Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị
-
Câu 1:
Cho vài mẩu nhỏ canxi cacbua vào ống nghiệm đã có sẵn 1 ml nước và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí, sau phản ứng có khí X sinh ra. Khí X là
A. etilen
B. etan
C. axetilen
D. metan
-
Câu 2:
Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. X không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng tạo dung dịch keo. Thủy phân X nhờ xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y. Oxi hóa Y bằng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được chất hữu cơ Z. Chất X và Z lần lượt là
A. Tinh bột, axit gluconic
B. Tinh bột, amoni gluconat
C. Xenlulozơ, axit gluconic.
D. Xenlulozơ, amoni gluconat.
-
Câu 3:
Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al2O3
A. KNO3
B. KOH
C. K2SO4.
D. KCl
-
Câu 4:
Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát,… Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat là
A. NaHCO3.
B. NaOH
C. Na2CO3.
D. NaNO3.
-
Câu 5:
Công thức của tristearin là
A. (C17H31COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.
D. (C17H35COO)3C3H5.
-
Câu 6:
Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?
A. CH4
B. NH3.
C. CO
D. SO2
-
Câu 7:
Este etyl fomat có mùi táo, công thức của etyl fomat là
A. HCOOCH3
B. CH3COOCH3
C. HCOOC2H5
D. HCOOCH=CH2
-
Câu 8:
Kim loại nào sau đây chỉ có số oxi hóa +1 trong hợp chất?
A. Ca
B. Fe
C. K
D. Al
-
Câu 9:
Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp?
A. Ca(OH)2
B. CaSO4.2H2O
C. CaCl2
D. CaCO3
-
Câu 10:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa trắng hơi xanh, dễ hóa nâu trong không khí?
A. Fe2(SO4)3
B. FeCl2
C. FeCl3.
D. FeO
-
Câu 11:
Kết luận nào sau đây sai?
A. Trong môi trường axit, FeCl3 không phản ứng được với KMnO4
B. Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron và đều có tính oxi hóa yếu
C. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài vỏ tàu phần chìm dưới nước những tấm kẽm
D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
-
Câu 12:
Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Al
B. Mg
C. Na
D. Fe
-
Câu 13:
Cho X là một hợp chất của sắt có đặc điểm là khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì tạo dung dịch Y. Biết dung dịch Y vừa có khả năng hòa tan Cu, vừa có khử năng làm mất màu dung dịch KMnO4. X là
A. Fe2O3 hoặc Fe3O4
B. FeO
C. Fe2O3
D. Fe3O4
-
Câu 14:
Chất có thể làm mềm cả nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu là
A. CaCl2
B. Na2CO3
C. Ca(OH)2
D. NaOH
-
Câu 15:
Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có các liên kết đơn?
A. etan
B. benzen
C. etilen
D. propin
-
Câu 16:
Hòa tan m gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 4,05
B. 1,35
C. 5,40
D. 2,7
-
Câu 17:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3?
A. Fe
B. Ag
C. Mg
D. Al
-
Câu 18:
Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Fe
B. Ag
C. Cu
D. Al
-
Câu 19:
Đun nóng m gam dung dịch glucozơ nồng độ 20% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,48 gam Ag. Giá trị của m là
A. 5,4
B. 27,0
C. 10,8
D. 54,0
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Alanin tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng
B. Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp các α-aminoaxit
C. Phân tử Gly-Ala-Val là đipeptit
D. Etylamin là chất khí, có mùi khai ít tan trong nước.
-
Câu 21:
Cho các loại tơ sau: nitron, visco, xenlulozơ axetat, nilon-6,6. Số tơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Số nhóm hiđroxyl (-OH) trong phân tử glucozơ dạng mạch hở là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
-
Câu 23:
Chất nào sau đây tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa vàng
A. axit axetic
B. etilen
C. axetilen
D. etanol
-
Câu 24:
Cho một thanh Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 nồng độ aM. Kết thúc phản ứng khối lượng thanh Fe tăng 2,16 gam. Giá trị của a là
A. 0,27
B. 0,54
C. 0,135
D. 0,24
-
Câu 25:
Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch
A. NaAlO2 và NaOH
B. AlCl3 và KOH
C. Na2S và FeCl2
D. NH4Cl và NaOH
-
Câu 26:
Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là
A. CaCl2
B. CaCO3
C. Ca(OH)2
D. CaO
-
Câu 27:
Thành phần chính của quặng hematit đỏ chứa chất nào sau đây?
A. FeCO3
B. Fe2O3
C. FeS2
D. Fe3O4.
-
Câu 28:
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển đỏ?
A. C6H5OH
B. CH3COOH
C. (CH3)2NH
D. H2NCH2COOH
-
Câu 29:
Dẫn V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2 đi qua lượng dư Fe2O3; CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 6,4 gam so với ban đầu. Giá trị của V (đktc) là
A. 8,96
B. 4,48
C. 3,36
D. 2,24
-
Câu 30:
Lysin có công thức nào sau đây?
A. H2N-[(CH2)4]-CH(NH2)-COOH
B. H2N-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH2)-COOH
D. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH
-
Câu 31:
Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X là
A. tripeptit
B. đipeptit
C. pentapeptit
D. tetrapeptit
-
Câu 32:
Chất X (C5H14O2N2) là muối amoni của một amino axit; chất Y (C7H16O4N4, mạch hở) là muối amoni của tripeptit. Cho m gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư NaOH thu được sản phẩm hữu cơ gồm hai amin no là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với H2 bằng 19 và 4,02 gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 4,2
B. 4,0
C. 3,2
D. 3,5
-
Câu 33:
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 0,27 mol O2 (đktc), thu được 0,24 mol CO2 và 0,12 mol H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư thì có tối đa 0,05 mol NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 5,4 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 2,8 gam
B. 3,08 gam
C. 2,32 gam
D. 2,8 gam hoặc 3,08 gam
-
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm
(b) Mỡ bò, lợn, gà,... dầu lạc, dầu vừng, dầu ô-liu,.. có thành phần chính là chất béo
(c) Glucozơ dùng làm thuốc tăng lực cho người ốm, có trong m|u người ở nồng độ hầu như không đổi 1%
(d) Các aminoaxit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên c|c loại protein của cơ thể sống.
(e) Các loại tơ amit khá bền trong môi trường axit hoặc bazơ
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho bột Fe dư vào dung dịch AgNO3 cho sản phẩm Fe(NO3)2
(b) Đun nóng nước cứng toàn phần thu được kết tủa.
(c) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, catot xảy ra quá trình khử ion Na+
(d) Hợp kim của nhôm nhẹ, bền trong không khí và nước
(e) Để thanh sắt trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 36:
Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E mạch hở bằng dung dịch NaOH, thu được 4 sản phẩm hữu cơ X; Y; Z; T đều có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử (MX > MY > MZ > MT). Biết E tác dụng vừa đủ với NaOH theo tỉ lệ 1 : 3, và oxi hóa không hoàn toàn Z hoặc T đều có thể thu được axit axetic. Cho các phát biểu sau:
(a) Tổng số nguyên tử trong một phân tử E bằng 24
(b) Đốt cháy hoàn toàn X không thu được H2O
(c) Ở điều kiện thường, Z là chất lỏng còn T là chất khí và đều tan rất tốt trong nước.
(d) Trong Y có 3 nguyên tử oxi.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 37:
Cho hiđrocacbon X mạch hở, là chất khí ở điều kiện thường phản ứng hoàn toàn với H2 dư, Ni t° thu được CH3-CH2-CH2-CH3. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện là
A. 9
B. 8
C. 7
D. 5
-
Câu 38:
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho lần lượt vào ống nghiệm 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và 1 giọt H2SO4 đặc
Bước 2: Lắc đều. Đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5-6 phút ở nhiệt độ 65-70°C
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2 có thể đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (không đun sôi)
(b) Sau khi thêm dung dịch NaCl bão hòa, chất lỏng tách thành 2 lớp
(c) Có thể thay thế dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch H2SO4 loãng
(d) Có thể thay thế dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch NaOH bão hòa
(e) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%
Số phát biểu không đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 39:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150), thu được 0,08 mol khí CO2. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một muối và 1,26 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 0,02 mol khí H2. Phần trăm khối lượng Y trong E là
A. 49,58%
B. 62,28%
C. 30,30%
D. 29,63%
-
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X cần vừa đủ 1,785 mol O2, thu được 1,28 mol CO2 và 1,15 mol H2O. Mặt khác, cho 29,85 gam X trên tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,130
B. 0,180
C. 0,135
D. 0,090