Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh lần 1
-
Câu 1:
Chất nào sau đây có khả năng làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
A. HCl
B. Na2CO3
C. NaOH
D. NaCl
-
Câu 2:
Dung dịch sắt (III) clorua tác dụng với hợp chất nào sau đây?
A. MgCl2
B. KOH
C. HNO3
D. HCl
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic.
B. Triolein phản ứng được với nước brom.
C. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.
D. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.
-
Câu 4:
Hợp kim natri và kim loại X có nhiệt độ nóng chảy là 70°C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân. Kim loại X là
A. K
B. Ca
C. Li
D. Al
-
Câu 5:
Tên của quặng chứa Fe3O4 là:
A. manhetit
B. hemantit
C. pirit
D. xiđerit
-
Câu 6:
Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch?
A. metyl fomat
B. metylamoni clorua
C. anilin
D. axit fomic
-
Câu 7:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang nóng dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, khí nào là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. H2
B. N2
C. O2
D. CO2
-
Câu 8:
Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (đo ở đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 1,35
B. 4,05
C. 8,1
D. 2,7
-
Câu 9:
Kim loại kiềm thổ nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Sr
B. Ba
C. Be
D. Ca
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa.
B. Dung dịch muối NaHCO3 có môi trường axit.
C. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2, không thu được kết tủa.
-
Câu 11:
Muối sắt (II) sunfua có công thức là
A. FeS2
B. FeSO4
C. FeS
D. FeSO3
-
Câu 12:
Thủy phân etyl axetat thu được ancol có công thức là
A. C3H5OH
B. C3H5(OH)2
C. C2H3OH
D. C2H5OH
-
Câu 13:
Kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm
A. Cu
B. Mg
C. Cr
D. Fe
-
Câu 14:
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. C2H5OH
B. CH3COOH
C. KNO3
D. CH3COOC2H5
-
Câu 15:
Phân tử nào sau đây có chứa 5 nguyên tử cacbon?
A. Glyxin
B. Lysin
C. Alanin
D. Valin
-
Câu 16:
Etylamin không tác dụng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. BaCl2
B. AlCl3
C. CH3COOH
D. HCl
-
Câu 17:
Số nguyên tử oxi trong một phân tử saccarozo là
A. 12
B. 6
C. 5
D. 11
-
Câu 18:
Chất nào sau đây có phản ứng cộng brom ở điều kiện thường?
A. Benzen
B. Metan
C. Propilen
D. Toluen
-
Câu 19:
Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?
A. MgCl2
B. Na2SO4
C. NaNO3
D. NaHSO4
-
Câu 20:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. poli(etylen terephtalat)
B. poli(metyl metacrylat)
C. poli(caprolactam)
D. poli(vinyl clorua)
-
Câu 21:
Thủy phân hoàn toàn cacbohidrat T thu được hai monosaccarit X và Y. Hidro hóa X hoặc Y đều thu được hợp chất hữu cơ Z. Hai chất T và Z lần lượt là
A. Tinh bột và sobitol.
B. Tinh bột và glucozo.
C. Saccarozo và axit gluconic.
D. Saccarozo và sobitol.
-
Câu 22:
Cho một mẫu Na nhỏ bằng hạt đậu vào ống nghiệm chứa 2-3 ml chất lỏng X, thấy giải phóng khí Y. Đốt chấy Y, thấy Y cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Chất X không thể là
A. Axit axetic
B. Ancol etylic
C. Andehit axetic
D. Axit fomic
-
Câu 23:
Cho hỗn hợp X gồm FeCl3; Fe2O3; Fe(OH)3. Cho X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 9,75 gam muối khan. Cho X vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 5,61 gam chất rắn Z. Khối lượng của Fe2O3 trong X có giá trị gần nhất với:
A. 1,22 gam
B. 2,11 gam
C. 2,41 gam
D. 1,06 gam
-
Câu 24:
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho lần lượt vào ống nghiệm 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và 1 giọt H2SO4 đặc.
Bước 2: Lắc đều. Đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở nhiệt độ 65 - 70°C . Sau bước 2 có khí mùi thơm (là etyl axetat) bay lên
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(1) Mục đích chính thêm dung dịch NaCl bão hòa để tránh phân hủy sản phẩm.
(2) Sau khi thêm dung dịch NaCl bão hòa, chất lỏng tích thành 2 lớp.
(3) Có thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch H2SO4 loãng.
(4) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(5) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu không đúng là
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt được 3 dung dịch valin, lysin, axit glutamic .
B. Anilin ít tan trong nước, nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
C. Peptit được tạo bởi 2 đến 50 gốc α-amino axit.
D. Anbumin (lòng trắng trứng) và Gly – Ala đều có phản ứng màu biure.
-
Câu 26:
Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52,3 B. 51,3 C. 68,1 D. 68,7
A. 52,3
B. 51,3
C. 68,1
D. 68,7
-
Câu 27:
X, Y là 2 aminoaxit đều no, mạch hở chứa 1 nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Z là este no, đơn chức, mạch hở. Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit Val-X-Y và Z tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 0,2M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được metanol và a gam muối T. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 3,192 lít O2, thu được N2, K2CO3 và 6,47 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Cho các phát biểu sau:
(a) Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T là 3,39 gam.
(b) Giá trị của a là 6,44 gam
(c) Giá trị của m là 4,11 gam.
(d) Phần trăm khối lượng của peptit có trong E bằng 57,65%
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 28:
Cho 7,8 gam kali tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,1M sau phản ứng thu được dung dịch Y và V lít khí H2. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 2,24 và 13,05
B. 1,12 và 3,725
C. 2,24 và 7,45
D. 1,12 và 11,35
-
Câu 29:
Chất nào sau đây khi cho vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 thì xảy ra phản ứng oxi hóa khử?
A. KMnO4
B. NaOH
C. Na2CO3
D. BaCl2
-
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại K khử được ion Cu2+ trong dung dịch.
B. CO oxi hóa được Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
C. Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc chứa dung dịch HCl thì chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa.
D. Kim loại Cu dẫn điện tốt hơn kim loại Au.
-
Câu 31:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 4 : 5 . Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là
A. 60,20
B. 68,80
C. 68,84
D. 68,40
-
Câu 32:
Hỗn hợp E gồm este đơn chức X v este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị của a là
A. 43,12
B. 40,54
C. 13,56
D. 37,24
-
Câu 33:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch K2HPO4.
(b) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Mg(NO3)2 ở nhiệt độ thường
(c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(e) Cho 1,2x mol kim loại Zn vào dung dịch chứa 2,1x mol FeCl3
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là :
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 34:
Nung hỗn hợp gồm Al và 19,2 gam Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 1M sinh ra 5,712 lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 375
B. 290
C. 495
D. 410
-
Câu 35:
Cho 24,5 gam Gly-Ala-Val tác dụng với 350 ml dung dịch KOH 1M đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 42,3
B. 45,1
C. 36,7
D. 39,5
-
Câu 36:
Cho 6,72 gam bột Fe tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch và m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 37,80
B. 38,88
C. 25,92
D. 43,20
-
Câu 37:
Cho các tơ sau: visco, nilon – 6,6, capron, xelulozơ axetat, nitron. Số tơ thuộc loại tơ poliamit là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 38:
Este X hai chức mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol Y và hai chất hữu cơ Z và T (MZ < MY < MT). Y tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo dung dịch màu xanh lam. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Z có phản ứng tráng gương.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất X.
(c) Chất T làm mất màu nước brom.
(d) Chất Y là propan-1,2-điol.
(e) Nung chất T với NaOH và CaO ở nhiệt độ cao, thu được khí etilen.
Số phát biểu đúng là :
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Cho các phát biểu sau:
(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.
(c) Metyl fomat và glucozợ có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit
(f) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(g) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
-
Câu 40:
Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozo, thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất của quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 60%
B. 30%
C. 54%
D. 80%