Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Sinh Cung
-
Câu 1:
Lựa chọn đúng về công thức của X biết khi thực hiện phản ứng este hoá giữa axit ađipic {HOOC-(CH2)4-COOH} với ancol đơn chức X thu được este Y1 và Y2 trong đó Y1 có công thức phân tử là C8H14O4.
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. C3H5OH.
D. Cả A, B.
-
Câu 2:
Thuỷ phân C4H6O2 được 2 chất hữu cơ phản ứng tráng gương, CTCT của este ?
A. CH3COO-CH=CH2.
B. HCOO-CH2-CH=CH2.
C. CH3-CH=CH-OCOH.
D. CH2= CH-COOCH3.
-
Câu 3:
Trình tự tách riêng biệt: vinyl axetat, etyl fomiat, metyl acrylat?
A. Dùng dung dịch NaOH loãng , đun nhẹ, dùng dung dịch Br2, dùng dung dịch H2SO4 loãng
B. Dùng dung dịch Br2, dung dịch NaOH, dùng Ag2O/NH3
C. Dùng Ag2O/NH3, dùng dung dịch Br2, dùng dung dịch H2SO4 loãng
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 4:
Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,600.
B. 53,775.
C. 61,000.
D. 32,250.
-
Câu 5:
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C17H35COO)2C2H4.
C. (CH3COO)3C3H5.
D. (C3H5COO)3C3H5.
-
Câu 6:
Phát biểu đúng khi nói về các chất béo?
(1) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(2) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(3) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là pứ thuận nghịch.
(4) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 7:
Câu nào đúng khi nói về dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy?
A. Khác nhau hoàn toàn
B. Giống nhau hoàn toàn
C. Chỉ giống nhau về tính chất hoá học.
D. Đều là lipit.
-
Câu 8:
Xác định chỉ số axit biết loại axit này có chứa tristearin và axit béo stearic trong đó có 89% tristearin?
A. 7,2
B. 21,69
C. 175,49
D. 168
-
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là
A. 6,20
B. 5,25
C. 3,60
D. 3,15
-
Câu 10:
Cho m gam glucozo lên men tạo thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 80 g kết tủa. Giá trị của m là
A. 144
B. 72
C. 54
D. 96
-
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X chứa glucozơ và fructozơ, saccarozơ, mantozơ cân dùng vừa đủ 37,632 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là
A. 260,04.
B. 287,62.
C. 330,96.
D. 220,64.
-
Câu 12:
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Muốn điều chế 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích HNO3 96%( d=1,52 g/ml) cần dùng là
A. 1,439 lít.
B. 14,39 lít.
C. 24,39 lít.
D. 15 lít.
-
Câu 13:
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 4,5.
B. 9,0.
C. 18,0.
D. 8,1.
-
Câu 14:
Có các chất: axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết?
A. Quì tím
B. Kim loại Na
C. Dung dịch AgNO3/NH3
D. Cu(OH)2/OH
-
Câu 15:
Tìm X biết gluxit (X) có dạng (CH2O)n phản ứng được với Cu(OH)2. Lấy 1,44 gam (X) cho vào AgNO3/NH3 tạo ra 1,728 gam Ag.
A. C6H10O5
B. C12H22O11
C. C6H6O
D. C6H12O6
-
Câu 16:
m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng với 0,8 gam Br2 trong nước. Số mol của glucozơ và fructozơ lần lượt là gì?
A. 0,020 mol glucozơ và 0,030 mol fructozơ
B. 0,005 mol glucozơ và 0,015 mol fructozơ
C. 0,025 mol glucozơ và 0,025 mol fructozơ
D. 0,125 mol glucozơ và 0,035 mol fructozơ
-
Câu 17:
Dãy gồm các chất đều làm giấy quì tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.
B. amoni clorua metylamin natri hiđroxit.
C. anilin amoniac natri hiđroxit.
D. metylamin, amoniac, natri axetat.
-
Câu 18:
Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:
A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại.
B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.
C. Dung dịch trong suốt.
D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn.
-
Câu 19:
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
A. C6H5NH2
B. C6H5CH2NH2
C. (C6H5)2NH
D. NH3
-
Câu 20:
Để kết tủa 400ml HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần mấy gam gồm metylamin và etylamin có d so với H2 là 17,25?
A. 41,4 gam
B. 40,02 gam
C. 51,75 gam
D. Không đủ điều kiện để tính.
-
Câu 21:
Đốt cháy amin đơn chức, no, mạch hở bậc 2 có tên gọi nào bên dưới đây sẽ thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3.
A. etylmetylamin
B. đietylamin
C. đimetylamin
D. metylisopropylamin
-
Câu 22:
Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm ala và gly. Số CTCT của X thỏa mãn là
A. 6
B. 3
C. 9
D. 12
-
Câu 23:
Cho các phát biểu sau đây :
1. Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa
2. Trong một phân tử triolein có 3 liên kết pi
3. Vinyl xianua được sử dụng sản xuất tơ olon
4. ở điều kiện thường các amino axit là chất rắn tan ít trong nước
5. dd Glucozo và dd sacarozo đều có phản ứng tráng bạc
6. phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 24:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X thu được 3 mol Gly,1 mol Ala, 1 mol Val. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp các sản phẩm là : Ala- Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Công thức cấu tạo của X là
A. Gly –Ala- Gly- Gly- Val
B. Ala- Gly-Gly-Val-Gly
C. Gly-Gly- Val- Gly-Ala
D. Gly- Gly-Ala-Gly-Val
-
Câu 25:
Peptit có X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 26:
Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Khi ở cả hai điện cực đều có bọt khí thì dừng lại. Kết quả ở anot có 448ml khí thoát ra (dktc), khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam và dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Giá trị của m là :
A. 2,95
B. 2,89
C. 2,14
D. 1,62
-
Câu 27:
Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) 300 ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện không đổi 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 45,73 gam kết tủa. Giá trị của t là
A. 0,10.
B. 0,12.
C. 0,4.
D. 0,8.
-
Câu 28:
Tiến hành 5 thí nghiệm sau đây, bao nhiêu TH xảy ra ăn mòn điện hoá học?
- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.
- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.
- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 29:
TH kim loại bị ăn mòn điện hóa học về sắt, kẽm?
A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
B. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
D. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
-
Câu 30:
Trong 6TN dưới đây thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học?
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
A. (2), (3), (4), (6).
B. (1), (3), (4), (5).
C. (2), (4), (6).
D. (1), (3), (5).
-
Câu 31:
Thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 theo phương trình hoá học: Cu + 2 FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2. Như vậy,
A. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.
B. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.
C. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.
D. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
-
Câu 32:
Cation X2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Hãy xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
A. Nhóm IIA, chu kì 4
B. Nhóm IIIA, chu kì 4
C. Nhóm IIIA, chu kì 2
D. Nhóm IIA, chu kì 6
-
Câu 33:
Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại nhưng không phải do sự tồn tại của các eletron tự do trong kim loại quyết định?
A. Ánh kim
B. Tính dẻo
C. Tính cứng
D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt.
-
Câu 34:
Trong số các loại polime sau: tơ nilon - 7; tơ nilon – 6,6; tơ nilon - 6; tơ tằm, tơ visco; tơ lapsan, teflon. Tổng số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 35:
Polistiren sẽ không phản ứng chất nào bên dưới với đầy đủ điều kiện?
A. Tác dụng với Cl2/to.
B. Tác dụng với axit HCl.
C. Đepolime hóa.
D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.
-
Câu 36:
Cho các chất sau: Fe, Mg; FeSO4; Al; Ag; BaCl2 tác dụng với H3SO4 đặc nguội. Số phản ứng xảy ra là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 37:
Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đkc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,81 mol
B. 1,95 mol
C. 1,8 mol
D. 1,91 mol
-
Câu 38:
Một hỗn hợp rắn gồm: Canxi và Canxicacbua. Cho hỗn hợp này tác dụng với nước dư nguời ta thu đuợc hỗn hợp khí
A. Khí H2
B. Khí H2 và CH2
C. Khí C2H2 và H2
D. Khí H2 và CH4
-
Câu 39:
Một dung dịch chứa a mol AlCl3 tác dụng với một dung dịch chứa b mol NaOH. Điều kiện để thu được kết tủa là:
A. b > 4a
B. b < 4a
C. a + b = 1mol
D. a – b = 1mol
-
Câu 40:
Những chất nào đã gây nên các hiện tượng như mưa axit?
A. SO2, NO2.
B. H2S, Cl2
C. NH3, HCl
D. CO2, SO2.