Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An - Lần 3
-
Câu 1:
Cho phản ứng hoá học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng xảy ra
A. sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+
B. sự oxi hoá Fe và sự oxi hoá Cu
C. sự khử Fe2+ và sự oxi hoá Cu
D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+
-
Câu 2:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở điều kiện thường?
A. Kali
B. Natri
C. Bari
D. Beri
-
Câu 3:
“Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. “Nước đá khô” là
A. H2O rắn
B. CO rắn.
C. SO2 rắn
D. CO2 rắn.
-
Câu 4:
Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là
A. propyl propionat.
B. metyl propionat.
C. propyl fomat.
D. metyl axetat.
-
Câu 5:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu
B. Na
C. Mg
D. Al
-
Câu 6:
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. axit α-aminoglutaric
B. Axit α, ε -điaminocaproic
C. Axit α-aminopropionic
D. Axit aminoaxetic.
-
Câu 7:
Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A. Al(OH)3.
B. NaHCO3.
C. Axit glutamic.
D. AlCl3.
-
Câu 8:
Sắt có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào dưới đây?
A. Fe(OH)3.
B. FeCO3.
C. Fe2O3.
D. FeCl3.
-
Câu 9:
Polime nào sau đây có đặc điểm: là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua, rất cứng và bền với nhiệt?
A. Polietilen
B. Polivinylclorua
C. Thủy tinh hữu cơ
D. Cao su Buna.
-
Câu 10:
Phản ứng của Al với chất nào sau đây gọi là phản ứng nhiệt nhôm?
A. Fe2O3.
B. H2O.
C. O2.
D. HCl
-
Câu 11:
Chất nào sau đây là đisaccarit?
A. Glucozơ
B. Saccarozơ
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
-
Câu 12:
Điện phân dung dịch KCl bão hòa với điện cực trơ, có màng ngăn. Sau một thời gian điện phân, dung dịch thu được có môi trường:
A. axit mạnh
B. kiềm
C. trung tính
D. axit yếu
-
Câu 13:
Chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. HCl
B. NaCl
C. Ca(OH)2
D. Na2CO3
-
Câu 14:
Chất nào sau đây tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa sau phản ứng?
A. NaHSO4.
B. NH4Cl
C. Al(NO3)3.
D. ZnCl2
-
Câu 15:
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. Axit axetic
B. Natri clorua
C. Saccarozơ
D. Ancol etylic
-
Câu 16:
Công thức của triolein là:
A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5
B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5
C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5
-
Câu 17:
Canxi hiđroxit có công thức hoá học là
A. CaO
B. Ca(OH)2
C. CaCO3
D. CaSO4
-
Câu 18:
Polime nào sau đây không chứa liên kết đôi trong các mắt xích?
A. Poli(metylmetacrylat)
B. Polietilen
C. Poliisopren
D. Nilon 6,6
-
Câu 19:
Aminoaxit nào sau đây có 11 nguyên tử H trong phân tử?
A. Glyxin
B. Valin
C. Alanin
D. Axit glutamic
-
Câu 20:
Quặng hematit đỏ có thành phần chính là
A. Fe3O4
B. Fe2O3
C. FeCO3
D. Fe2O3.nH2O
-
Câu 21:
Cho 0,56 gam bột sắt vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:
A. 5,4
B. 2,16
C. 3,24
D. 2,34
-
Câu 22:
Cho 4,05 gam Al vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 thu được V lít khí (đktc). Giá trị V là
A. 2,24
B. 4,48
C. 3,36
D. 6,72
-
Câu 23:
Tiến hành thí nghiệm với 3 chậu nước như hình vẽ sau:
Cho rằng cả ba đinh đều làm từ sắt nguyên chất. Sắp xếp theo chiều tăng dần tốc độ ăn mòn của đinh sắt trong các chậu trên?
A. (a), (b), (c).
B. (a), (c), (b).
C. (c), (a), (b).
D. (b), (a), (c).
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hợp chất H2NCH2COOH3NCH3 là este của glyxin.
B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời một nhóm amino và một nhóm cacboxyl.
C. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
D. Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO-.
-
Câu 25:
Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:
A. 60%
B. 40%
C. 80%
D. 54%
-
Câu 26:
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 90,6
B. 111,74
C. 81,54
D. 66,44
-
Câu 27:
Đốt cháy 1 mol cacbohiđrat A thu được 6 mol CO2 và 6 mol nước. A tham gia phản ứng tráng bạc. A có vị ngọt hơn đường mía. A là:
A. Glucozơ
B. Saccarozơ
C. Tinh bột
D. Fructozơ
-
Câu 28:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
B. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ giảm dần từ Be đến Ba
C. Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit Al2O3.2H2O.
D. Sắt thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
-
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
(b) Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra muối sắt (II).
(c) Dung dịch FeCl3 phản ứng được với dung dịch AgNO3.
(d) Kim loại Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 30:
Cho các chất gồm: tơ tằm, tơ visco, tơ xenlulozơ triaxetat, tơ lapsan. Số chất thuộc loại tơ nhân tạo (bán tổng hợp) là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 31:
Đốt hỗn hợp gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Cu trong bình đựng khí O2, sau một thời gian thu được m gam chất rắn. Đem chất rắn này tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng hoàn toàn có 3,36 lít khí (đktc) và 6,4 gam kim loại không tan. Giá trị m là
A. 38,4
B. 40,8
C. 41,6
D. 44,8
-
Câu 32:
Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp chất hữu cơ gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ ancol thu được vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
A. 120
B. 190
C. 240
D. 100
-
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl thì trên catot xảy ra sự oxi hóa H2O.
(b) Ăn mòn điện hóa học ở cực âm xảy ra sự oxi hóa.
(c) Số oxi hóa của kim loại kiềm trong các hợp chất luôn là +1.
(d) Kim loại Fe không khử được H2O, dù ở nhiệt độ cao.
(e) Thạch cao sống có công thức hoá học là CaSO4.2H2O.
(f) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt (gấp 3 lần sắt và bằng 2/3 lần đồng).
(g) Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 34:
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí H2 trong hỗn hợp X là
A. 57,14%
B. 14,28%
C. 28,57%
D. 18,42%
-
Câu 35:
Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp E (gồm triglixerit X và triglixerit Y) trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E cần vừa đủ 2,42 mol O2, thu được H2O và 1,71 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Tỉ số m/a có giá trị là
A. 522
B. 478
C. 612
D. 532
-
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, tripanmitin là chất rắn.
(b) Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
(c) Trong máu người có glucozơ với nồng độ khoảng 0,1%.
(d) Nicotin là amin rất độc, có trong cây thuốc lá.
(e) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.
(f) Trong y học, axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 37:
Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất.
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
Cho các nhận định sau đây
(a) Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit.
(b) Phản ứng xảy ra trong bước 1 là phản ứng thuận nghịch
(c) Có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%
(d) Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
(e) Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng.
(f) Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 3
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 12,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 0,47 mol CO2 (đktc) và 0,33 mol H2O. Mặt khác 12,38 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 17,28 gam Ag.
Cho các nhận định sau:
(a) Y là axit acrylic.
(b) Trong E, số mol Y bằng tổng số mol X và T.
(c) Trong phân tử T có 6 nguyên tử C.
(d) Phần trăm khối lượng của X trong E là 25,8%.
(e) Hỗn hợp E không làm mất màu nước brom ở điều kiện thường
Số nhận định đúng là:
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 39:
Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau (trong đó nX < nY < nZ). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp T gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 8,64 gam Ag. Khi cho a gam T phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 6,48 gam Ag. Cho các nhận định sau:
(a) Phần trăm khối lượng của X trong E xấp xỉ bằng 16,67%.
(b) Số mol Y trong 5,16 gam E là 0,04 mol.
(c) Z là anlyl fomat.
(d) Số nguyên tử H trong Y bằng 6.
Số nhận định đúng là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 40:
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,24 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc). Mặt khác, cho 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được m gam hỗn hợp chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 42,7
B. 39,3
C. 40,9
D. 45,4