Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến
-
Câu 1:
Bỏ một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm chịu nhiệt, đốt cho muối nóng chảy. Khi muối bắt đầu phân hủy vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm, đồng thời bỏ hòn than đã được đốt nóng đỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng, ta thấy
A. mẫu than nóng đỏ tắt dần trong KNO3 nóng chảy.
B. mẫu than nóng đỏ bùng cháy sáng trong KNO3 nóng chảy
C. mẫu than nóng đỏ tắt dần rồi bùng cháy sáng trong KNO3 nóng chảy
D. KNO3 bốc cháy khi tiếp xúc với than nóng đỏ
-
Câu 2:
Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch metylamin bằng cách nào trong các cách sau
A. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4
B. Nhận biết bằng mùi
C. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch metylamin đặc.
D. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3
-
Câu 3:
Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol X trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là
A. V = 22,4(3x + y).
B. V = 44,8(9x + y).
C. V = 22,4(7x + 1,5y).
D. V = 22,4(9x + y).
-
Câu 4:
Cho hơi nước đi qua m gam than nung đỏ đến khi thân phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Cho X qua CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng giảm 1,6 gam so với lượng CuO ban đầu. Giá trị của m là:
A. 0,6.
B. 1,2.
C. 2,4.
D. 0,3.
-
Câu 5:
Mô tả ứng dụng của polime nào dưới đây là không đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả.
B. Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.
C. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.
D. PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa...
-
Câu 6:
Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
A. 10615
B. 9650
C. 11580
D. 8202,5
-
Câu 7:
Hỗn hợp M gồm hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X và Y. Cho 31,644 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 288 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch F chứa a gam hỗn hợp muối natri của alanin và lysin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b mol M cần dùng vừa đủ 35,056 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 228 : 233. Kết luận nào sau đây sai?
A. Phần trăm số mol muối natri của alanin có trong a gam hỗn hợp muối là 41,67%.
B. Giá trị của a là 41,544.
C. Giá trị của b là 0,075.
D. Tổng khối lượng CO2 và H2O sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 31,644 gam M là 85,536 gam.
-
Câu 8:
Để sản xuất 10 lít C2H5OH 46o (d = 0,8 g/mL) cần bao nhiêu kg tinh bột biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất đạt 80% ?
A. 16,200 kg.
B. 12,150 kg.
C. 5,184 kg.
D. 8,100 kg.
-
Câu 9:
Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là:
A. 2,8 gam.
B. 7,0 gam.
C. 3,5 gam.
D. 5,6 gam.
-
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, thoát ra 0,4 mol khí. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,3 mol khí. Giá trị của m là:
A. 12,28.
B. 11,00.
C. 19,50.
D. 16,70.
-
Câu 11:
Dung dịch X có [OH–] = 10–2 M. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 2
B. 11
C. 3
D. 12
-
Câu 12:
Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn M và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là:
A. AgNO3 và FeCl2.
B. Na2CO3 và BaCl2.
C. AgNO3 và Fe(NO3)2.
D. AgNO3 và FeCl3.
-
Câu 13:
Cho các chất: HCOONH4, NaHSO3, Al2O3, ClNH3CH2COOH, Al, (NH2)2CO. SỐ chất vừa phản ứng với dung dịch NaHSO4 vừa phản ứng với dung dịch NaOH là:
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 3,92 gam hỗn hợp X gồm Al, Na và Al2O3 vào nước, thu được dung dịch Y và khí H2. CHo 0,06 mol HCl vào Y thì thu được m gam kết tủa. Nếu cho 0,13 mol HCl vào Y thì thu được (m – 0,78) gam kết tủa. Phần trăm theo khối lượng của Na có trong X là
A. 41,07%.
B. 35,27%.
C. 46,94%.
D. 44,01%.
-
Câu 15:
Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng một thời gian để phản ứng xảy ra, thu được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được a gam muối khan. Giá trị của a là
A. 27,965.
B. 18,325.
C. 27,695.
D. 16,605.
-
Câu 16:
Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (CH5O2N) và chất Z (C2H8O2N2). Đun nóng 16,08 gam X với 200 ml dung dịch NaOH 1M thì phản ứng vừa đủ, thu được khí T duy nhất có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Nếu lấy 16,08 gam X tác dụng với HCl loãng, dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối hữu cơ. Giá trị của m là:
A. 17,06.
B. 8,92.
C. 13,38.
D. 15,42.
-
Câu 17:
Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M vào 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 1,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Khối lượng muối có trong dung dịch X là:
A. 32,6 gam.
B. 36,6 gam.
C. 38,4 gam.
D. 40,2 gam.
-
Câu 18:
Cho 2,04 gam một este đơn chức X có công thức C8H8O2 tác dụng hết với dung dịch chứa 1,60 gam NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,37 gam chất rắn khan. Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên của X là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 19:
Peptit X có 16 mắt xích được tạo bởi các α -amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Để đốt cháy m gam X thì cần dùng 45,696 lít O2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn thì thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy Y trong bình chứa 12,5 mol không khí (có 20% thể tích O2, còn lại là N2), làm ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Giá trị gần nhất với m là:
A. 46.
B. 41.
C. 38
D. 43.
-
Câu 20:
Cho hỗn hợp X gồm: C2H5OH, HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOC2H3, CH2(OH)CH(OH)CHO, CH2(OH)CH2COOH. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X thì cần 12,04 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 9 gam nước. Phần trăm theo khối lượng của CH3COOC2H3 trong X là?
A. 17,68%.
B. 15,58%.
C. 19,24%.
D. 12,45%.
-
Câu 21:
Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α - amino đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 10 và 27,75.
B. 9 và 33,75
C. 10 và 33,75.
D. 9 và 27,75.
-
Câu 22:
Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí (gồm NO và H2) có tỉ khối so với H2 là 8. Giá trị của m là
A. 13,76.
B. 11,32.
C. 13,92.
D. 19,16.
-
Câu 23:
Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào nước, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50 ml, nếu thêm tiếp 310ml nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 17,94.
B. 14,82.
C. 19,24.
D. 31,2
-
Câu 24:
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)3, KMnO4, NaOH, Cl2, K2SO4, AgNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 25:
Hỗn hợp X gồm axit axetic, metyl propionat, etyl fomat (trong đó số mol axit axetic bằng số mol etyl fomat). Cho 15,0 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,20 mol NaOH. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:
A. 17,6 gam.
B. 19,4 gam.
C. 16,4 gam.
D. 16,6 gam.
-
Câu 26:
Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thu được V ml dung dịch rượu (ancol) etylic 400. Biết rượu (ancol) etylic nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. Giá trị của V là:
A. 2785,0 ml.
B. 2875,0 ml.
C. 2300,0 ml.
D. 3194,4 ml.
-
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn 14,4 kim loại M hóa trị II vào dung dịch HNO3đặc dư thu được 26,88 lit NO2 (dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là:
A. Zn
B. Cu
C. Fe
D. Mg
-
Câu 28:
Dung dịch X gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,05M. Dung dịch Y gồm Al2(SO4)3 0,4M và H2SO4 xM. Trộn 0,1 lit dung dịch Y với 1 lit dung dịch X thu được 16,33g kết tủa. x có giá trị là:
A. 0,2M
B. 0,2M;0,6M
C. 0,2M;0,4M
D. 0,2M;0,5M
-
Câu 29:
Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α -amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2,sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,5760.
B. 2,7783.
C. 2,2491.
D. 2,3520.
-
Câu 30:
Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H2 (đktc). Giá trị của t là:
A. 2267,75.
B. 2895,10.
C. 2316,00.
D. 2219,40.
-
Câu 31:
Este X có công thức phân tử dạng CnH2n-2O2. Đốt cháy 0,42 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 68,376 gam Ca(OH)2 thì thấy dung dịch nước vôi trong vẩn đục. Thủy phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?
A. Thành phần % khối lượng O trong X là 36,36%.
B. Tên của este X là vinyl axetat.
C. X là đồng đẳng của etyl acrylat.
D. Không thể điều chế được từ ancol và axit hữu cơ tương ứng.
-
Câu 32:
Hòa tan hoàn toàn 5,65g hỗn hợp Mg, Zn trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit H2 (dktc) và dung dịch X. Dung dịch X cô cạn được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 16,3
B. 21,95
C. 11,8
D. 18,10
-
Câu 33:
Cho A là 1 amino axit, biết 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M hoặc 50ml dung dịch NaOH 0,2M. Công thức của A có dạng:
A. C6H5 – CH(NH2) - COOH
B. CH3CH(NH2)COOH
C. NH2 – R – (COOH)2
D. (NH2)2 – R - COOH
-
Câu 34:
Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có đồ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào dưới đây:
A. Cho dung dịch H2SO4 đặc nóng tác dụng với quặng apatit
B. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng
C. Đốt cháy photpho trong oxit dư, cho sản phẩm tác dụng với nước
D. Cho dung dịch H2SO4 đặc nóng tác dụng với quặng photphrit
-
Câu 35:
Hỗn hợp X gồm Alanin, axit glutamic và 2 amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 14,76g. Nếu cho 29,47g X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thì thu được khối lượng muối gần nhất với giá trị là:
A. 46
B. 48
C. 42
D. 40
-
Câu 36:
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3,FeCO3 lần lượt vào phản ứng với HNO3 đặc nóng dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxit hóa khử là:
A. 5
B. 6
C. 8
D. 7
-
Câu 37:
Thủy phân hoàn toàn 20,3g chất hữu cơ có CTPT là C9H17O4N bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 1 chất hữu cơ X và m gam ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C4H5O4NNa2
B. C5H9O4N
C. C5H7O4NNa2
D. C3H6O4N
-
Câu 38:
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, K2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2
B. HNO3, NaCl, K2SO4
C. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, K2SO4
D. NaCl, K2SO4, Ca(OH)2
-
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn 5,65 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 16,3
B. 21,95
C. 11,8
D. 18,10
-
Câu 40:
Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào dưới đây?
A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit
B. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng
C. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước
D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit