Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Thái Hòa
-
Câu 1:
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl- biết chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí ( ở đktc) và 1,07g kết tủa
+ Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66g kết tủa
A. 3,73g
B. 7,04g
C. 7,46g
D. 3,52g
-
Câu 2:
Hòa tan 5,94g 2 muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml X. Để kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X trên tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch Y và 17,22g kết tủa. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là bao nhiêu?
A. 4,86g
B. 5,4g
C. 7,53g
D. 9,12g
-
Câu 3:
Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác vào BaCl2 được 39,4g kết tuả. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được gam muối clorua khan.
A. 2,66g
B. 22,6g
C. 26,6g
D. 6,26g
-
Câu 4:
Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là gì bên dưới?
A. CnH2nO (n ≥ 1).
B. CnH2nO2 (n ≥ 1).
C. CnH2nO2 (n ≥ 2).
D. CnH2nO3 (n ≥ 2).
-
Câu 5:
Mùi ôi của dầu mỡ là do chất nào?
A. Ancol.
B. Hiđrocacbon thơm.
C. Este.
D. Andehit.
-
Câu 6:
X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1), cho 5,3 gam X vào 5,75 gam C2H5OH thu được mấy gam hỗn hợp este với %H = 80%?
A. 10,12.
B. 6,48.
C. 8,10.
D. 16,20.
-
Câu 7:
Để phát hiện rượu (ancol etylic) trong hơi thở của các tài xế một cách nhanh và chính xác, cảnh sát dùng một dụng cụ phân tích có chứa bột X là oxit của crom và có màu đỏ thẫm. Khi X gặp hơi rượu sẽ bị khử thành hợp chất Y có màu lục thẫm. Công thức hóa học của X là Y lần lượt là
A. CrO3 và CrO
B. CrO3 và Cr2O3
C. Cr2O3 và CrO
D. Cr2O3 và CrO3
-
Câu 8:
Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.
B. Sắt tác dụng với CuSO4.
C. Amoniac tác dụng với CuSO4.
D. Bạc tác dụng với CuSO4.
-
Câu 9:
Tính m biết cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric đặc, nguội, sinh ra 6,72 lít khí NO2?
A. 11,5.
B. 15,6.
C. 10,5.
D. 12,3.
-
Câu 10:
Tính %65Cu biết nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54.
A. 73%.
B. 27%.
C. 54%.
D. 50%.
-
Câu 11:
Tìm x, y biết một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam?
A. 0,03 và 0,02.
B. 0,05 và 0,01.
C. 0,02 và 0,05.
D. 0,02 và 0,05.
-
Câu 12:
Tổng hệ số các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là bao nhiêu?
A. 8
B. 10
C. 11
D. 9
-
Câu 13:
Cho bao nhiêu gam X gồm Ba, BaO và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng 1: 2 : 3 vào nước thì thu được a lít dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc) biết khi hấp thụ 8V lít CO2 (đktc) vào a lít dung dịch Y đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 98,5 gam kết tủa.
A. 105,16.
B. 119,50.
C. 95,60.
D. 114,72.
-
Câu 14:
Đốt X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí rồi cho chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là mấy?
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,25
D. 0,6
-
Câu 15:
Cho 19,02 gam Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng với bao nhiêu gam dung dịch HCl 10% thu được 4,704 lít hỗn hợp khí X (đktc). Biết khối lượng hỗn hợp khí X là 5,25 gam và dung dịch sau phản ứng chứa 19,98 gam CaCl2?
A. 229,95.
B. 153,30.
C. 237,25.
D. 232,25.
-
Câu 16:
Cho 4,48 lít CO2 ở (đktc) vào 500 ml hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra mấy gam kết tủa.
A. 19,70
B. 17,73
C. 9,85
D. 11,82
-
Câu 17:
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của X là:
A. 1,0
B. 1,4
C. 1,2
D. 1,6
-
Câu 18:
Trộn Ba2+; OH- 0,0 6mol và Na+ 0,02 mol vào HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được là mấy?
A. 3,94g
B. 5,91g
C. 7,88g
D. 1,71g
-
Câu 19:
Hấp thụ 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ là bao nhiêu để ta thu được 15,76 gam kết tủa?
A. 0,032
B. 0,048
C. 0,06
D. 0,04
-
Câu 20:
Hấp thụ 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được mấy gam kết tủa.
A. 2,00
B. 0,75
C. 1,25
D. 1,00
-
Câu 21:
Criolit dùng trong khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là
A. NaAlO2
B. K3AlF6
C. Na3AlF6
D. AlF3
-
Câu 22:
Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?
A. Al2O3
B. Al(OH)3
C. AlCl3
D. NaAlO2
-
Câu 23:
Chất dùng phân biệt AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2 ?
A. dd H2SO4.
B. dd Na2SO4.
C. dd NaOH.
D. dd NH4NHO3.
-
Câu 24:
Để xác định nồng độ NaOH người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25 ml dung dịch H2C2O4 0,05 M (dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị) khi chuẩn độ đã dùng hết 46,5 ml dung dịch NaOH?
A. 0,025
B. 0,05376 M
C. 0,0335M
D. 0,076
-
Câu 25:
Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?
A. Dung dịch KMnO4
B. Dung dịch Br2
C. Dung dịch CuCl2
D. Dung dịch NaOH
-
Câu 26:
Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X có cùng bậc với ancol metylic. Chất X là
A. CH2=CH-NH-CH3.
B. CH3-CH2-NH-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-NH2.
D. CH2=CH-CH2-NH2
-
Câu 27:
Trong bình kín chứa 40 ml khí oxi và 35 ml hỗn hợp khí gồm hiđro và một amin đơn chức X. Bật tia lửa điện để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, rồi đưa bình về điều kiện ban đầu, thu được hỗn hợp khí có thể tích là 20 ml gồm 50%CO2, 25%N2, 25%O2. Coi hơi nước đã bị ngưng tụ. Chất X là
A. anilin
B. propylamin
C. etylamin
D. metylamin
-
Câu 28:
Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 29:
Cho 40 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 63,36 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 320.
B. 400.
C. 560.
D. 640.
-
Câu 30:
Cho 30 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 38,8 gam.
B. 28,0 gam.
C. 26,8 gam.
D. 24,6 gam.
-
Câu 31:
Amino axit X nào trong 4 chất dưới đây biết trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dd chứa 37,65 gam muối.
A. H2N–[CH3]3–COOH.
B. H2N–[CH2]2–COOH.
C. H2N–[CH2]4–COOH.
D. H2N–CH2–COOH.
-
Câu 32:
X gồm ba amino axit, trong đó tỉ lệ mN : mO = 7:16. Để tác dụng với 10,36 gam X cần đủ 120 ml HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X vào 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được mấy gam rắn.
A. 13,36
B. 14,20
C. 13,00
D. 12,46
-
Câu 33:
Cho 0,04 mol X là (H2N)2C3H5COOH tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối.
A. 7,12
B. 20,86
C. 23,38
D. 16,18
-
Câu 34:
Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là
A. 0,015
B. 0,025
C. 0,020
D. 0,012
-
Câu 35:
M gồm Lys–Gly–Ala, Lys–Ala–Lys–Lys–Lys–Gly và Ala–Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được bao nhiêu gam muối sau đây?
A. 86,16
B. 90,48
C. 83,28
D. 93,26
-
Câu 36:
Thủy phân 1 mol pentapeptit X mạch hở được 1 mol valin (Val), 1 mol glyxin(Gly), 2 mol alamin (Ala) và 1 mol leuxin (Leu) hay axit 2-amino-4-metylpentanoic.Nếu thủy phân X thì có chứa Ala-Val-Ala. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là bao nhiêu?
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
-
Câu 37:
Cho m gam M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T tác dụng với NaOH vừa đủ được Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt Q bằng oxi vừa đủ rồi cho sp vào Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 13,23 (gam) và có 0,84 lit khí thoát ra. Mặt khác, đốt m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị m gần nhất với đáp án nào bên dưới đây?
A. 6,0
B. 6,5
C. 7,0
D. 7,5
-
Câu 38:
X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam A gồm X, Y có tỉ lệ mol 4 : 3 với KOH thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 155,44.
B. 167,38.
C. 212,12.
D. 150,88.
-
Câu 39:
X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ được CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng với NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch được lượng mấy muối khan?
A. 98,9 gam.
B. 107,1 gam.
C. 94,5 gam.
D. 87,3 gam.
-
Câu 40:
Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm ala và gly. Số CTCT của X thỏa mãn là
A. 6
B. 3
C. 9
D. 12