Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật lý năm 2020
Trường THPT Lê Qúy Đôn lần 4
-
Câu 1:
Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Ampe kế.
B. Công tơ điện.
C. Lực kế.
D. Nhiệt kế.
-
Câu 2:
Cho một khung dây tròn bán kính R, có cường độ dòng điện không đổi I chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm khung dây tròn có biểu thức
A. \( B = 2\pi \frac{I}{R}\)
B. \( B = 2\pi.10^{-7} \frac{I}{R}\)
C. \( B =N 2\pi.10^{-7} \frac{I}{R}\)
D. \( B = 2\pi.10^{-7} IR\)
-
Câu 3:
Trong dao động điều hòa, gia tốc cực đại có giá trị là:
A. \( {a_{\max }} = {\omega ^2}A\)
B. \( {a_{\max }} =- {\omega ^2}A\)
C. \( {a_{\max }} = {\omega }A\)
D. \( {a_{\max }} = -{\omega }A\)
-
Câu 4:
Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình . Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Động năng cực đại của con lắc là
A. \(\frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
B. \( m{\omega }{A^2}\)
C. \(\frac{1}{2}m{\omega }{A^2}\)
D. \(2m{\omega ^2}{A^2}\)
-
Câu 5:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
B. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
C. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian
D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
-
Câu 6:
Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?
A. \(v=\lambda/f\)
B. \(v=\lambda.f\)
C. \(v=2\pi \lambda.f\)
D. \(v=f/ \lambda\)
-
Câu 7:
Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa với biên độ lần lượt là a và 2a, cùng pha theo phương thẳng đứng. đường trung trực của đoạn AB là
A. những điểm không dao động (đứng yên).
B. những điểm dao động với biên độ 3a.
C. những điểm dao động với biên độ trung gian.
D. những điểm dao động với biên độ a
-
Câu 8:
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
B. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.
C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.
D. Sóng cơ lan truyền được trong chân không
-
Câu 9:
Cường độ dòng điện \(i = 2\sqrt 2 \cos 100\pi t(A)\) có giá trị hiệu dụng là:
A. \(\sqrt2A\)
B. \(2\sqrt2A\)
C. \(2A\)
D. \(4A\)
-
Câu 10:
Đặt điện áp \( u = {U_0}\cos \omega t\) (U0 không đổi, \(\omega\) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi:
A. \( {\omega ^2}LC = R\)
B. \( {\omega ^2}LC = 1\)
C. \( {\omega }LCR =1\)
D. \( R = \left| {\omega L - \frac{1}{{\omega C}}} \right|\)
-
Câu 11:
Điều nào sau đây là sai khi nói về máy phát điện xoay chiều một pha?
A. phần cảm tạo ra dòng điện, phần ứng tạo ra từ trường.
B. phần quay gọi là rôto, phần đứng yên gọi là stato.
C. phần cảm tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra suất điện động.
D. rôto có thể là phần cảm hoặc phần ứng.
-
Câu 12:
Máy biến áp là thiết bị dùng để
A. biến điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều.
B. biến đổi điện áp xoay chiều.
C. biến điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều
D. biến đổi điện áp một chiều.
-
Câu 13:
Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định bởi biểu thức:
A. \( \omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
B. \( \omega = \frac{1}{{\sqrt {2 \pi LC} }}\)
C. \( \omega = \frac{1}{{\sqrt {\pi LC} }}\)
D. \( \omega = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)
-
Câu 14:
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
B. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc \(c=3.10^8 m/s\)
-
Câu 15:
Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng
B. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau
C. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau.
D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính
-
Câu 16:
Thông tin nào sau đây là sai khi nói về tia X?
A. A. Có khả năng làm ion hóa không khí
B. Có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại
C. Có khả năng hủy hoại tế bào.
D. Có khả năng xuyên qua một tấm chì dày vài cm.
-
Câu 17:
Trong thí nghiệm tìm ra hiện tượng quang điện của Héc, ông đã sử dụng bức xạ tử ngoại chiếu vào
A. Tấm kẽm bị nung nóng.
B. Tấm kẽm tích điện âm.
C. Tấm kẽm không mang điện.
D. Tấm kẽm tích điện dương.
-
Câu 18:
Cho bán kính Bo là \(r_0=5,3.10^{-11}m\) ở một trạng thái dừng của nguyên tử hiđro, electron chuyển động trên quỹ đạo có bán kính \(r=2,12.10^{-10}m\) Tên gọi của quỹ đạo này là:
A. L.
B. O.
C. M.
D. N.
-
Câu 19:
Trong phản ứng phóng xạ beta từ \( {}_{27}^{60}Co \to {\beta ^ + } + X\), hạt nhân X là:
A. \({}_{28}^{56}Ni\)
B. \({}_{25}^{56}Mn\)
C. \({}_{26}^{56}Fe\)
D. \({}_{28}^{60}Ni\)
-
Câu 20:
Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?
A. Tia γ.
B. Tia α.
C. Tia β.
D. Tia β–.
-
Câu 21:
Công thức định luật Cu – lông là:
A. \( F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{R}\)
B. \( F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{R^2}\)
C. \( F = R\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{k^2}\)
D. \( F = k\frac{{{q^2}}}{{{R^2}}}\)
-
Câu 22:
Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì 2,83 s. Nếu chiều dài của con lắc là 0,5l thì con lắc dao động với chu kì là:
A. 1.42s
B. 2,00s
C. 3,14s
D. 0,71s
-
Câu 23:
Trên một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định và đàu còn lại tự do đang có sóng dừng với 3 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 60 cm. Chiều dài sợi dây là:
A. 100 cm.
B. 90 cm.
C. 75 cm.
D. 80 cm.
-
Câu 24:
Đặt vào hai đầu một cuộn cảm thuần L một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi. Khi f= 60 Hz thì cường độ hiệu dụng qua L là 2,4 A . Để cường độ hiệu dụng qua L bằng thì tần số của dòng điện phải bằng
A. 75 Hz
B. 40 Hz
C. 25 Hz
D. \(50\sqrt2 Hz\)
-
Câu 25:
Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với điện trở thuần. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là 100 V. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A. 0,8
B. 0,7
C. 1
D. 0,5
-
Câu 26:
Một mạch dao động điện từ có tần số \(f=0,5.10^6 Hz\), vận tốc ánh sáng trong chân không \(c=3.10^8 m/s\) . Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là:
A. 0,6m.
B. 6m.
C. 60m.
D. 600m.
-
Câu 27:
Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân đo được trên màn quan sát là 1,14 mm. Trên màn, tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 5,7 mm có:
A. vân tối thứ 6.
B. vân sáng bậc 5.
C. vân sáng bậc 6.
D. vân tối thứ 5.
-
Câu 28:
Tia X không có ứng dụng nào sau đây?
A. Chiếu điện, chụp điện.
B. Sấy khô, sưởi ấm.
C. Chữa bệnh ung thư.
D. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại
-
Câu 29:
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng
A. 0,1 μm.
B. 0,2 μm.
C. 0,3 μm.
D. 0,4 μm
-
Câu 30:
Hạt nhân \( {}_{82}^{214}Pb\) phóng xạ \(\beta -\) tạo thành hạt nhân X. Hạt nhân X có bao nhiêu notron?
A. 131.
B. 83.
C. 81.
D. 133.
-
Câu 31:
Một con lắc đơn có vật nặng có khối lượng 100g . Khi cộng hưởng nó có năng lượng toàn phần là \(5.10^{-8}J\). Biên độ dao động khi đó là 10 cm. Lấy g=10m/s2. Chiều dài của con lắc bằng
A. 95cm.
B. 100cm.
C. 1,2m.
D. 1,5m.
-
Câu 32:
Một người không đeo kính, nhìn rõ một vật đặt ở điểm cực cận của mắt thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mắt nhìn không phải điều tiết
B. Độ tụ của thủy tinh thể là lớn.
C. Tiêu cự của thủy tinh là lớn nhất.
D. Ảnh của vật qua thủy tinh thể rơi ở phía sau võng mạc.
-
Câu 33:
Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là: \( {x_1} = 4\cos (10t + \frac{\pi }{4})cm;{x_2} = 3\cos (10t - \frac{{3\pi }}{4})cm\). Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là
A. 10 cm/s.
B. 80 cm/s.
C. 50 cm/s.
D. 100 cm/s.
-
Câu 34:
Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính 10 cm với tốc độ góc 5 rad/s . Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo có tốc độ cực đại là
A. 250 cm/s.
B. 25 cm/s.
C. 15 cm/s.
D. 50 cm/s.
-
Câu 35:
Sóng dừng được tạo ra trên dây giữa hai điểm cố định lần lượt với hai tần số gần nhau là 45 Hz và 54 Hz. Tìm tần số kích thích nhỏ nhất mà vẫn có thể tạo ra sóng dừng trên dây?
A. 4,5 Hz.
B. 6Hz.
C. 8Hz.
D. 9Hz.
-
Câu 36:
Môt học sinh xác định độ tự cảm của cuộn cảm thuần bằng cách dặt điện áp xoay chiều \( u = {U_0}\cos 100\pi t(V)\) (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần nối tiếp với biến trở R. Dùng đồng hồ đa năng hiện số đo điện áp hiệu dụng trên R thu được kết quả thực nghiệm như hình vẽ. Độ tự cảm của cuộn cảm là:
A. 0,45 H
B. 0,32 H
C. 0,45mH
D. 0,32mH
-
Câu 37:
Một con lắc lò xo được treo vào một điểm M cố định, đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi Fđh mà lò xo tác dụng vào M theo thời gian t. Lấy \(g=\pi^2 (m/s^2)\) . Tại t=2,02s vật có li độ bằng:
A. -1,85cm
B. 1,85cm
C. -5,87cm
D. 5,87 cm
-
Câu 38:
Trên mặt nước có hai điểm S1S2 , người ta đặt hai nguồn sóng kết hợp, dao động điều hòa theo phương phương thẳng đứng với phương trình \( {u_A} = {u_B} = 6\cos (40\pi t)\) (uA , uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s , coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đoạn S1S2 , điểm dao động với biên độ 6mm cách trung điểm S1S2 một đoạn bằng:
A. 0,5cm
B. 0,25cm
C. 1/3 cm
D. 1/6 cm
-
Câu 39:
Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn AM và MB nối tiếp. Đoạn AM chứa một cuộn dây không thuần cảm \(R=50 \Omega, L= 1/2\pi (H)\); đoạn MB chứa một tụ điện có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều \( u = U\sqrt 2 \cos 100\pi t(V)\); với U có giá trị không đổi. Điều chỉnh C để tổng điện áp hiệu dụng UAM + UMB đạt giá trị cực đại thì độ lệch pha giữa điện áp giữa hai đàu AB và dòng điện qua mạch có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 300
B. 450
C. 680
D. 250
-
Câu 40:
Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu tái định cư bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại đầu truyền đi tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng từ 120 lên 144. Cho rằng chỉ tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các hộ dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng nhau. Nếu điện áp truyền đi là 4U thì trạm phát này cung cấp đủ điện năng cho
A. 168 hộ dân.
B. 150 hộ dân.
C. 504 hộ dân.
D. 192 hộ dân.