100 câu trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng hợp và chia sẻ bộ đề trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Kì Giá Trị" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi phải thực hiện các nhiệm vụ nào?
A. Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
B. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký
C. Sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và nhu cầu của thị trường
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 2:
Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, Tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định thành lập khu rừng đặc dụng là các vườn quốc gia và các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn nhiều tỉnh?
A. Chính phủ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
D. Ủy ban nhân dân tỉnh
-
Câu 3:
Theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, những nội dung nào sau đây là quyền của Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi trong hoạt động kinh doanh?
A. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị từ nguồn vốn do hoạt động kinh doanh mang lại
B. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao
C. Đặt chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 4:
Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì xử lý như thế nào đối với người vi phạm?
A. Thu hồi tang vật là lâm sản
B. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm
C. Buộc khắc phục hậu quả
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 5:
Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định việc Kiểm tra đập định kỳ trước mùa mưa lũ hàng năm nhằm mục đích:
A. Theo dõi diễn biến các hư hỏng đã có của đập
B. Rút kinh nghiệm công tác phòng chống lũ, bão
C. Đánh giá chung về ổn định đập
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 6:
Theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện nào sau đây?
A. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng
B. Có giấy phép kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
C. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật
D. Cả a và c đúng
-
Câu 7:
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do tổ chức, cá nhân nào làm Trưởng ban?
A. Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
D. Chủ tịch nước
-
Câu 8:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Kinh tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của cấp nào sau đây?
A. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
B. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
C. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
D. Uỷ ban nhân dân cấp xã
-
Câu 9:
Những nội dung nào sau đây thuộc nguyên tắc quản lý an toàn đập quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập?
A. Bảo đảm an toàn đập trong xây dựng, quản lý, khai thác
B. Bảo đảm tính liên tục trong quản lý an toàn đập
C. Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác hồ chứa nước
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 10:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện và Phòng Kinh tế ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc cấp nào?
A. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
B. Uỷ ban nhân dân cấp xã
C. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
D. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
-
Câu 11:
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo hệ thống thống nhất, là:
A. Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
B. Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
C. Kiểm lâm Trung ương
D. Cả ba phương án a, b, c trên
-
Câu 12:
Theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi động vật trên cạn phải có điều kiện về chuồng nuôi như thế nào?
A. Được xây dựng kiên cố cho loài vật nuôi, dễ khử trùng tiêu độc
B. Bảo đảm vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
C. Có nơi chứa chất thải động, thực vật bảo đảm vệ sinh môi trường
D. Có nơi để thuốc diệt loài gặm nhấm và côn trùng gây hại
-
Câu 13:
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Liên Bộ Nông nghiệp - Bộ Nội vụ, hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của UBND cấp huyện là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nào của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn?
A. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
B. Về lâm nghiệp
C. Về phát triển nông thôn
D. a, b đúng
-
Câu 14:
Trong quan điểm nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn nông dân đóng vai trò gì của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới.
A. Là thành viên
B. Là đối tượng
C. Là chủ thể
-
Câu 15:
Theo Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ, nội dung nào sau đây không thuộc điều kiện chung an toàn về phòng cháy đối với khu rừng:
A. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định
B. Có trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo quy định
C. Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng trong toàn xã hội
D. Có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng
-
Câu 16:
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã quy định: tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng ở vùng đồng bằng sông Hồng là bao nhiêu để đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới?
A. Đạt 75%
B. Đạt 90%
C. Đạt 85%
D. Đạt 80%
-
Câu 17:
Theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cấp nào?
A. Chính phủ
B. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
C. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
D. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
-
Câu 18:
Theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển động vật dễ nhiễm bệnh dịch, sản phẩm động vật, thức ăn, chất thải qua vùng có dịch phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Phải được phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi đi qua vùng có dịch, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng tiêu độc ngay
B. Phải đi theo tuyến đường quốc lộ quy định và không được dừng lại
C. Phải tiêm phòng bắt buộc và khẩn cấp khi đi vào vùng có dịch
D. a và b đúng
-
Câu 19:
Theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, khi sản lượng bị thiệt hại 30% thì mức giảm thủy lợi phí là bao nhiêu?
A. Giảm 50 % thủy lợi phí
B. Giảm 70 % thủy lợi phí
C. Giảm toàn bộ thủy lợi phí
D. Cả a, b, c đều sai
-
Câu 20:
Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, phạm vi quy hoạch rừng đặc dụng được quy đinh như thế nào?
A. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước; quy hoạch rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch khu rừng đặc dụng
B. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
C. Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan
D. Cả a, b, c đều sai