Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Phú Xuân
-
Câu 1:
Thuỷ phân C4H6O2 trong axít được 2 chất hữu cơ đều có phản ứng tráng gương, CTCT của este?
A. CH3COO-CH=CH2.
B. HCOO-CH2-CH=CH2.
C. CH3-CH=CH-OCOH.
D. CH2= CH-COOCH3.
-
Câu 2:
Để phân biệt vinyl axetat, etyl fomiat, metyl acrylat ta có thể?
A. Dùng dung dịch NaOH loãng , đun nhẹ, dùng dung dịch Br2, dùng dung dịch H2SO4 loãng
B. Dùng dung dịch Br2, dung dịch NaOH, dùng Ag2O/NH3
C. Dùng Ag2O/NH3, dùng dung dịch Br2, dùng dung dịch H2SO4 loãng
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 3:
Trong thành phần của một loại dầu để pha sơn có chứa k trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Giá trị lớn nhất của k (không tính đồng phân hình học) là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 2
-
Câu 4:
Khi xà phòng hóa chất béo thu được sản phẩm là
A. muối của axit béo và glixerol
B. axit béo và glixerol
C. axit axetic và ancol etylic
D. axit béo và ancol etylic
-
Câu 5:
Đốt a gam triglixerit X cần 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Hỏi, nếu cho a gam X phản ứng vừa đủ với NaOH, thu được bao nhiêu gam muối.
A. 54,84.
B. 53,16.
C. 60,36.
D. 57,12.
-
Câu 6:
Tìm Z biết Z thõa mãn quá trình: Triolein → X → Y → Z
A. axit linoleic.
B. axit oleic.
C. axit panmitic.
D. axit stearic
-
Câu 7:
Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.
B. 0,10M.
C. 0,01M.
D. 0,02M.
-
Câu 8:
Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ.
A. 2,16 gam
B. 10,80 gam
C. 5,40 gam
D. 21,60 gam
-
Câu 9:
Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là gì?
A. Đều có trong củ cải đường
B. Đều được sử dụng trong y học làm "huyết thanh ngọt".
C. Đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh.
D. Đều tham gia phản ứng tráng gương
-
Câu 10:
Gốc Glucozo và gốc Fructozo trong phân tử saccarozo liên kết với nhau qua nguyên tử:
A. Nito
B. Hidro
C. Cacbon
D. Oxi
-
Câu 11:
Thủy phân 3,42g X gồm saccarozơ và mantozơ thu được Y. Biết rằng Y phản ứng với 0,015 mol Br2. Nếu đem 3,42 gam X tác dụng với AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag là bao nhiêu?
A. 2,16 gam
B. 3,24 gam.
C. 1,08 gam
D. 0,54 gam
-
Câu 12:
Tinh bột phản ứng với phản ứng tráng gương (1); phản ứng với I2 (2); phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam (3); phản ứng thuỷ phân (4); phản ứng este hóa (5); phản ứng với Cu(OH)2 tạo Cu2O (6).
A. (2), (4).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (4), (5).
D. (2), (3), (4).
-
Câu 13:
Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là
A. C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH3.
B. C6H5NH2 (anilin), NH3, CH3NH2.
C. NH3, C6H5NH2 (anilin), CH3NH2.
D. CH3NH2, C6H5NH2 (anilin), NH3.
-
Câu 14:
Cho dãy các chất sau: (1) CH3NH2, (2) (CH3)2NH, (3) C6H5NH2 (anilin), (4) C6H5CH2NH2 (benzylamin). Sự sắp xếp đúng với lực bazơ của dãy các chất là
A. (3) < (4) < (2) < (1).
B. (3) < (4) < (1) < (2).
C. (4) < (3) < (1) < (2).
D. (2) < (3) < (1) < (4).
-
Câu 15:
Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
A. 9,9 gam.
B. 9,8 gam.
C. 7,9 gam.
D. 9,7 gam.
-
Câu 16:
Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam.
B. 8,15 gam.
C. 8,10 gam.
D. 0,85 gam.
-
Câu 17:
Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 10,5g
B. 12,8g
C. 18,6g
D. 20,8g
-
Câu 18:
Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Điều chế phenol-fomanđehit (1) và các chất metan (2), benzen (3), anđehit fomic (4), phenol (5), benzyl clorua (6), natri phenolat (7), axetilen (8), etilen (9), phenyl clorua (10). Thứ tự thích hợp của chuyển hóa?
A. (2), (8), (9), (3), (5), (6), (1)
B. (2), (8), (4), (3), (10), (7), (5), (1)
C. (2), (3), (4), (5), (6), (7), (1)
D. (3), (5), (7), (9), (6), (2), (4), (1)
-
Câu 20:
Tơ nguồn gốc xenlulozơ (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat lần lượt là gì?
A. (1), (2), (6).
B. (2), (3), (5), (7).
C. (2), (3), (6).
D. (5), (6), (7).
-
Câu 21:
Hóa chất điều chế tơ lapsan là những chất nào?
a) Hexametylenđiamin
b) Etylen glicol
c) Hexaetylđiamin
d) Axit malonic
e) Axit ađipic
f) Axit terephtalic
A. b, f.
B. a, d.
C. a, e
D. b, e.
-
Câu 22:
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. polietilen.
B. xenlulozơ triaxetat.
C. poli (etylen-terephtalat).
D. nilon-6,6.
-
Câu 23:
Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. K và Cl2
B. K, H2 và Cl2
C. KOH, H2 và Cl2
D. KOH, O2 và HCl.
-
Câu 24:
Dãy nào sau đây gồm 2 kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Fe và Ca
B. Mg và Na
C. Ag và Cu
D. Fe và Ba
-
Câu 25:
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Al, Mg
B. Cu, Al, MgO
C. Cu, Al2O3, Mg
D. Cu, Al2O3 , MgO
-
Câu 26:
Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây?
A. HNO3
B. Fe2(SO4)3
C. AgNO3
D. HCl
-
Câu 27:
Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 loãng và lượng nhỏ CuSO4;
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4 loãng;
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng;
-
Câu 28:
Trong hợp kim Al - Mg, cứ có 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là
A. 80% Al và 20% Mg.
B. 81% Al và 19% Mg.
C. 91% Al và 9% Mg.
D. 83% Al và 17% Mg.
-
Câu 29:
Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể của hợp chất hoá học giữa đồng và kẽm. Công thức hoá học của hợp chất là
A. Cu3Zn2.
B. Cu2Zn3.
C. Cu2Zn.
D. CuZn2.
-
Câu 30:
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm dung dịch nào sau đây để thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh.
A. NaOH
B. H2SO4
C. FeSO4
D. MgSO4
-
Câu 31:
Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Cu thì sẽ xảy ra điều gì?
A. Nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi.
B. nồng độ Cu2+ giảm dần
C. Chỉ nồng độ SO42- thay đổi
D. nồng độ Cu2+ tăng dần
-
Câu 32:
Xác định nguyên tử R biết cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6.
A. F
B. Na
C. K
D. Cl
-
Câu 33:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(b) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(g) Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch HCl.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
-
Câu 34:
Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được x lít SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Giá trị của x là?
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 1,12 lít
D. 2,24 lít
-
Câu 35:
Cho KOH vào a mol HCl và x mol ZnSO4 thì được đồ thị hình bên, hãy tính giá trị của x (mol)?
A. 0,4.
B. 0,6.
C. 0,7.
D. 0,65.
-
Câu 36:
Sục bao nhiêu lít CO2 (đktc) vào 200 ml KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M để ta thu được 11,82 gam kết tủa.
A. 1,344l lít.
B. 4,256 lít.
C. 8,512 lít.
D. 1,344l lít hoặc 4,256 lít.
-
Câu 37:
Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là gì?
A. thủy luyện.
B. điện phân nóng chảy.
C. nhiệt luyện.
D. điện phân dung dịch
-
Câu 38:
Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Fe(OH)2
-
Câu 39:
Cho m gam bột Fe vào 800 ml Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và mấy lít khí NO?
A. 10,8 và 4,48.
B. 10,8 và 2,24.
C. 17,8 và 4,48.
D. 17,8 và 2,24.
-
Câu 40:
Để m gam Fe trong không khí thu được 3 gam hỗn hợp oxit X. Cho 3 gam X vào 500 ml HNO3 có nồng độ mol/l là bao nhiêu để thu được 0,56 lít khí NO (đktc) duy nhất và dung dịch không chứa NH4 .
A. 0,27.
B. 0,32.
C. 0,24.
D. 0,29.