Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Lê Lợi
-
Câu 1:
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 để loại bỏ tính cứng tạm thời của nước.
B. Nguyên liệu đẻ sản xuất nhôm là quặng boxit.
C. Kim loại Cu khử được ion Fe3+ trong dung dịch.
D. Quặng hematit nâu có hàm lượng sắt cao hơn quặng mahetit.
-
Câu 2:
Dung dịch HCl 0,001M có pH bằng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Cho các polime sau: PVC; teflon; PE; Cao su Buna; tơ axetat; tơ nitron; cao su isopren; tơ nilon-6,6. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là
A. 5
B. 8
C. 6
D. 7
-
Câu 4:
Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
A. 76,91%.
B. 58,70%.
C. 20,24%.
D. 39,13%.
-
Câu 5:
Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ
A. Ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.
B. Ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.
C. Ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
D. Ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.
-
Câu 6:
Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom?
A. Axit acrylic
B. Stiren
C. Axetilen.
D. Propan
-
Câu 7:
Ba dung dịch: Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala-Gly) đều phản ứng được với
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch NaNO3
C. Dung dịch NaCl
D. Dung dịch HCl.
-
Câu 8:
Kim loại nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm thổ:
A. Ca
B. Na
C. Fe
D. Al
-
Câu 9:
Phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào?
A. K
B. K2O
C. N
D. P2O5
-
Câu 10:
Cho các ứng dụng: dùng làm dung môi (1); dùng để tráng gương (2); dùng làm nguyên liệu để sản xuất một số chất dẻo, dược phẩm (3); dùng trong công nghiệp thực phẩm (4). Những ứng dụng của este là
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (3), (4)
-
Câu 11:
Thành phần chính của phâm đạm ure là
A. (NH2)2CO
B. (NH4)2CO3
C. Ca(H2PO4)2
D. (NH4)2CO.
-
Câu 12:
Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COONa và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol.
D. C15H31COONa và glixerol.
-
Câu 13:
Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Al.
B. Mg
C. Fe.
D. Zn.
-
Câu 14:
Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 4,032.
C. 2,688.
D. 1,344.
-
Câu 15:
Chất tham gia phản ứng màu biure là
A. Anbumin.
B. Đường nho.
C. Dầu ăn.
D. Poli(vinyl clorua).
-
Câu 16:
Polime nào sau đây thuộc loại tơ poliamit?
A. Tơ nitron.
B. Tơ axetat
C. Tơ visco.
D. Tơ nilon - 6,6
-
Câu 17:
Chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là
A. Saccarozơ
B. Polietilen.
C. Gly-Ala-Gly
D. Tinh bột
-
Câu 18:
Cho 250ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 5,4 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M
B. 0,50M
C. 0,10M.
D. 0,25M.
-
Câu 19:
Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học
A. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
B. Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo.
C. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.
D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.
-
Câu 20:
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
-
Câu 21:
Cho các chất và các dung dịch sau: K2O; dung dịch HNO3; dung dịch KMnO4/H+, dung dịch AgNO3;dung dịch NaNO3; dung dịch nước Brom; dung dịch NaOH; dung dịch CH3NH2; dung dịch H2S. Số chất và dung dịch phản ứng được với dung dịch FeCl2 mà tạo thành sản phẩm không có chất kết tủa là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 22:
Phương pháp điện phân dung dịch dùng để điều chế kim loại
A. Na, Ni
B. Cu, Ag
C. Al, Cu
D. Ca, Fe
-
Câu 23:
Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. Propyl axetat.
B. Metyl axetat.
C. Metyl propionat
D. Etyl axetat.
-
Câu 24:
Chất có khả năng tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. Phenol.
B. Etanol
C. Etyl axetat
D. Saccarozơ
-
Câu 25:
Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân?
A. Na2CO3.
B. NaNO2
C. NaCl.
D. NH4HCO3.
-
Câu 26:
Công thức của crom (VI) oxit là
A. CrO.
B. CrO3.
C. Cr2O3.
D. Cr2O6.
-
Câu 27:
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3
Khí Y là
A. C2H4.
B. C2H6.
C. CH4.
D. C2H2
-
Câu 28:
Este X được điều chế từ aminoaxit A và ancol B. Hóa hơi 2,06 gam X hoàn toàn chiếm thể tích bằng thể tích của 0,56 gam nito ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp xuất. Biết rằng từ B có thể điều chế cao su Buna bằng 2 giai đoạn. Hợp chất X có công thức cấu tạo là
A. H2NCH2CH2COOCH3.
B. NH2COOCH2CH2CH3.
C. H2NCH2COOCH2CH3.
D. CH3NHCOOCH2CH3.
-
Câu 29:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch FeCl2.
(b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2.
(c) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
(e) Cho kim loại Zn vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(f) Sục khí SO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
-
Câu 30:
Cho hỗn hợp X gồm Na, Ba có cùng số mol vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và CuSO4 1M,sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 25,75.
B. 16,55.
C. 23,42
D. 28,20.
-
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(1) Fe trong gang và thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm.
(2) Nước để lâu ngoài không khí có pH < 7.
(3) Điều chế poli (etylen terephtalat) có thể thực hiện bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
(4) Axit nitric còn được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT, sản xuất thuốc nhuộm, dược phẩm.
(5) Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh học khác.
(6) Triolein tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, to), dung dịch Br2, Cu(OH)2.
(7) Photpho dùng để sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói.
(8) Xăng E5 là xăng sinh học được pha 5% bio-ethanol (sản xuất chủ yếu từ lương thực như ngô, sắn, ngũ cốc và củ cải đường), 95% còn lại là xăng Ron A92 "truyền thống".
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 8
C. 7
D. 6
-
Câu 32:
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối.Giá trị của b là
A. 54,84
B. 53,15.
C. 57,12.
D. 60,36.
-
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Để loại bỏ lớp cặn CaCO3 trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng người ta có thể dùng giấm ăn.
(b) Để hàn gắn đường ray bị nứt, gãy người ta dùng hỗn hợp tecmit.
(c) Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm kim loại bằng kẽm.
(d) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.
(e) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Cho 0,1 mol phenol tác dụng hoàn toàn với lượng dư hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 gam.
B. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6-trinitro phenol
C. Lượng HNO3 phản ứng là 0,3 mol.
D. Axit sunfuric đặc đóng vai trò là xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.
-
Câu 35:
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X,Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 6,608 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 4,68 gam nước. Mặt khác, cho 5,58 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,02 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là
A. 5,44 gam.
B. 4,68 gam.
C. 2,34 gam.
D. 2,52 gam.
-
Câu 36:
Cho các mệnh đề sau:
(1) Khi đun nóng glucozo (hoặc fructozo) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(2) Saccarozo là một polisaccarit, không màu, thủy phân tạo glucozo và fructozo
(3) Glucozo tác dụng với Hiđro (xúc tác Ni,đun nóng) tạo sobitol
(4) Trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
(5) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.
Số mệnh đề đúng là:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 37:
Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?
A. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.
B. Chất X là (NH4)2CO3.
C. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.
D. Chất Q là H2NCH2COOH.
-
Câu 38:
Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất và ở đktc). Giá trị của m là
A. 4,48.
B. 2,24.
C. 6,72.
D. 3,36.
-
Câu 39:
Nung nóng 1,26 mol hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong một bình kín đến khới lượng không đổi thu được chất rắn Y và 13,44 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với H2 là 22,8. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch hỗn hợp 2,7 mol HCl và 0,38 mol HNO3 đun nhẹ thu được dung dịch A và 7,168 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO và N2O. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 0,448 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 413.
B. 415.
C. 411.
D. 414.
-
Câu 40:
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X (chứa m (gam) NaOH và a mol Ca(OH)2). Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 48 và 1,2.
B. 36 và 1,2.
C. 48 và 0,8.
D. 36 và 0,8.