Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Trường THPT Chuyên Quang Trung
-
Câu 1:
Hấp thụ hết 7, lít khí CO2 (đktc) vào đung dịch hỗn hợp X gồm 0.4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dich Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của % là
A. 18,92.
B. 15,68.
C. 20,16.
D. 16,72.
-
Câu 2:
Chất X có công thức C6H10O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được chất Y và hỗn hợp ancol Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc thu được metyl etyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất T. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y làm mất màu dung dịch Br2
B. 1 mol chất T tác dụng tối đa 1 mol NaHCO3
C. Chất X là este 2 chức của ancol 2 chức
D. Chất Y có công thức phân tử C3H2O4Na2
-
Câu 3:
Trộn các dung dịch: BaCl2 và NaHSO4 , FeCl3 và Na2S, BaCl2 và NaHCO3, Al2(SO4)3 và Ba(OH)2 (dư); CuCl2 và NH3 (dư). Số cặp dung dịch thu được kết tủa sau phản ứng kết thúc là:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 4:
Cho hidrocacbon: CH3−CH(CH3)−CH(CH3)−CH2−CH3 . Tên thay thế của hidrocacbon là
A. 2-metylhexan
B. 3,4-đimetylpentan
C. 2,3-đimetylpentan
D. 3-metylhexan
-
Câu 5:
Một este A có công thức phân tử là C5H10O2 phản ứng với dung dịch NaOH, được một ancol không bị oxi hóa bởi CuO, đun nóng. Tên gọi của A là
A. tertbutyl fomat
B. propyl axetat
C. isobutyl fomat
D. isopropyl axeta
-
Câu 6:
Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH ,dung dịch HCl, dung dịch Br2 , dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 7:
M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne → M biểu diễn
A. Nguyên tắc điều chế kim loại
B. Sự oxi hóa của ion kim loại
C. Sự khử của kim loại
D. Tính chất hóa học chung của kim loại
-
Câu 8:
Axit axetic không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Na
B. NaOH
C. Cu(OH)2
D. CO2
-
Câu 9:
Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau :
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Chất nào là amin? (1) CH3−NH2; (2) CH3−NH−CH2−CH3; (3) CH3−NH−CO−CH3; (4) NH2−(CH3)2−NH2; (5) (CH3)2NC6H5; (6) NH2−CO−NH2; (7) CH3−CO−NH2 ; (8) CH3−C6H4−NH2
A. 3, 6, 7
B. 1, 2, 4, 5, 8
C. 1, 2, 5
D. 1, 5, 8
-
Câu 11:
Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N ) và Y (CxNtO5N2 ), trong đó X không chứa chức este, Y là muối củaα - amino axit no vớ axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa dủ với 100ml dung dịch NaOH 1,2M. Đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc 3 thể khí điều kiện thường. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị m và a lần lượt là
A. 9,87 và 0,03
B. 9,84 và 0,03
C. 9,84 và 0,06
D. 9,87 và 0,06
-
Câu 12:
Phát biểu không đúng là
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh
B. Các hợp chất Cr2O3,Cr(OH)3,CrO,Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat
-
Câu 13:
Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3
A. Zn, Cu, Mg
B. Hg, Na, Ca
C. Fe, Ni, Sn
D. Al, Fe, CuO
-
Câu 14:
Cho 250 ml dung dịch X chứa Na2CO3và NaHCO3 khi tác dụng với H2SO4 dư cho ra 2,24 lít CO2 (đktc).Cho 500 ml dung dịch X với CaCl2 dư cho ra 16 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3trong dung dịch X lần lượt là
A. 0,16M và 0,24M
B. 0,08M và 0,02M
C. 0,32M và 0,08M
D. 0,04M và 0,06M
-
Câu 15:
Cho các chất sau: CH3COOCH3,HCOOCH3,HCOOC6H5,CH3COOC2H5 . Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. HCOOCH3
B. HCOOC6H5
C. CH3COOCH3
D. CH3COOC2H5
-
Câu 16:
Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:
A. Một chất khí và không chất kết tủa
B. Hỗn hợp hai chất khí
C. Một chất khí và hai chất kết tủa
D. Một chất khí và một chất kết tủa
-
Câu 17:
Cho các dung dịch: NaOH, KNO3, NH4Cl, FeCl3, H2SO4, Na2SO4. Số dung dịch có khả năng làm đổi màu quỳ tím là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol?
A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa
C. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng lại tan nhiều trong nước nóng
D. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức
-
Câu 19:
9,3 gam 1 ankyl amin cho tác dụng với FeCl3 thu được 10,7 gam kết tuả. CTCT của amin là?
A. C3H7NH2
B. CH3NH2
C. C2H5NH2
D. C4H9NH2
-
Câu 20:
Nhóm chất đều tác dụng được với nước (khi có mặt chất xúc tác trong điều kiện thích hợp) ?
A. Saccarozơ, etylaxetat, glucozơ.
B. Tinh bột, tristearin, valin.
C. Gly-Ala, fructozơ, triolein.
D. Xenlulozơ, lòng trắng trứng, metylfomat.
-
Câu 21:
Hãy chọn hóa chất để phân biệt anilin, glucozơ và alanin
A. NaOH
B. AgNO3/NH3.
C. HCl.
D. Br2.
-
Câu 22:
Dùng chất nào để phân biệt glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic?
A. Cu(OH)2/OH-
B. NaOH
C. HNO3
D. AgNO3/NH3
-
Câu 23:
Để tách riêng lấy từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin, phenol, ta có thể dùng thêm các dung dịch
A. HCl và NaOH
B. Br2 và HCl
C. NaOH và Br2
D. CO2 và HCl
-
Câu 24:
Cho các phát biểu sau:
(a) mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol
(b) Fructozo có nhiều trong mật ong
(c) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit
(d) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên
(e) Cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(f) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo
(h) Amilozo và amylopectin đều có các liên kết α – 1,4 – glicozit
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 25:
Đốt m gam X gồm 3 ancol no,hai chức thuộc cùng dãy đồng đẳng được 4,48 lit khí CO2 (dktc) và 5,4g H2O.Giá trị của m là?
A. 12,4
B. 6,2
C. 10,0
D. 8,1
-
Câu 26:
Để đốt m gam hỗn hợp X gồm 4 ancol no, đơn chức, mạch hở thì cần V lít O2(đktc) thu được 6,16 gam CO2 và 3,24 gam H2O. V có giá trị bao nhiêu?
A. 4,880
B. 6,786
C. 4,704
D. 5,672
-
Câu 27:
Cho X, Y,Z,T là bốn chất khác nhau trong các chất sau C6H5NH2, C6H5OH, NH3, C2H5NH2 và có các tính chất ghi trong bảng sau:
Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi 182,0 -33,4 16,6 184,0 pH ( dung dịch nồng độ 0,1M) 8,8 11,1 11,9 5,4 Nhận định nào sau đây là đúng
A. Y là C6H5OH
B. T là C6H5NH2
C. Z là C2H5NH2
D. X là NH3
-
Câu 28:
Dùng m gam 1 ancol A no, đơn chức cho bình đựng CuO(dư), nung nóng thì khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,16 gam. Hỗn hợp hơi X thu được có tỉ khối với H2 là 22,5. ancol A là gì?
A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. C4H9OH
D. CH3OH
-
Câu 29:
Đốt 80,08 gam X gồm C3H7OH, C2H5OH và CH3OC3H7 thì ta được 95,76 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 129,6.
B. 87,808.
C. 119,168.
D. 112.
-
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (không chứa nhóm chức nào khác). Cho 0,08 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được ancol etylic nguyên chất và 8,32 gam hỗn hợp chứa 2 muối trong đó có 1 muối tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn hơn trong X là?
A. 30,96%.
B. 42,37%.
C. 33,33%
D. 40,32%.
-
Câu 31:
Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là?
A. 16,2 gam.
B. 22,0 gam.
C. 19,8 gam.
D. 23,8 gam.
-
Câu 32:
Cho 4,2 gam este đơn chức E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76 gam muối. Công thức cấu tạo của E là
A. CH3COOCH3
B. HCOOCH3
C. CH3COOC2H5
D. HCOOC2H5
-
Câu 33:
Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-CH2-COO-CH3.
B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
C. CH3 -COO-CH=CH-CH3.
D. CH3-CH2-COO-CH=CH2.
-
Câu 34:
Hóa hơi hoàn toàn 4,4 gam một este X mạch hở, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 11 gam X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 10,25 gam muối. Công thức của X là?
A. CH3COOC2H5.
B. HCOOC3H7.
C. C2H5COOCH3.
D. C2H5COOC2H5.
-
Câu 35:
Khi trùng ngưng 65,5 gam axit \(\varepsilon \)- aminocaproic thu được m gam polime và 7,2 gam H2O. Hiệu suất của phản ứng trùng ngưng là?
A. 75%
B. 80%
C. 90%
D. 70%
-
Câu 36:
Khi trùng ngưng a gam axit \(\varepsilon \)- aminocaproic ngoài aminoaxit dư người ta thu được m gam polime và 2,88 gam H2O. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 7,296; 12
B. 11,40; 12
C. 18,20; 20,96
D. 18,08; 20,96
-
Câu 37:
Hòa tan 16,4g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl thu được Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, dktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn 16,4g hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6g. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z được dung dịch T. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào T thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 111,27
B. 180,15
C. 196,35
D. 160,71
-
Câu 38:
Chia mẫu hợp kim X gồm Zn và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 : Cho tác dụng với HCl dư thấy còn lại 1 gam không tan.
- Phần 2 : Luyện thêm 4 gam Al thì được hợp kim X trong đó hàm lượng % của Zn trong Y giảm 33,33% so với X.
Tính thành phần % của Cu trong hợp kim X biết rằng nếu ngâm hợp kim Y trong dung dịch NaOH một thời gian thì thể tích khí H2 vượt quá 6 lít (đktc).
A. 16,67%
B. 50%
C. 25%
D. 37,5%
-
Câu 39:
Cho Fe vào NaNO3 và H2SO4 thu được dung dịch X (không chứa muối amoni), hỗn hợp khí Y gồm NO và H2 và chất rắn không tan. Trong dung dịch X chứa các muối?
A. FeSO4, Na2SO4
B. FeSO4, Fe2(SO4)3, NaNO3, Na2SO4
C. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4
D. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3
-
Câu 40:
Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A. Mg, Fe, Cu
B. MgO, Fe3O4, Cu
C. MgO, Fe, Cu
D. Mg, Al, Fe, Cu