Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Trường THPT Thanh Chương 1lần 2
-
Câu 1:
Chất nào sau đây chứa một liên kết đôi trong phân tử?
A. Butan
B. Etilen
C. Etan
D. Axetilen
-
Câu 2:
Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. KCl
B. K2SO4
C. NaOH
D. KNO3
-
Câu 3:
Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch NaHSO4.
D. Dung dịch KOH.
-
Câu 4:
Saccarozơ có công thức phân tử nào sau đây?
A. C6H10O6.
B. C6H12O6.
C. C12H22O11.
D. (C6H10O5)n.
-
Câu 5:
Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào dưới đây?
A. FeCl3.
B. Fe(OH)2.
C. Fe2O3.
D. Fe(OH)3.
-
Câu 6:
Cho các tơ sau: tơ visco, tơ capron, tơ xelulozơ axetat, tơ olon, tơ nilon – 66. Số tơ nhân tạo trong nhóm này là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 7:
Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch FeSO4 ?
A. Cu
B. Ag
C. Fe
D. Mg
-
Câu 8:
Axit axetic (CH3COOH) không phản ứng với chất nào sau đây?
A. CaCO3.
B. Zn
C. Cu
D. KOH
-
Câu 9:
Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. Axit terephtalic.
B. Axit axetic.
C. Etylamin.
D. Vinyl clorua.
-
Câu 10:
Chất X ở trạng thái rắn tạo thành một khối trắng , gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. H2O.
B. CaCO3.
C. CO2.
D. NO2.
-
Câu 11:
Kim loại nào sau đây tác dụng hoàn toàn với nước ở điều kiện thường?
A. Ba
B. Be
C. Fe
D. Zn
-
Câu 12:
Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội?
A. Zn
B. Fe
C. Cu
D. Mg
-
Câu 13:
Trong khẩu trang y tế chứa chất X có khả năng ngăn chặn được bụi bẩn, khí độc, vi khuẩn, vi-rút gây bệnh như vi-rút corona. Chất X là
A. Iot
B. Than hoạt tính
C. Nước oxi già
D. Muối ăn
-
Câu 14:
Kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện?
A. Na
B. Cu
C. Al
D. Mg
-
Câu 15:
Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao khan.
B. Thạch cao nung.
C. Thạch cao sống.
D. Bột đá vôi
-
Câu 16:
Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát. Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat là
A. NaHCO3
B. CH3COONa
C. Na2CO3.
D. NaHSO3.
-
Câu 17:
Chất nào sau đây không phải là amin bậc 1?
A. Metylamin.
B. Anilin.
C. Đimetylamin.
D. Etylamin.
-
Câu 18:
Thủy phân este CH3COOCH2CH3 trong môi trường axit tạo ra axit có công thức là
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. C3H5COOH.
D. CH3CH2COOH.
-
Câu 19:
Chất nào sau đây không hoà tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Glyxerol.
B. Lys-Gly-Val-Ala.
C. Aly-Ala.
D. Glucozơ.
-
Câu 20:
Chất nào sau đây tham gia phản ứng thủy phân?
A. Xenlulozơ
B. Fructozơ.
C. Glyxerol.
D. Glucozơ.
-
Câu 21:
Nguyên tử của kim loại nào sau đây có 1 electron ở lớp ngoài cùng?
A. Na
B. Mg
C. Al
D. Fe
-
Câu 22:
Dung dịch chất nào sau đây làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ ?
A. Axit phenic.
B. Axit glutamic.
C. Glyxin.
D. Etylamin.
-
Câu 23:
Phương trình ion thu gọn H+ + OH− → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hoá học nào sau đây?
A. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O.
B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
C. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.
D. H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O.
-
Câu 24:
Thủy phân 342 gam sacarozơ với hiệu suất của phản ứng là 100%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 270 gam
B. 180 gam
C. 240 gam
D. 360 gam
-
Câu 25:
Cho m gam bột Al vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 6,2
B. 5,4
C. 4,8
D. 2,7
-
Câu 26:
Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của ô tô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ
A. Poli(vinylclorua).
B. Poli(etilen-terephtalat).
C. Poli(etyl metacrylat).
D. Poli(metyl metacrylat).
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhúng dây thép vào dung dịch NaCl có xảy ra ăn mòn điện hoá học.
B. Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là chất làm trong nước đục.
C. Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức.
D. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
-
Câu 28:
Cho 3,8 gam hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp X có khối lượng 5,24 gam. Thể tích dung dịch HCl 1M tối thiểu cần dùng để hoà tan hoàn toàn X là
A. 480 ml
B. 240 ml
C. 360 ml
D. 180 ml
-
Câu 29:
Cho 6,4 gam Cu vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng là
A. 16,2 gam
B. 10,8 gam
C. 5,4 gam
D. 21,6 gam
-
Câu 30:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào nước thì thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Sục 2,80 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thì thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 26,20
B. 29,31
C. 22,875
D. 20,60
-
Câu 31:
Cho các phát biểu sau
(a) Saccarozơ là nguyên liệu dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.
(b) Dầu ăn và mỡ bôi trơn đều chứa các nguyên tố C, H, O.
(c) Protein trong lòng trắng trứng được cấu tạo bởi các gốc α-aminoaxit.
(d) Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên được dùng để dệt vải may quần áo ấm.
(e) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 32:
Điện phân với điện cực trơ 200ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/lít, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 3,25
B. 2,5
C. 2,25
D. 1,25
-
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Cs và lớn nhất là Os.
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4, sau phản ứng thu được kết tủa.
(3) Các zeolit là vật liệu trao đổi ion vô cơ cũng thường được dùng làm mềm nước.
(4) Đá phấn dễ nghiền thành bột mịn dùng để làm phụ gia của thuốc đánh răng.
Số lượng nhận xét đúng là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 34:
X là một α-amino axit chứa một nhóm cacboxyl. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối khan. Tên gọi của X là
A. Axit 2- aminopropanoic.
B. Axit 2-amino- 2-metylpropanoic.
C. Axit 2-aminobutanoic.
D. Axit 3- aminopropanoic.
-
Câu 35:
Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một este X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancol và 89 gam hỗn hợp muối của hai axit béo. Hai axit béo đó là
A. C17H35COOH và C15H31COOH.
B. C17H31COOH và C17H35COOH.
C. C17H33COOH và C15H31COOH.
D. C17H35COOH và C17H33COOH.
-
Câu 36:
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
C7H12O4 + NaOH→ X1 + X2 + H2O X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O
Cho các phát biểu sau:
(1) C7H12O4 là este 2 chức.
(2) Đun nóng X2 với H2SO4 đặc ở 1700C thì thu được anken.
(3) Dung dịch X4 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
(4) X3 có mạch cacbon không phân nhánh.
Số lượng nhận xét đúng là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 37:
Cho 31,8 gam hỗn hợp M gồm X (có công thức phân tử C3H12O3N2) và Y (có công thức phân tử C7H18N2O4) tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp Z gồm 2 khí đều làm xanh quỳ tím ẩm (tỷ khối của Z so với H2 bằng 19) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,6
B. 25,4
C. 29,4
D. 14,8
-
Câu 38:
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 30,24 lít khí O2 (đktc), thu được 52,80 gam CO2 và 10,80 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư thì có tối đa 200ml dung dịch NaOH 1M phản ứng, thu được dung dịch T chứa 16,70 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 10,9
B. 4,1
C. 9,75
D. 6,8
-
Câu 39:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ 1gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2- 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng cho vào ít nước cất để cho thể tích hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Sau 8 -10 phút rót thêm 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng khuấy nhẹ sau đó để nguội hỗn hợp.
Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:
(a) Kết thúc bước 1 thấy trong bát sứ tạo ra dung dịch trong suốt.
(b) Kết thúc bước 2 thấy chất rắn màu vàng kết tủa dưới bát sứ.
(c) Kết thúc bước 3 thấy chất rắn trắng nhẹ nổi trên mặt bát sứ.
(d) Kết thúc bước 3 thấy chất rắn kết tủa dưới bát sứ.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 40:
X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và đều không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1 và hỗn hợp gồm 2 ancol đều no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam . Đốt cháy hoàn toàn F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm về khối lượng của Z có trong E là
A. 90,87
B. 3,84
C. 5,29
D. 89,86