1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Nguyên tắc điều trị "con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con" là dựa trên mối quan hệ nào dưới đây:
A. Ngũ hành tương sinh
B. Ngũ hành tương khắc
C. Ngũ hành tương thừa
D. Ngũ hành tương vũ
-
Câu 2:
Tiêu chuẩn của tá dược dính trong hào chế thuốc hoàn:
A. Không gây mùi khó chịu, dễ bảo quản
B. Không gây mùi khó chịu, dễ bảo quản
C. Khả năng dính trung bình để dễ giải phóng hoạt chất
D. Có thể gây ra tác dụng phụ ở mức độ nhẹ D. Ở nhiệt độ cơ thề không làm viên bị rã
-
Câu 3:
Nằm ở tận cùng phía ngoài nếp gấp khuỷu tay khi gấp khuỷu tay một góc 45o là huyệt:
A. Khúc trạch
B. Xích trạch
C. Khúc trì
D. Thiếu hải
-
Câu 4:
Hỏi về kinh nguyệt. Kinh nguyệt cục tím bầm là do:
A. Hàn nhiệt
B. Hư nhiệt
C. Huyết nhiệt
D. Đàm nhiệt
-
Câu 5:
Để điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên, người ta có thể châm xuyên:
A. Hạ quan → Thính cung
B. Tình minh → Toản trúc
C. Đồng tử liêu → Thái dương
D. Giáp xa → Hạ quan
-
Câu 6:
Sắc mặt bệnh nhân đỏ bừng kèm theo sốt cao thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
A. Âm thịnh
B. Dương thịnh
C. Âm hư
D. Dương hư
-
Câu 7:
Triệu chứng lâm sàng của Hen phế quản thể Hàn háo:
A. Hô hấp khí súc
B. Trong họng khò khè
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 8:
Nhóm huyệt thích hợp để điều trị liệt tay do TBMMN:
A. Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Nội quan, Thái uyên
B. Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trạch, Nội quan, Thần môn
C. Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Bát tà
D. Kiên ngung, Thủ tam lý, Xích trạch, Hợp cốc, Khúc trạch
-
Câu 9:
Tạng can khắc tạng tỳ gây bệnh loét dạ dày hành tá tràng là do cơ chế phát sinh bệnh nào dưới đây:
A. Tương sinh
B. Tương khắc
C. Tương thừa
D. Tương vũ
-
Câu 10:
Vị trí huyệt Huyết hải:
A. Từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn
B. Từ bờ trên xương bánh chè đo lên 2 thốn, đo vào trong 1 thốn
C. Từ điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn đo ra ngoài 2 thốn
D. Từ điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, đo vào trong 2 thốn
-
Câu 11:
Đau đầu cấp thường có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Đau kịch liệt, không ngừng, có khi đau giật nhói
B. Thường do mắc ngoại cảmhoặc do khí huyết hư suy
C. Người bệnh khó chịu, chóng mặt hoặc buồn nôn
D. Thường do can dương vượng, đờm trọc thực tích
-
Câu 12:
Để phòng bệnh tâm căn suy nhược cần chú trọng các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tránh các chấn thương về tâm thần
B. Sinh hoạt, làm việc hợp lý
C. Rèn luyện nhân cách
D. Dùng thuốc bổ thường xuyên
-
Câu 13:
Ở chỗ lõm đầu dưới trong xương bánh chè là huyệt:
A. Huyết hải
B. Lương khâu
C. Độc tỵ
D. Tất nhãn
-
Câu 14:
Trong cương pháp thì âm chứng được hình thành:
A. Lý hư.
B. Lý hư hàn.
C. Biểu thực.
D. Thực nhiệt.
-
Câu 15:
Công năng chù trị cùa vị thuốc Thị đế?
A. Phá khí, tiêu tích
B. Giáng vị khí nghịch
C. Hóa đàm trừ bang
D. Giải độc, trừ phong
-
Câu 16:
Nguyên nhân hay gặp nhất gây bệnh Liệt dây thần kinh VII ngoại biên theo Y học hiện đại là do:
A. Lạnh
B. Nhiễm trùng
C. Chấn thương
D. Lạnh, nhiễm trùng
-
Câu 17:
Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào 12 kinh, hòa hoãn sự mãnh liệt phương thuốc?
A. Quân
B. Thần
C. Tá
D. Sứ
-
Câu 18:
Thủ thuật tốt nhất được áp dụng cho bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên do lạnh là:
A. Châm bổ
B. Châm tả
C. Ôn châm
D. Cứu ngải
-
Câu 19:
Đánh trống ngực, thở ngắn, tự ra mồ hôi, người lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt xanh, lưỡi nhạt, mạch nhược là những triệu chứng của hội chứng:
A. Tâm tỳ hư
B. Tâm âm hư
C. Tâm dương hư
D. Phế âm hư
-
Câu 20:
Không nên dùng hoặc dùng thận trọng thuốc cố sáp trong trường hợp cơ thể hư nhược, ngoài tà đang còn ở phần biểu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Người âm hư không dùng thuốc:
A. Thanh nhiệt hóa đàm
B. Ôn hóa đàm hàn
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 22:
Khi dùng thuốc nào sau đây cần chú ý không nên dùng liều cao khi tân dịch đã hao tổn:
A. Thuốc thanh nhiệt giải độc
B. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa
C. Thuốc thanh nhiệt táo thấp
D. Thuốc thanh nhiệt lương huyết
-
Câu 23:
Ở chỗ lõm đầu dưới ngoài xương bánh chè là huyệt:
A. Huyết hải
B. Độc tỵ
C. Tất nhãn
D. Dương lăng tuyền
-
Câu 24:
Để dự phòng bệnh liệt dây VII ngoại biên cần phải:
A. Tránh lạnh, phòng ngừa sang chấn
B. Phòng các bệnh nhiễm trùng ở tai
C. Xoa bóp vùng mặt thường xuyên
D. Luyện tập nâng cao sức khỏe, khám bệnh định kỳ
-
Câu 25:
Tinh chế tinh dầu: loại tạp chất bằng cách rừa tinh dầu với nước muối có nồng độ bao nhiêu phần trăm
A. 1% - 2%
B. 5% -10%
C. 4% - 7%
D. 2% - 6%
-
Câu 26:
Cảm cúm Đông y gọi là gì?
A. Trúng phong
B. Trúng thử
C. Thương phong
D. Huyền vựng
-
Câu 27:
Trong các dạng chế biến sau dạng nào có hàm lượng alkaloid cao nhất:
A. Hắc phụ phiến
B. Diêm phụ
C. Bạch phụ phiến
D. Hàm lượng như nhau
-
Câu 28:
Bài thuốc điều trị Đau thắt lưng thể Thận âm suy:
A. Hữu quy hoàn
B. Tả quy hoàn
C. Kỷ cúc địa hoàng hoàn
D. Bát trân nang
-
Câu 29:
Nguyên nhân gây Đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền:
A. Phong hàn
B. Phong nhiệt
C. Chấn thương cột sống
D. Tất cả đúng
-
Câu 30:
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên KHÔNG CẦN chú trọng mục nào dưới đây:
A. Tổ chức tư vấn về vấn đề bệnh tật và tâm lý
B. Tuyên truyền và giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng
C. Phục hồi tình trạng liệt dây VII ngoại biên bằng châm cứu, xoa bóp
D. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân và phương pháp tự xoa bóp