Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020
Sở GD&ĐT Thái Nguyên lần 1
-
Câu 1:
Dung dịch HCl tác dụng với chất nào sau đây tạo ra muối FeCl3?
A. Fe(NO3)3.
B. FeO.
C. Fe(OH)3
D. FeS.
-
Câu 2:
Kim loại sắt tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây tạo thành muối sắt (II)?
A. CuSO4
B. AgNO3
C. H2SO4 đặc, to
D. HNO3 loãng
-
Câu 3:
Công thức của glyxin là
A. CH3NH2.
B. H2NCH(CH3)COOH.
C. C2H5NH2.
D. H2NCH2COOH.
-
Câu 4:
Cho phương trình ion rút gọn: \(CO_3^{2 - } + 2{H^ + } \to C{O_2} + {H_2}O\)
Phương trình phân tử tương ứng với phương trình ion rút gọn trên là:
A. BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
B. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
C. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
-
Câu 5:
Thủy phân tristearin có công thức (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là
A. C17H35COONa.
B. C15H31COONa.
C. C15H29COONa.
D. C17H33COONa.
-
Câu 6:
Chất nào sau đây chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử?
A. Etan
B. Etilen
C. Axetilen
D. Buta-1,3-dien
-
Câu 7:
Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Công thức hóa học của thạch cao nung là
A. CaSO4.2H2O
B. CaSO4.H2O
C. CaCO3
D. CaSO4
-
Câu 8:
Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch nào dưới đây?
A. AgNO3
B. AlCl3
C. FeCl2
D. Zn(NO3)2
-
Câu 9:
Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?
A. CH3COOC2H5
B. CH3COOCH3
C. HCOOC2H5
D. C2H5COOCH3
-
Câu 10:
Trộn bột nhôm với bột chất X, thu được hỗn hợp tecmit. Chất X có thể là
A. Fe2O3
B. MgO
C. CuO
D. Cr2O3
-
Câu 11:
Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?
A. Na
B. Al
C. Fe
D. Cu
-
Câu 12:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm
A. Mg
B. Cu
C. Al
D. K
-
Câu 13:
Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm khí H2S. Cho mẫu khí đó qua dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu
A. Xanh
B. Vàng
C. Đen
D. Trắng
-
Câu 14:
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Etanol
B. Axit axetic
C. Etylamin
D. Glixerol
-
Câu 15:
Kim loại sắt tác dụng với chất nào tạo thành hợp chất sắt (III)?
A. CuSO4 (dd)
B. HCl (dd)
C. S (to)
D. Cl2 (to)
-
Câu 16:
Natri hiđrocacbonat được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày,..). Natri hiđrocacbonat có công thức hóa học là
A. NaOH
B. NaHCO3
C. Na2CO3
D. Na2SO4
-
Câu 17:
Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozo là
A. 6
B. 12
C. 11
D. 5
-
Câu 18:
Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. NaHCO3
B. Al(OH)3
C. Al2O3
D. AlCl3
-
Câu 19:
Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?
A. Cu2+, Fe2+
B. Ca2+, Mg2+
C. Zn2+, Mg2+
D. K+, Na+
-
Câu 20:
Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. glixerol
B. etyl axetat
C. propilen
D. toluen
-
Câu 21:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục từ từ a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,55a mol Ba(OH)2
(b) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(e) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 22:
Lên men 22,5 gam glucozơ để điều chế ancol etylic với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 2,24
B. 5,60
C. 1,12
D. 4,48
-
Câu 23:
Dẫn 0,275 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,475 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775
B. 12,805
C. 9,85
D. 19,7
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đun nước cứng tạm thời lâu ngày sẽ tạo thành lớp cặn ở đáy ấm đun nước.
B. Đồ vật bằng thép để ngoài không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa.
C. Muối NaHCO3 không phản ứng với dung dịch NaOH.
D. Hỗn hợp bột nhôm và bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
-
Câu 25:
Cho m gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của m là
A. 3,20
B. 6,40
C. 1,60
D. 4,80
-
Câu 26:
Cho 15 gam hỗn hợp Fe, Zn, Mg tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Lượng chất rắn X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M, thu được 1,12 lít khí bay ra. Giá trị của m là
A. 15,8
B. 17,4
C. 19,8
D. 19,0
-
Câu 27:
Đun nóng natri axetat khan (CH3COONa) với hỗn hợp natri hiđroxit (NaOH) và canxi oxit (CaO). Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là
A. propilen
B. metan
C. axetilen
D. etilen
-
Câu 28:
Cho dãy các chất: FeS, Fe3O4, FeCl2 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 29:
Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol Al bằng dung dịch KOH dư, thu được V lít H2. Giá trị của V là
A. 4,48
B. 6,72
C. 3,36
D. 5,60
-
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
B. Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là 4.
C. Các amin đều có tính bazơ.
D. Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
-
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Isoamyl axetat có mùi chuối chín, dễ tan trong nước được dùng làm chất tạo mùi thơm trong công nghiệp thực phẩm.
(b) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(c) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(d) Tơ nilon bền đối với nhiệt, axit, kiềm.
(e) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
-
Câu 32:
Cho các polime: poli(butađien-stiren), poliacrilonitrin, polibutađien, poliisopren, poli(butađien-acrilonitrin), poli(etylen-terephtalat). Số polime dùng làm cao su là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 33:
Cho 22,56 gam Ala-Val tác dụng hết với dung dịch KOH dư, đun nóng. Số mol KOH đã phản ứng là
A. 0,1
B. 0,24
C. 0,12
D. 0,2
-
Câu 34:
X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Y là chất rắn ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. fructozơ và tinh bột.
B. glucozơ và tinh bột.
C. fructozơ và xenlulozơ.
D. glucozơ và xenlulozơ.
-
Câu 35:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Ø Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml isoamyl fomat.
Ø Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai.
Ø Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước (2), chất lỏng trong bình thứ nhất phân thành hai lớp, chất lỏng trong bình thứ hai đồng nhất.
(b) Ở bước (3), có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng cách đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(c) Ở bước (3), trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
(d) sau bước (3), trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 36:
Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
(b) Chất Z làm mất màu nước brom.
(c) Chất T không có đồng phân hình học.
(d) Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1:1.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 37:
Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được glixerol, natri stearat và natri linoleat (C17H31COONa). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được H2O và 1,14 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 21
B. 19
C. 18
D. 20
-
Câu 38:
Chất X (CH4ON2, hiện nay một số tiểu thương đã sử dụng chất này ướp cá và hải sản được tươi lâu, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe); chất Y (C5H13O3N3, mạch hở, là muối amoni của đipeptit). Cho 30,45 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư NaOH đun nóng, thu được 0,35 mol hai khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm) và m gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40
B. 35
C. 33,5
D. 50
-
Câu 39:
Cho 0,075 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,18 mol CO2, 0,045 mol Na2CO3. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn. Giá trị gần nhất của m là
A. 5,2
B. 3,7
C. 8,2
D. 6,8
-
Câu 40:
Cho 33,1 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic mạch cacbon không nhánh và ancol, MX < MY < 150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 37,1 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ lượng Z tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn T thu được Na2CO3 và 0,55 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 36,81%
B. 42,90%
C. 53,47%
D. 35,65%