Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
-
Câu 1:
Trong phương trình dddh x=Acos(ωt+φ), đại lượng thay đổi theo thời gian là:
A. Tần số góc ω.
B. Pha ban đầu ϕ.
C. Biên độ
D. Li độ x.
-
Câu 2:
Trên bóng đèn sợi đốt ghi 60 W - 220 V. Bóng đèn này sáng bình thường thì chịu được điện áp xoay chiều tức thời cực đại là:
A. 220 V
B. 440 V
C. 110 √2V
D. 220 √2V
-
Câu 3:
Một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kì dao động của một con lắc đơn bằng cách xác định khoảng thời gian để con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần. Kết quả 4 lần đo liên tiếp của bạn học sinh này là 21,3 s; 20,2 s; 20,9 s và 20,0 s. Biết sai số khi dùng đồng hồ này là 0,2 s (bao gồm sai số chủ quan khi bấm và sai số dụng cụ). Theo kết quả trên thì cách viết giá trị của chu kì T nào nêu sau đây là đúng nhất.
A. T = 2,13 ± 0,02 s
B. T = 2,00 ± 0,02 s
C. T = 2,06 ± 0,02 s
D. T = 2,06 ± 0,2 s
-
Câu 4:
1 máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần ứng có 6 cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp, rôto quay với tốc độ 1.000 vòng/phút. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 2/π mWb suất điện động hiệu dụng do máy phát ra là 90 √2V . Số vòng dây ở mỗi cuộn dây ở phần ứng là:
A. 150
B. 900
C. 420
D. 450
-
Câu 5:
Điều nào sau đây nói về sóng âm là không đúng?
A. Sóng âm là sóng cơ học học truyền được trong môi trường vật chất kể cả chân không.
B. Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20.000Hz.
C. Sóng âm không truyền được trong chân không.
D. Tốc độ truyền âm phụ thuộc mật độ và nhiệt độ của môi trường.
-
Câu 6:
Con lắc LX dddh trên phương ngang, cứ mỗi giây thực hiện được 4 dao động toàn phần. Khối lượng vật nặng của con lắc m = 250 g (lấy π2 = 10). Động năng cực đại của vật là 0,288 J. Quỹ đạo của vật là một đoạn thẳng dài.
A. 12 cm
B. 5 cm
C. 6 cm
D. 10 cm
-
Câu 7:
Đặt điện áp xoay chiều U=150V vào hai đầu đoạn mạch có R nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là 120 V. Hệ số công suất của đoạn mạch là:
A. 0,9
B. 0,8
C. 0,7
D. 0,6
-
Câu 8:
Các âm RE, MI, FA, SOL có độ cao tăng dần theo thứ tự đó. Trong những âm đó âm có tần số lớn nhất là:
A. FA
B. SOL
C. MI
D. RE
-
Câu 9:
Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. Vùng tia Rơnghen
B. Vùng tia tử ngoại
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy
D. Vùng tia hồng ngoại
-
Câu 10:
Một sợi dây đàn hồi dài 1 m treo lơ lửng trên một cần rung. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 8 m/s. Khi cần rung thay đổi tần số từ 100 Hz đến 130 Hz thì số lần nhiều nhất có thể quan sát được sóng dừng với số bụng sóng khác nhau là:
A. 5 lần
B. 3 lần
C. 6 lần
D. 8 lần
-
Câu 11:
Chu kì của mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, trong mạch đang có dao động điện từ tự do là:
A. \(2\pi \sqrt {LC} \).
B. \(\pi \sqrt {LC} \).
C. \(2\pi \sqrt {\frac{L}{C}} \).
D. \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\).
-
Câu 12:
Tại mặt nước, ở hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp dao động với phương trình lần lượt là: uA = A1cosωt và uB = A2cos(ωt + π). Nhũng điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ
A. dao động với biên độ bất kì
B. dao động với biên độ lớn nhất
C. dao động với biên độ trung bình
D. dao động với biên độ nhỏ nhất
-
Câu 13:
Đang có 1 dao động điện từ tự do trong mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Ở thời điểm t, dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0 thì ở thời điểm \(t + \frac{{\pi \sqrt {LC} }}{2}\)
A. dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0.
B. điện tích trên một bản tụ có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại của nó.
C. điện tích trên một bản tụ bằng 0.
D. điện tích trên một bản tụ có giá trị cực đại.
-
Câu 14:
Lò vi sóng (còn được gọi là lò vi ba) là một thiết bị sử dụng sóng điện từ để làm nóng hoặc nấu chín thức ăn. Loại sóng trong lò là:
A. Tia hồng ngoại
B. Sóng ngắn
C. Sóng cực ngắn
D. Tia tử ngoại
-
Câu 15:
Biết hằng số Plăng \(h = {6,625.10^{ - 34}}J.s\) và độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.10-19 C. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số
A. 4,572.1014 Hz
B. 2,571.1013 Hz
C. 3,879.1014 Hz
D. 6,542.1012 Hz
-
Câu 16:
Chọn phát biểu sai về máy quang phổ?
A. Máy quang phổ lăng kính có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
B. Máy quang phổ dùng để phân tích ánh sáng muốn nghiên cứu thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau.
C. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo ra chùm tia hội tụ.
D. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu đến.
-
Câu 17:
Tia hồng ngoại được dùng :
A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.
B. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.
C. trong y tế dùng để chụp điện, chiếu điện.
D. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
-
Câu 18:
Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng
A. chỉ xảy ra với chất rắn.
B. chỉ xảy ra với chất rắn và chất lỏng.
C. xảy ra với chất rắn và chất lỏng.
D. là hiện tượng đặc trưng của thủy tinh.
-
Câu 19:
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1 và S2 cách nhau 0,5mm, màn E đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe vá cách mặt phẳng này 2m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 µm. Cho biết bề rộng của vùng giao thoa trên màn là 49,6mm. Số vân sáng và số vân tối trên màn là:
A. 25 vân sáng; 24 vân tối
B. 24 vân sáng; 25 vân tối
C. 25 vân sáng; 26 vân tối
D. 23 vân sáng; 24 vân tối
-
Câu 20:
Theo ND thuyết lượng tử ánh sáng thì phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.
D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
-
Câu 21:
Sự phát sáng của đom đóm thuộc loại
A. điện phát quang
B. hóa phát quang
C. quang phát quang
D. phát quang Catot
-
Câu 22:
Định nghĩa nào sau đây về đơn vị khối lượng nguyên tử u là đúng:
A. U bằng khối lượng của một nguyên tử \(_1^1H\).
B. U bằng 1/12 khối lượng nguyên tử của đồng vị \(_6^{12}C\).
C. U bằng 1/12 khối lượng của hạt nhân \(_6^{12}C\).
D. U bằng khối lượng nguyên tử của đồng vị \(_6^{12}C\).
-
Câu 23:
Ánh sáng đơn sắc có tần số \({6.10^{14}}Hz\), có bước sóng khi truyền trong chân không là 500 nm. Khi truyền trong thủy tinh có chiết suất tuyệt đối với ánh sáng này là 1,52 thì tần số
A. vẫn bằng 6.1014 Hz và bước sóng nhỏ hơn 500 nm.
B. nhỏ hơn 6.1014 Hz và bước sóng bằng 500 nm.
C. lớn hơn 6.1014 Hz và bước sóng bằng 500 nm.
D. vẫn bằng 6.1014 Hz và bước sóng bằng 500 nm.
-
Câu 24:
Kết luận nào sau đây sai về phản ứng:
\(_{92}^{235}U + n \to _{56}^{144}Ba + _{36}^{89}Kr + 3n + 200MeV\)
A. Đây là phản ứng tỏa năng lượng.
B. Đây là phản ứng phân hạch
C. Điều kiện xảy ra phản ứng là nhiệt độ rất cao.
D. Năng lượng toàn phần của phản ứng được bảo toàn.
-
Câu 25:
Công suất phát xạ của Mặt Trời là \({3,9.10^{26}}W\). Cho c = 3.108 m/s. Trong một giờ khối lượng Mặt Trời giảm mất
A. 3,12.1013 kg
B. 0,78.1013 kg
C. 4,68.1013 kg
D. 1,56.1013 kg
-
Câu 26:
Cho phản ứng hạt nhân D + D → n + X. Biết độ hụt khối của hạt nhân D và X lần lượt là 0,0024u và 0,0083u, coi 1uc2 = 931,5 MeV. Phản ứng trên tỏa hay thu năng lượng bao nhiêu?
A. Tỏa 3,26 MeV
B. Thu 3,49 MeV
C. Tỏa 3,49 MeV
D. Thu 3,26 MeV
-
Câu 27:
Một lượng chất phóng xạ Pb ở thời điểm ban đầu t = 0 có 100 (g). Đến thời điểm t1 thì khối lượng Po còn lại là 4a (g), đến thời điểm t2 thì khối lượng Po còn lại là 3a (g). Tính khối lượng Po còn lại ở thời điểm t3 = t2 – t1.
A. 75 g
B. 25 g
C. 50 g
D. 62,5 g
-
Câu 28:
Một vật dao động với T=8s. Tại thời điểm t = 0, vật ở vị trí cân bằng và đi theo chiều dương. Thời điểm động năng bằng thế năng lần thứ 2016 là:
A. 4032 s
B. 4033 s
C. 2016 s
D. 4031 s
-
Câu 29:
Một con lắc đơn gồm 1 sợi dây có chiều dài 1m và quả nặng có khối lượng m = 100g, mang điện tích q = 2.10-5C. Treo con lắc vào vùng không gian có điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường hướng lên và hợp với phương ngang một góc β = 30°. Biết cường độ điện trường có độ lớn E = 4.104 V/m và gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:
A. 2,56 s
B. 2,47 s
C. 1,99 s
D. 2,1 s
-
Câu 30:
Đặt vào mạch điện RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L, và C đều bằng nhau và bằng 100V. Khi tụ bị nối tắt thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng:
A. 100√2V
B. 50 V
C. 100 V
D. 50√2V
-
Câu 31:
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số. Biết dao động thứ nhất có biên độ A1 = 6cm và trễ pha π/2 so với dao động tổng hợp. Tại thời điểm dao động thứ hai có li độ bằng biên độ của dao động thứ nhất thì dao động tổng hợp có li độ 9cm. Biên độ dao động tổng hợp bằng:
A. 12 cm
B. 18 cm
C. 6√3cm
D. 9√3cm
-
Câu 32:
Đặt điện áp vào cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch thứ cấp để hở là U9. Biết cuộn thứ cấp không đổi. Ở cuộn sơ cấp nếu giảm đi n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch thứ cấp để hở là u, còn nếu tăng thêm 3n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch thứ cấp để hở là U/3. Biết U – U0 = 110 V. Giá trị của U là:
A. 200 V
B. 220 V
C. 330 V
D. 120 V
-
Câu 33:
Một vật nhỏ được treo bằng một lò xo nhẹ vào trần nhà. Vật được kéo xuống dưới một đoạn nhỏ rồi thả nhẹ. Sau đó vật thực hiện dao dộng điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì T. Đồ thị bên cho biết sự thay đổi khoảng cách từ vật đến trần nhà theo thời gian t. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 40 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ dao động cực đại của vật gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 126,49 cm/s
B. 63,25 cm/s
C. 94,87 cm/s
D. 31,62 cm/s
-
Câu 34:
Các điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp là u1, u2, u3 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng có tần số khác nhau thì thu được các cường độ dòng điện tương ứng là i1 = I0cos50πt (A), i2 = I0cos\(\left( {200\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\)(A), i3 = I03cos\(\left( {100\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (A). Ta có hệ thức:
A. I03 >= I0.
B. I03 > I0.
C. I03 = I0.
D. I03 < I0.
-
Câu 35:
Khoảng cách giữa hai khe trong thí nghiệm Y- âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ là a = 1 mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 7mm quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn 2m thì thấy tại M đã bị chuyển thành vân tối lần thứ ba. Bước sóng λ bằng:
A. 0,6 μm
B. 0,64 μm
C. 0,7 μm
D. 0,55 µm
-
Câu 36:
Theo mẫu Bo, trong nguyên tử hidro, khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử được xác định bởi công thức E = -13,6/n2 (eV) (với n = 1, 2, 3, ...). Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức nawng lượng ứng với n = 5 về trạng thái dừng có mức năng lượng ứng với n = 4 thì phát ra bức xạ có bước sóng λ0. Khi nguyên tử hấp thụ một photon có bước sóng λ thì chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng ứng với n = 2 lên trạng thái dừng có mức năng lượng ứng với n = 4. Tỉ số λ/λ0 là:
A. 1/2.
B. 3/25.
C. 25/3
D. 2.
-
Câu 37:
Đặt vào hai đầu mạch như hình bên một hiệu điện thế xoay chiều thì các hiệu điện thế
\({u_{AM}} = 60\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right);{u_X} = 60\sqrt 6 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\) (với uAM và uX đo bằng V).
Biết R = 30√3W, C =\(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{3\pi }}\) (F). Công suất tiêu thụ của mạch hộp X bằng:
A. 60√3W
B. 60 W
C. 30 W
D. 30√3W.
-
Câu 38:
Ở mặt thoáng một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp dao động với phương trình: uA = uB = acos10πt (với u tính bằng mm, t tính bằng s). Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ truyền sóng v = 30 cm/s. Hai điểm M và N cùng nằm trên một elip nhận A, B là tiêu điểm có MA - MB = -2cm và NA - NB = -6cm. Tại thời điểm li độ dao động của phần tử chất lỏng tại M là √2 mm thì li độ dao động của phần tử chất lỏng tại N là:
A. 1 cm
B. -2√2 cm
C. -1 mm
D. √2 mm
-
Câu 39:
Cho mạch điện gồm một điện trở thuần, một cuộn cảm thuần và một tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lần lượt là UC, UL phụ thuộc vào ω, chúng được biểu diễn bằng các đồ thị như hình vẽ bên, tương ứng với các đường UC, UL. Khi ω = ωC thì UC đạt cực đại Um. Các giá trị Um và ωC lần lượt là:
A. 150√2 V và 330√2 rad/s
B. 150√2 V và 330√2 rad/s
C. 100√3V và 330√2 rad/s
D. 100√3 V và 330√3 rad/s
-
Câu 40:
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12cm. Biết rằng trong một chu kì sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tù M là 0,1 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 1,6 m/s
B. 3,2 m/s
C. 4,8 m/s
D. 2,4 m/s