Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Trường THPT Lê Duẩn
-
Câu 1:
Chất khí là nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit là
A. CO2
B. N2.
C. O2
D. SO2
-
Câu 2:
Hòa tan 104,25g hỗn hợp NaCl và NaI vào nước. Cho khí clo vừa đủ đi qua rồi cô cạn. Nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi, chất rắn còng lại nặng 58,5g. Thành phần % khối lượng hỗn hợp hai muối ban đầu là
A. 29,5; 70,5
B. 28,06; 71,94
C. 65; 35
D. 50; 50
-
Câu 3:
Cho các phản ứng sau:
(a) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
(b) Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O.
(c) CaCO3 → CaO + CO2.
(d) NO2 + NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O.
(e) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O.
(f) AlCl3 + Na2CO3 + H2O → Al(OH)3 + CO2 + NaCl.
Số phản ứng oxi hóa khử là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 4:
Cho 4 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,2 gam khí thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối khan thu được là
A. 10,5g
B. 15,5g
C. 11,1g
D. 1,55g
-
Câu 5:
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho S vào nước.
B. Sục khí Cl2 vào H2O
C. Dẫn khí F2 vào nước
D. Cho Br2 vào H2O
-
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn chất rắn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì số mol khí thoát ra gấp 1,5 lần số mol X đã phản ứng. X có thể ứng với dãy các chất nào sau đây?
A. Fe3O4, FeCO3 và FeSO3.
B. Fe, Fe3O4 và FeS.
C. FeO, FeCO3 và FeSO4.
D. Fe, FeCO3 và FeSO3.
-
Câu 7:
X là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Nguyên tố X là
A. P.
B. O.
C. S
D. F.
-
Câu 8:
Để thu được 3,36 lit O2 (đktc) cần nhiệt phân hoàn toàn một lượng tinh thể KClO3.5H2O là
A. 12,25g
B. 21,25g
C. 31,875g
D. 63,75g
-
Câu 9:
CO2 có lẫn khí HCl. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để loại bỏ khí HCl?
A. nước vôi trong.
B. dung dịch Na2CO3.
C. dung dịch NaHCO3.
D. dung dịch NaOH.
-
Câu 10:
Cho các phản ứng sau:
(1) NH3 + CuO →
(2) Si + NaOH (đặc) + H2O →
(3) Ca3(PO4)2 + SiO2 + C →
(4) 2Mg + SiO2 →
(5) NaHCO3 + NaHSO4 →
Số phản ứng có sự tạo thành đơn chất là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 11:
Phân lân là loại phân bón hóa học có chứa nguyên tố
A. Nitơ.
B. Phôtpho.
C. Kali.
D. Đồng.
-
Câu 12:
Khí X là oxit của nitơ. Ở điều kiện thường, X có màu nâu đỏ. Công thức của X là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O5.
-
Câu 13:
Cho dãy các chất sau: P, Mg, CuO, Na2CO3, Fe3O4. Số chất trong dãy khử được HNO3 trong dung dịch HNO3 đặc, đun nóng là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Dung dịch A: 0,1mol M2+ ; 0,2 mol Al3+; 0,3 mol SO42- và còn lại là Cl-. Khi cô cạn dung dịch A thu được 47,7 gam rắn. Kim loại M là
A. Fe.
B. Al.
C. Cu.
D. Mg.
-
Câu 15:
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H2. Nung nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn Y qua dung dịch brom dư, sau phản ứng hoàn toàn thì khối lượng brom đã phản ứng là
A. 8 gam.
B. 16 gam.
C. 20 gam.
D. 24 gam.
-
Câu 16:
Dung dịch có pH < 7 là
A. HNO3.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. NH3.
-
Câu 17:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon X không no, mạch hở cần dùng 0,5 mol khí O2, thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,7.
B. 16,1.
C. 15,9.
D. 25,4.
-
Câu 18:
Khi nung 54,2 g hỗn hợp muối nitrat của kali và natri thu được 6,72 lit khí (đktc). Thành phần % khối lượng của hỗn hợp muối là
A. 52,73% NaNO3 và 47,27% KNO3
B. 72,73% NaNO3 và 27,27% KNO3
C. 62,73% NaNO3 và 37,27% KNO3
D. 62,73% KNO3 và 37,27% NaNO3
-
Câu 19:
Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,05 và 0,1.
B. 0,1 và 0,05.
C. 0,12 và 0,03.
D. D. 0,03 và 0,12.
-
Câu 20:
Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức phân tử của benzyl axetat là
A. C8H8O2.
B. C7H6O2.
C. C9H10O2.
D. C9H8O2.
-
Câu 21:
Amino axit X tác dụng với NaOH và H2SO4 loãng đều theo tỉ lệ mol 1 : 1. X có thể là
A. Lysin.
B. Alanin.
C. Glutamic.
D. Glyxin.
-
Câu 22:
Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét đúng là
A. Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
B. Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Chất X có mạch cacbon phân nhánh.
D. Chất Z có số nguyên tử H bằng số nguyên tử O.
-
Câu 23:
Hỗn hợp X gồm etylamin và glyxin. Cho 12 gam X tác dụng với HCl dư, thu được 19,3 gam muối. Mặt khác, cho 12 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 5,82.
B. 7,76.
C. 9,70.
D. 11,64.
-
Câu 24:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol saccarozơ thì thu được x mol glucozơ. Giá trị của x là
A. 0,2.
B. 0,05.
C. 0,1.
D. 0,15.
-
Câu 25:
Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 150 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,68 lít
B. 1,12 lít
C. 3,36 lít
D. 2,24 lít
-
Câu 26:
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
(2) Cho NaOH vào dung dịch HNO3.
(3) Sục khí O3 vào dung dịch KI.
(4) Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
(5) Cho BaCl2 vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(6) Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4.
(7) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
Số thí nghiệm có sự thay đổi màu sắc của dung dịch là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 27:
Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. X có phản ứng tráng gương. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp gồm ba chất hữu cơ, trong đó hai chất hữu cơ đơn chức. Số công thức cấu tạo của X là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 28:
Cho biết một số thông tin về tính chất của các hợp chất hữu cơ X, Y, Z và T như sau:
X
Y
Z
T
Trạng thái ở nhiệt độ thường (250C)
lỏng
rắn
rắn
rắn
Tác dụng với nước brom
+
+
-
-
Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
-
+
+
-
Tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng
+
-
-
+
Dấu (+): có phản ứng; Dấu (-): không phản ứng.
Các chất X, Y, Z và T tương ứng là
A. Triolein, Glucozơ, Xenlulozơ và Tristearin.
B. Tripanmitin, Saccarozơ, Fructozơ và Triolein.
C. Triolein, Glucozơ, Fructozơ và Tristearin.
D. Tristearin, Glucozơ, Saccarozơ và Triolein.
-
Câu 29:
Cho 14,7 gam axit glutamic vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với chất tan trong X cần dùng V ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 100.
B. 200.
C. 300.
D. 400.
-
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 15,5 gam hỗn hơp X gồm lysin, alanin, glyxin cần dùng vừa đủ 16,24 lít khí O2 (đkc), sau đó cho sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 55 gam kết tủa. Mặt khác, cho 15,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thì khối lượng muối thu được là
A. 18,35.
B. 18,80.
C. 16,40.
D. 19,10.
-
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, các amino axit đều là các chất rắn kết tinh.
(b) Thuốc thử nước brom có thể phân biệt glucozơ và fructozơ.
(c) Thủy phân hoàn toàn hemoglobin trong máu, thu được một trong các sản phẩm là α-amino axit.
(d) Ở điều kiện thích hợp, hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.
(e) Trong cây xanh, tinh bột và xenlulozơ được tổng hợp bằng phản ứng quang hợp.
(f) Tơ visco là một loại polime bán tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 32:
Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là
A. 0,12 mol.
B. 0,11 mol.
C. 0,13 mol.
D. 0,10 mol.
-
Câu 33:
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn 29,6 gam X trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 29,6 gam X trong dung dịch HCl (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho m gam bột Mg vào Y. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,6.
B. 9,6.
C. 7,0.
D. 8,4.
-
Câu 34:
Hỗn hợp X chứa lysin, axit glutamic, alanin và hai amin no, đơn chức mạch hở. Cho m gam X phản ứng với dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 8,33) gam muối. Để tác dụng hết với các chất trong Y cần dùng dung dịch chứa 0,28 mol NaOH. Mặc khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,6675 mol O2 thu được 1,16 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị gần nhất của m là
A. 13,0.
B. 12,5.
C. 14,0.
D. 13,5.
-
Câu 35:
X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết pvà 50 < MX < MY) Z là este được tạo bởi X, Y và etilen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Khi đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a mol muối của X và b mol muối của Y. Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 1.
B. 2 : 1.
C. 5 : 2.
D. 7 : 3.
-
Câu 36:
Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở và amino axit Y có tỉ lệ mol 1 : 1. Thủy phân hoàn toàn 42 gam E cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm hai muối có dạng H2NCnH2nCOONa . Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi (vừa đủ), thu được muối Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, N2 và 27 gam H2O. Số liên kết peptit trong X là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 37:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(2) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(3) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(4) Cho lá Zn vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 38:
Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH(CH3)COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. natri kim loại
B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaOH
D. Quỳ tím
-
Câu 39:
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85
B. 68
C. 45
D. 46
-
Câu 40:
Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H9O2N. Biết X tác dụng với NaOH thu được muối Y (chứa C, H, O, Na) và chất Z (có khả năng đổi màu quỳ tím thành màu xanh). Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2