Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Trường THPT Chu Văn An
-
Câu 1:
Cho 18 glucozơ lên men tạo thành ancol etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá hình lên men đạt 85%. Tính giá trị của m?
A. 20,0 gam.
B. 32,0 gam.
C. 17,0 gam.
D. 16,0 gam.
-
Câu 2:
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là
A. 48,21%.
B. 24,11%.
C. 40,18%.
D. 32,14%.
-
Câu 3:
Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là
A. Sắt tây.
B. Sắt.
C. Đồng.
D. Bạc.
-
Câu 4:
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Al, Mg, Cu.
B. Zn, Mg, Ag.
C. Mg, Zn, Fe.
D. Al, Fe, Ag.
-
Câu 5:
Dãy gồm các ion kim loại có tính oxi hóa giảm dần là
A. Fe3+, Fe2+, Cu2+.
B. Cu2+, Fe3+, Fe2+.
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe2+, Cu2+, Fe3+.
-
Câu 6:
Kim loại phản ứng được với dung dịch FeSO4 là
A. Cu.
B. Pb.
C. Mg.
D. Ni
-
Câu 7:
Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch bazơ?
A. K.
B. Fe.
C. Zn.
D. Al.
-
Câu 8:
Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?
A. HCl.
B. HNO3 loãng.
C. H2SO4 loãng.
D. KOH.
-
Câu 9:
Cho biết số hiệu nguyên tử của Al là Z=13. Vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm IIIA
B. chu kì 3, nhóm IA
C. chu kì 2, nhóm IIIA
D. chu kì 3, nhóm IIIB
-
Câu 10:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na là
A. 2s1.
B. 3s1.
C. 4s1.
D. 3p1.
-
Câu 11:
Để phân biệt dung dịch BaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. HNO3.
B. Na2SO4.
C. KNO3.
D. NaNO3.
-
Câu 12:
Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeSO4 (không có không khí), sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất kết tủa có màu
A. nâu đỏ.
B. vàng.
C. trắng hơi xanh.
D. trắng.
-
Câu 13:
Chất nào sau đây mang tính lưỡng tính?
A. Cr(OH)2.
B. Cr(OH)3.
C. CrO.
D. CrO3.
-
Câu 14:
Xây hầm bioga là cách xử lí phân và chất thải gia xúc đang được tiến hành. Quá trình này không những làm sạch nơi ở và vệ sinh môi trường mà còn cung cấp một lượng lớn khí ga sử dụng cho việc đun, nấu. Vậy thành phần chính của khí bioga là
A. etan.
B. propan.
C. butan.
D. metan.
-
Câu 15:
Este X có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng X với dung dịch NaOH thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH=CH2.
B. HCOOCH=CH-CH3.
C. CH3COOCH=CH2.
D. CH2=CHCOOCH3.
-
Câu 16:
Thủy phân chất béo luôn thu được chất nào sau đây?
A. Metanol.
B. Glixerol.
C. Etanol.
D. Etilen glicol.
-
Câu 17:
Fructozơ không tác dụng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?
A. H2 (xúc tác Ni, to).
B. Cu(OH)2.
C. dung dịch AgNO3/NH3, to.
D. dung dịch Br2.
-
Câu 18:
Chất có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. alanin.
B. trimetylamin.
C. metyl acrylat.
D. saccarozơ.
-
Câu 19:
Số amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 5.
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 20:
Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trong, được sử dụng làm kính máy bay, kính ôtô, kính chống đạn,....Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH-COO-C2H5.
B. CH2=CH(CH3)-COO-CH3.
C. CH3-COO-CH=CH2
D. CH2=CH-CN.
-
Câu 21:
Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào dưới đây?
A. Nitơ.
B. Kali.
C. Photpho.
D. Canxi.
-
Câu 22:
Hiđrocacbon X là đồng đẳng kế tiếp của etin. Công thức phân tử của X là
A. C2H2.
B. C2H4.
C. C3H4.
D. C3H6.
-
Câu 23:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) sinh ra chất khí?
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe2(SO4)3.
D. Fe(OH)3.
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đông lạnh chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.
B. Nhiệt độ nóng chảy của tripanmitin cao hơn triolein.
C. Trong phân tử tristearin có 54 nguyên tử cacbon.
D. Chất béo nặng hơn nước và không tan trong nước.
-
Câu 25:
Hoà tan hoàn toàn 8,1 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X chứa m gam muối và 1,344 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
A. 65,5.
B. 66,9.
C. 64,7.
D. 63,9
-
Câu 26:
a mol hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hết với a mol khí Cl2, thu được chất rắn X, cho X vào nước (dư), thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất tan có trong dung dịch Y gồm
A. FeCl2 và FeCl3.
B. CuCl2 và FeCl3.
C. CuCl2 và FeCl2.
D. CuCl2, FeCl2 và FeCl3.
-
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp (X) gồm Mg và Al vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng Al có trong hỗn hợp (X) là:
A. 2,7 gam.
B. 1,2 gam.
C. 1,35 gam.
D. 0,81 gam.
-
Câu 28:
Cho các chất: HCOOCH3 (A); CH3COOC2H5 (B); CH3COOCH=CH2 (X). Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất trên:
A. dung dịch Br2/CCl4.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch Br2 và dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
-
Câu 29:
Phát biểu đúng là
A. Trong môi trường bazơ fructozơ chuyển thành glucozơ.
B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
C. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ thu được một loại monosaccarit.
D. Glucozơ và saccarozơ là những chất rắn kết tinh màu trắng.
-
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn m gam saccarozơ cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 26,4 gam CO2. Giá trị của V là
A. 13,44.
B. 14,00.
C. 26,40.
D. 12,32.
-
Câu 31:
Thủy phân 2,61 gam đipeptit X (tạo bởi các α-amino axit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử) trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,54 gam muối. Đipeptit X là
A. Gly-Ala.
B. Gly-Val.
C. Ala-Val.
D. Ala-Ala.
-
Câu 32:
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau:
- Cho từ từ đến hết phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc).
- Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa.
Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 2 : 3.
B. 2 : 5.
C. 2 : 1.
D. 1 : 2.
-
Câu 33:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(2) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(3) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(4) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 34:
Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit axetic, metyl axetat, metyl fomat. Cho m gam hỗn hợp E (oxi chiếm 41,2% khối lượng) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,396 gam muối khan và 8,384 gam ancol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32,3.
B. 30,2.
C. 26,3.
D. 22,6.
-
Câu 35:
Cho các nhận xét sau đây:
(a) Trong phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t°), glucozơ đóng vai trò là chất oxi hóa.
(b) Tơ nilon-6,6 còn được gọi là poli peptit.
(c) Đốt cháy este no, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm như mì sợi, đồ hộp.
(e) Trong phân tử các α-amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
(g) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Số nhận xét đúng là
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 36:
Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức phân tử là C5H14O4N2; X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1. Cho các phát biểu sau:
(a) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên.
(b) X1 có phản ứng tráng gương.
(c) X2 và X3 có cùng số nguyên tử cacbon.
(d) X là muối của aminoaxit với amin bậc 1.
Số phát biểu đúng là?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 37:
Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 725 ml dung dịch H2SO4 1M loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Z so với He là 4,5. Phần trăm khối lượng của Mg có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 20.
B. 14.
C. 12.
D. 12,5.
-
Câu 38:
Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,845 mol CO2. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với 0,1 mol Br2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 57,74.
B. 59,07.
C. 55,76.
D. 31,77.
-
Câu 39:
Cho 0,22 mol hỗn hợp E gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ; Y no mạch hở) tác dụng tối đa với 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,2 gam hai ancol cùng dãy đồng đẳng liên tiếp nhau và gam hỗn hợp T chứa 4 muối; trong đó 3 muối của axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn gam T cần vừa đủ 1,611 mol O2, thu được Na2CO3; 56,628 gam CO2 và 14,742 gam H2O. Khối lượng (gam) của este Z là
A. 7,884 gam.
B. 4,380 gam.
C. 4,440 gam.
D. 4,500 gam.
-
Câu 40:
Cho các bước ở thí nghiệm sau:
- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
- Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
- Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Cho các phát biểu sau:
(1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
(2) Ở bước 2 thì anilin tan dần.
(3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
(5) Sau khi làm thí nghiệm, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2