1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Đối tượng nào sau đây mắc bệnh thương hàn thường có bệnh cảnh dễ nhận diện hơn cả:
A. Phụ nữ có thai
B. Người lớn tuổi
C. Thanh niên
D. Trẻ em
-
Câu 2:
Trong vụ dịch sốt dengue xuất huyết, biện pháp khống chế Aedes egypti khẩn cấp tốt nhất là:
A. Phun diệt ở vùng có mật độ muỗi cao
B. Phun diệt trong nhà, ngoài vườn toàn bộ vùng dịch
C. Vệ sinh môi trường phải tốt hơn khi chưa có dịch
D. Tất cả mọi người ở vùng dịch ngủ trong màn tẩm hoá chất
-
Câu 3:
Điều trị viêm màng não mủ phải:
A. Khẩn trương, có kế hoạch theo dỏi, dùng kháng sinh có phổ khuẩn rộng
B. Khẩn trương, phối hợp kháng sinh đề phòng VMN thứ phát sau nhiễm trùng huyết
C. Khẩn trương, thay đổi kháng sinh ngay nếu sau 24 giơ lâm sàng không có diễn biến tốt lên
D. Khẩn trương, chọn kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ hoặc tần suất mắc bệnh, theo dõi đáp ứng trên lâm sàng và nước não tủy để có thái độ xử trí đúng
-
Câu 4:
Trong bệnh tả, khi trên lâm sàng có biểu hiện da khô, mắt trũng, dấu casper (+) thì mất nước ở:
A. Tổ chức dưới da
B. Trong lòng mạch
C. Khoảng kẽ
D. Nội bào
-
Câu 5:
Với thể bệnh thương hàn không biến chứng, các kháng sinh mới có thể cắt sốt sớm nhất là:
A. 1 ngày
B. 2 ngày
C. 3 ngày
D. 4 ngày
-
Câu 6:
Đinh nghĩa nhiễm khuẩn huyết là:
A. Sự đột nhập của vi khuẩn vào máu
B. Vi khuẩn có ở vị trí nhiễm ban đầu
C. Có ổ nhiễm khuẩn thứ phát
D. A,B,C là đúng
-
Câu 7:
Đặc điểm viêm não trong bệnh quai bị là, ngoại trừ:
A. Có thể để lại di chứng vận động hoặc tâm thần
B. Thường xảy ra 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai
C. Lâm sàng có hội chứng nhiễm trùng và các dấu hiệu tổn thương não
D. Đáp ứng với điều trị Acyclovir
-
Câu 8:
Trong điều trị nhiễm khuẩn huyết vai trò quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân là:
A. Tuân thủ tốt chế độ điều trị
B. Giải quyết những khó khăn về cuộc sống bệnh nhân
C. Hướng dẫn cho bệnh nhân về chuyên môn
D. Hỗ trợ từ gia đình về kinh tế
-
Câu 9:
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh thuỷ đậu:
A. Từ 7-10 ngày
B. Từ 7-14 ngày
C. Từ 10-14 ngày
D. Từ 10-21 ngày
-
Câu 10:
Ðào ban ở lòng bàn tay chân ở người nhiễm HIV, gợi ý người thầy thuốc phải tìm thêm nguyên nhân:
A. Dị ứng với thuốc kháng HIV đang xử dụng
B. Giang mai kỳ 2
C. Ban do chính virut HIV gây ra
D. Ban do virut cơ hội Herpes Zoster tạo ra
-
Câu 11:
Thức ăn nào sau đây dễ nhiễm tác nhân gây bệnh thương hàn:
A. Sò hến
B. Rau
C. Trứng
D. Thịt
-
Câu 12:
Ban do não mô cầu có các tính chất sau, ngoại trừ:
A. Báo hiệu một nhiễm khuẫn huyết nặng nếu lan nhanh
B. Nếu không có viêm màng não, ở trẻ con, tiến triển nhanh các ban có tiên lượng nặng hơn
C. Thường có kèm theo triệu chứng viêm màng não mủ
D. Ban thường kèm theo ngứa
-
Câu 13:
Thời kỳ nung bệnh viêm não Nhật bản thể thông thường điển hình kéo dài:
A. Từ 5 đến 14 ngày
B. Từ 15 đến 21ngày
C. Khó xác định
D. > 21 ngày
-
Câu 14:
Bệnh cảnh lâm sàng Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và người già:
A. Hội chứng màng não là nổi bật kèm hôn mê
B. Thường không sốt,chủ yếu là dấu hiệu cơ năng, thực thể nghèo nàn
C. Đôi khi sốt là triệu chứng đơn độc được tìm thấy, còn triệu chứng cơ năng và thực thể rất nghèo nàn
D. Hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não rất rõ nét, tuy nhiên hôn mê bao giờ cũng hiện diện
-
Câu 15:
Tần suất viêm màng não mủ do Haemophilus influenza ở trẻ > 2 tháng - 6 tuổi là:
A. 40 - 50%
B. 30 - 39%
C. 20 - 29%
D. 10 - 19%
-
Câu 16:
Hậu quả của sự tổn thương màng các tế bào nội mô của mao mạch trong bệnh Leptospira là:
A. Tăng huyết áp và viêm mao mạch
B. Viêm mao mạch và thoát dịch
C. Viêm tắc các mao mạch và giảm tưới máu các cơ quan
D. Viêm mao mạch, thoát dịch và xuất huyết.
-
Câu 17:
Thời gian lây bệnh của người bị cúm cho những người chung quanh:
A. Từ 3 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 1 tuần
B. Từ 3 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 2 tuần
C. Từ 6 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 1 tuần
D. Từ 6 ngày trước khởi bệnh và kéo dài 2 tuần
-
Câu 18:
Những trường hợp nào sau đây bắt buộc phải có sự hiện diện của sốt:
A. Bệnh tự miễn
B. Dị ứng
C. Ung thư
D. Có tăng Interleukin 1 trong máu
-
Câu 19:
Bệnh SR đái Hemoglobin có đặc điểm:
A. Thường gặp chủ yếu ở người mới bị SR lần đầu tiên
B. Thường gặp ở người mắc bệnh SR nhiều lần
C. Thường gặp hơn sốt rét thể não
D. Thường kết hợp với các thể khác
-
Câu 20:
Các triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm dạ dày ruột cấp do tụ cầu:
A. Xuất hiện sớm sau khi ăn lâm sàng nôn, đau bụng, ỉa chảy
B. Xuất hiện sớm sau khi ăn, lâm sàng với sốt nôn tiêu chảy
C. Xuất hiện sớm sau khi ăn, lâm sàng, đi cầu xối xã, phân lõng vàng tanh
D. Xuất hiện sau 12 giờ sau khi ăn, lâm sàng sốt đau bụng tiêu chảy
-
Câu 21:
Ban do nhiễm lậu cầu lan toả có đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Có thể có dạng bọng nước xuất huyết
B. Thường phân bố quanh khớp, chi trên
C. Cấy máu hay cấy thương tổn có lậu cầu
D. Xuất hiện chủ yếu ở bộ phân sinh dục ngoài
-
Câu 22:
Trong bệnh Leptospira bênh nhân thường sốt 2 pha, pha sau nặng hơn pha trước?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Khi viêm gan vi rút B phối hợp vi rút D, thường diễn biến lâm sàng là:
A. Nhẹ
B. Nặng, có thể gây viêm gan tối cấp
C. Thể thông thường
D. Nặng ở người cao tuổi
-
Câu 24:
Vật chủ trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản là:
A. Muỗi
B. Người tiếp xúc trực tiếp, nguồn lây chủ yếu là người bệnh
C. Súc vật như lợn, ngựa
D. Bọ chét
-
Câu 25:
Trên thế giới, bệnh nhiễm virus dengue chủ yếu xảy ra ở:
A. các nước miền bán nhiệt đới
B. các nước miền ôn đới, nhiệt đới
C. các nước ôn đới, bán nhiệt đới
D. các nước nhiệt đới, bán nhiệt đới
-
Câu 26:
Thuốc được chọn lựa trong điều trị viêm màng não do tụ cầu là:
A. Ampiciline
B. Ceftriaxon
C. Ofloxacine
D. Vancomycine
-
Câu 27:
Bệnh nhân sốt mò có sưng hạch toàn thân, thì nhất định có sưng hạch mạc treo?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Kháng sinh được chỉ định trong điều trị dự phòng tái phát bệnh thấp khớp cấp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Nguyên tắc nào sau đây là ưu tiên nhất trong các nguyên tắc chỉ định các xét nghiệm để xử trí cấp cứu trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân là:
A. Các xét nghiệm ít hay không có tai biến trước các xét nghiệm có thể nguy hiểm cho bệnh nhân
B. Các xét nghiệm rẻ tiền trước các xét nghiệm đắt tiền
C. Các xét nghiệm đặc hiệu cho một bệnh đang nghi ngờ các xét nghiệm đánh giá tình trạng của bệnh nhân
D. Các xét nghiệm đánh giá các chức năng sống quan trọng của bệnh nhân trước các xét nghiệm khác
-
Câu 30:
Tác nhân gây nhiễm trùng da thường gặp trong bệnh thuỷ đậu là Liên cầu và Tụ cầu vàng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Biện pháp sau đây là có khả năng tối ưu để chặn đứng nhanh một vụ dịch sốt dengue xuất huyết:
A. Cộng đồng tham gia vệ sinh môi trường
B. Mọi người trong cộng đồng phải ngủ trong màn
C. Mỗi hộ gia đình tự phun thuốc diệt muỗi theo hướng dẫn
D. Cơ quan phòng dịch phun diệt muỗi
-
Câu 32:
Thuốc được chọn lựa đầu tiên để điều trị tăng huyết áp trong bệnh uốn ván là:
A. Nifedipine
B. Propranolol
C. Labetalol
D. Atenolol
-
Câu 33:
Các dấu lâm sàng gợi ý để chẩn đoán bệnh nhân đã sốc nhiễm khuẩn bao gồm:
A. Sốt hoặc hạ thân nhiệt
B. Hạ huyết áp kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn
C. Thở nhanh, nhịp tim nhanh
D. Rối loạn tâm thần cấp tính
-
Câu 34:
Hội chứng Weil bao gồm:
A. Vàng da, suy hô hấp
B. Suy thận cấp, hoại tử cơ
C. Ban xuất huyết toàn thân, hôn mê
D. ARDS, suy gan cấp
-
Câu 35:
Shigella là một loại trực khuẩn gram(-), di động, thuộc họ Enterobacteriaceae?
A. Đúng
B. Sai