của nền hành chính Nhà nước ta?
A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
B. Tính pháp quyền.
C. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng.
D. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao.
-
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta?
A. Nguyên tắc liên tục, kế thừa.
B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm
D. Nguyên tắc không vụ lợi.
-
Câu 10:
Trong kỳ tính thuế tháng 7/2009, Công ty A mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất D để xuất khẩu nhưng chỉ xuất khẩu một phần, phần còn lại thì tiêu thụ hết ở trong nước. Công ty A phải khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt kỳ tính thuế tháng 7/2009 cho:
A. Toàn bộ số hàng hoá đã mua của cơ sở sản xuất D trong kỳ tính thuế tháng 7/2009.
B. Toàn bộ số hàng hoá đã xuất khẩu mua của cơ sở sản xuất D trong kỳ tính thuế tháng 7/2009
C. Toàn bộ số hàng hoá đã tiêu thụ trong nước mua của cơ sở sản xuất D trong kỳ tính thuế tháng 7/2009.
D. Cả a, b, c đều sai.
-
Câu 11:
Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần Quỹ phát triển khoa học công nghệ sử dụng sai mục đích là:
A. Lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi.
B. Lãi suất tính theo tỷ lệ phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây là đặc tính của nền hành chính nhà nước:
A. Bình đẳng, hiệu quả
B. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
C. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao
D. Tính quyền lực nhà nước
-
Câu 13:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, vị trí việc làm được định nghĩa:
A. Là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định quỹ lương và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
B. Là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu để tuyển dụng công chức phù hợp với biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
C. Là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
D. Là công việc gắn với bản mô tả công việc và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
-
Câu 14:
Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
A. Quyết định
B. Nghị quyết, quyết định
C. Quyết định, chỉ thị, thông tư
D. Quyết định, chỉ thị
-
Câu 15:
Phương án nào là chính quyền địa phương ở nông thôn:
A. phương ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
B. phương ở tỉnh, huyện, xã.
C. phương ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
D. Chính quyền địa phương ở phường, thị trấn.
-
Câu 16:
Cán bộ, công chức không có nghĩa vụ nào dưới đây khi thực thi công vụ?
A. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
B. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
C. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ
D. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao
-
Câu 17:
Nghĩa vụ nào sau đây là nghĩa vụ của Cán bộ - công chức trong thi hành công vụ:
A. Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan
B. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thi hành công vụ
C. Nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ của cơ quan, tổ chức
D. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cấp trên trong mọi trường hợp
-
Câu 18:
Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi nào?
A. Người ký văn bản không đúng thẩm quyền.
B. Văn bản bị chồng chéo ( có văn bản khác cùng nội dung ở điểm nào đó).
C. Văn bản ban hành đã quá lâu.
D. Được thay thế bằng văn bản mới.
-
Câu 19:
Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nhiệm vụ của:
A. Bộ tài chính
B. Tổng cục thuế
C. Cục thuế
D. Chi cục thuế
-
Câu 20:
Phương án nào dưới đây không phải là quan điềm xây dựng và thực hiên chính sách xã hội ở nước ta?
A. Quan điểm phát triển;
B. Quan điểm nhân văn;
C. Quan điểm hệ thống đồng bộ
D. Quan điểm hiệu quả kinh tế
-
Câu 21:
Vì sao cần có QLNN đối với doanh nghiệp:
A. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nhân tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích. Các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà các chỉ có nhà nước mới có khả năng xử lý các xung đột đó
B. Mọi doanh nghiệp đều hướng tới lợi ích KT riêng của mình xẩy ra sự tranh giành về lợi ích, phát sinh mâu thuẫn về lợi ích
C. Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, trong đó có những vần đề mà từng doanh nhân riêng biệt không đủ khả năng giải quyết
D. Cả A và C
-
Câu 22:
Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt?
A. 30 ngày
B. 45 ngày
C. 60 ngày
D. 90 ngày
-
Câu 23:
Phương pháp Quản lý nhà nước về kinh tế:
A. Phương pháp hành chính
B. Phương pháp kinh tế
C. Phương pháp giáo dục
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 24:
Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền:
A. Tiến hành xem xét kỷ luật hạ bậc lương
B. Giải quyết thôi việc
C. Tiến hành xem xét kỷ luật giáng chức
D. Bố trí công tác khác đối với công chức
-
Câu 25:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, phân biệt công chức theo ngạch được bổ nhiệm, công chức gồm có các loại sau đây?
A. Loại A, B
B. Loại A, B, C
C. Loại A, B, C, D
D. Loại A, B, C, D, E
-
Câu 26:
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
A. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
B. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
C. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
D. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
-
Câu 27:
Chọn đáp án đúng nhất:
A. Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế tăng, thu ngân sách nhà nước giảm
B. Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước tăng, thu ngân sách nhà nước tăng
C. Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên tăng khi thu ngân sách nhà nước tăng
D. GDP bình quân đầu người tăng, thu ngân sách nhà nước giảm
-
Câu 28:
Các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế là:
A. Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu; Người nộp thuế đã có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2 năm tính từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước;
B. Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định; Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
C. Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu; Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 29:
Đại hội đại biểu Đảng bộ cấp tỉnh họp:
A. 5 năm 4 lần
B. 5 năm 1 lần
C. 5 năm 2 lần
D. 5 năm3 lần
-
Câu 30:
Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là:
A. Sử dụng các cơ quan chuyên môn trong nước như kiểm toán nhà nước, các tổ chức tư vấn kinh tế v.v… và khi cần thiết có thể sử dụng các tổ chức quốc tế, các chuyên gia nước ngoài vào việc kiểm tra hoạt động kinh tế
B. Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng tốt xấu của các hoạt động kinh tế, và theo dõi, xét xem sự hoạt động kinh tế đươc thực thi đúng hoặc sai đối với các quy định của pháp luật
C. Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân, của các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan ngôn luận, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc kiểm tra hoạt động kinh tế
D. Tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với Chính phủ và các Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về kinh tế