Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020
Bộ GD&ĐT mã đề 205
-
Câu 1:
Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây:
A. CuSO4
B. NaOH.
C. MgSO4
D. NaCl
-
Câu 2:
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Axit glutamic.
B. Alanin.
C. Glyxin.
D. Metylamin.
-
Câu 3:
Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al(OH)3?
A. KNO3.
B. NaCl.
C. NaOH
D. K2SO4
-
Câu 4:
Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. FeCl3
B. Fe2O3.
C. FeO.
D. FeCl3
-
Câu 5:
Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây chứa muối kali cacbonat, Công thức của kali cacbonat là
A. KCI.
B. KOH.
C. NaCl.
D. K2CO3.
-
Câu 6:
Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh của
A. HCl
B. KNO3.
C. NaCl.
D. Na3PO4
-
Câu 7:
Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. HCI.
B. NaCl.
C. Ba(OH)2.
D. NaOH.
-
Câu 8:
Khí thải của một số nhà máy có chứa khí sunfurơ gây ô nhiễm không khí. Công thức của khí sunfurơ là
A. H2S.
B. NO2
C. NO.
D. SO2
-
Câu 9:
Tên gọi của este CH3COOCH3 là
A. etyl axetat.
B. metyl propionat.
C. metyl axetat.
D. etyl fomat.
-
Câu 10:
Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glyxin là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 11:
Chất nào sau đây tác dụng với nước sinh ra khí H2?
A. K2O.
B. Ca.
C. CaO.
D. Na2O.
-
Câu 12:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al
B. Mg.
C. K
D. Ca.
-
Câu 13:
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Mg2+
B. K+.
C. Fe2+
D. Ag+
-
Câu 14:
Thủy phân tristearin (C17H35COOC3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
A. CH3COONa.
B. C2H3COONa.
C. C17H33COONa.
D. CH3COONa.
-
Câu 15:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. NaCl
B. KNO3.
C. KCI.
D. HCI.
-
Câu 16:
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Etilen
B. Propan.
C. Metan.
D. Etan.
-
Câu 17:
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na
B. Ca.
C. Cu
D. Ba.
-
Câu 18:
Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là
A. 12
B. 6.
C. 5
D. 10.
-
Câu 19:
Có Chất X có công thức FeSO4. Tên gọi của X là
A. sắt (II) sunfat.
B. sắt (III) sunfat.
C. sắt (II) sunfua.
D. sắt (III) sunfua.
-
Câu 20:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polipropilen
B. Poli(hexametylen adipamit).
C. Poli(metyl metacrylat).
D. Polietilen
-
Câu 21:
Cho 2,25 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,91
B. 3,39
C. 2,85
D. 3,42
-
Câu 22:
Khi đốt cháy hoàn toàn 3,51 gam hỗn hợp glucozo và saccacrozo cần vừa đủ 0,12 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 3,60
B. 1,80
C. 2,07
D. 2,70
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein được tạo nên từ các chuỗi pit kết hợp lại với nhau
B. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit
C. Amino axit có tính chất lưỡng tính.
D. Đipeptit có phản ứng màu bure.
-
Câu 24:
Thủy phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có trong máu người và với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y bị thủy phân trong môi trường kiềm.
B. X không có phản ứng tráng bạc.
C. X có phân tử khối bằng 180.
D. Y không tan trong nước
-
Câu 25:
Hòa tan hết 0,81 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 448
B. 1344.
C. 672
D. 1008
-
Câu 26:
Cho lá kẽm mỏng vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, thấy lá kẽm tan dần và có bọt khí thoát ra. Chất X là:
A. Glixerol
B. Ancol etylic.
C. saccarozơ.
D. axit axetic.
-
Câu 27:
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch gồm Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch chứa muối.
A. Fe2(SO4)3 và Na2SO4.
B. FeSO4 và Na2SO4.
C. FeSO4
D. Fe2(SO4)3.
-
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
B. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
C. Ở nhiệt độ thường, CO khử được Al2O3.
D. Kim loại K có độ cứng lớn hơn kim loại Cr.
-
Câu 29:
Hòa tan hết 1,8 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,075 mol H2 Kim loại R là
A. Zn.
B. Ba
C. Fe.
D. Mg.
-
Câu 30:
Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: xenlulozơ axetat, visco, nitron, nilon-6,6?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 31:
Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư, thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hoàn tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 1M, thu được dung dịch chứa 34,6 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 8,3
B. 9.4.
C. 9,9.
D. 7,1.
-
Câu 32:
Khi thủy phân hết 3,42 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị m là
A. 1,89
B. 3,78
C. 2,34
D. 1,44
-
Câu 33:
Nhiệt phân hoàn toàn 11,88 gam X (là muối ở dạng ngâm nước), thu được khỉ và hơi) và 3,24 gam một chất rắn Z. Hấp thụ hết Y vào nước, thu được dung dịch T. Cho 80 ml dung dịch NaOH 1M vào T, thu được dung dịch chỉ chứa một muối, khối lượng của muối là 6,8 gam. Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong X là
A. 48,48%.
B. 59,26%.
C. 64,65%
D. 53,87%
-
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong mật ong có chứa fructozơ và glucozơ.
(b) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá
(c) Dầu dừa có thành phần chính là chất béo
(d) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bao hoặc môi trường axit
(e) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccaroza được dùng trong kĩ thuật tráng gương
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 35:
Thí nghiệm xác định định tính nguyên tử cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(b) Thí nghiệm trên, CuO có vai trò chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tô H thành H2O
(c) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử Saccarozo
(d) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để óng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 36:
Cho các sơ đồ phản ứng:
E + NaOH → X+Y
F+NaOH → X+Z
X + HCI → T+ NaCl
Biết: E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit - cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi, E và Z có cùng số nguyên tử cacbon; ME < MF <175.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có một công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Chất Z hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(c) Hai chất E và T có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Từ Y điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(e) Nhiệt độ sôi của E cao hơn nhiệt độ sôi của CH3COOH.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 37:
Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,47 mol O2, thu được H2O và 5,22 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 50,04 gam.
B. 53,40 gam.
C. 51,72 gam.
D. 48,36 gam
-
Câu 38:
Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic, X, Y là hai anin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và góc hiđrocacbon không no, MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,5 mol E cần vừa đủ 2,755 mol O2, thu được H2O, N2 và 1,77 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 19,35%
B. 52,34%
C. 49,75%.
D. 30,90%
-
Câu 39:
Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y và Z, trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức: Mx < MY < MZ. Cho 29,34 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp các ancol no và 31,62 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic kế tiếp trong cùng đồng đẳng. Khi đốt cháy hết 29,34 gam E thì cần vừa đủ 1,515 mol O2, thu được H2O và 1,29 mol CO2. Khối lượng của Y trong 29,34 gam E là
A. 5,28 gam.
B. 6,12 gam
C. 6,12 gam.
D. 3,49 gam
-
Câu 40:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(8) Cho hỗn hợp Ba và Al (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào nước (dư).
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl (dư)
(c) Cho hỗn hợp Ba và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước (dư)
(4) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào dung dịch HCl (dư).
(e) Cho hỗn hợp BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư).
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3