Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
-
Câu 1:
Tìm Z thõa mãn sơ đồ dưới CH2=CH2 → X → Y (+ X, H2SO4)→ Z?
A. CH3COOC2H5
B. CH3COOCH3
C. C2H5COOCH3
D. HCOOC2H5
-
Câu 2:
Số este C5H10O2 phản ứng tráng bạc?
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 3:
Lấy 5,3 gam hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được mấy gam hỗn hợp este (%H = 80%).
A. 10,12.
B. 6,48.
C. 8,10.
D. 16,20.
-
Câu 4:
Công thức cấu tạo của hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là
A. triolein.
B. trilinolein.
C. tristearin.
D. tripanmitin.
-
Câu 5:
Công thức phân tử của tristearin là
A. C57H110O6.
B. C54H110O6.
C. C54H104O6.
D. C51H98O6.
-
Câu 6:
Cho 178 gam tristearin vào dung dịch KOH, thu được mbao nhiêu gam kali stearat.
A. 183,6.
B. 200,8.
C. 211,6.
D. 193,2.
-
Câu 7:
Xác định thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
A. (C17H35COO)2Ca
B. C15H31COONa
C. C17H35COOK .
D. CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na
-
Câu 8:
Phản ứng điều chế xà phòng?
A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.
B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
C. Đun nóng glixerol với các axit béo.
D. Cả A, B đều đúng.
-
Câu 9:
Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp oxit gồm: CO, Fe2O3 , ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn còn lại:
A. Fe, Zn, MgO.
B. Fe, ZnO, MgO
C. CO, Fe, ZnO, MgO.
D. CO, FeO, ZnO, MgO
-
Câu 10:
Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Ca.
B. Fe.
C. Na.
D. Ag.
-
Câu 11:
Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. K và Cl2
B. K, H2 và Cl2
C. KOH, H2 và Cl2
D. KOH, O2 và HCl.
-
Câu 12:
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Al, Mg
B. Cu, Al, MgO
C. Cu, Al2O3, Mg
D. Cu, Al2O3 , MgO
-
Câu 13:
Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây?
A. HNO3
B. Fe2(SO4)3
C. AgNO3
D. HCl
-
Câu 14:
Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3 , MgO, Fe3O4 , CuO nung nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A. Một hợp chất và hai đơn chất.
B. Hai hợp chất và hai đơn chất.
C. Ba hợp chất và một đơn chất.
D. Ba đơn chất.
-
Câu 15:
Có 4 muối: NaCl, CaCl2, Fe(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng phương pháp thủy luyện có thể điều chế được mấy kim loại từ dung dịch muối của nó?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 16:
Kim loại có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là
A. Na
B. Ba
C. Mg
D. Ca
-
Câu 17:
Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. Hg.
B. Cr
C. Pb
D. W
-
Câu 18:
Với cấu tạo tinh thể kim loại, kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất
A. Ag
B. Fe
C. Cr
D. Cu
-
Câu 19:
Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và 1 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là
A. Cu
B. Ag
C. Fe
D. Mg
-
Câu 20:
Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; CuSO4, HNO3; Fe; NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là bao nhiêu?
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 21:
Trường hợp không đúng giữa tên quặng sắt và hợp chất sắt chính có trong quặng sắt là?
A. hematit nâu chứa Fe2O3.
B. manhetit chứa Fe3O4.
C. xiderit chứa FeCO3.
D. pirit chứa FeS2.
-
Câu 22:
Khí CO khử được các oxit nào sau đây khi ở nhiệt độ cao phù hợp?
A. Fe2O3 và CuO.
B. Al2O3 và CuO.
C. MgO và Fe2O3.
D. CaO và MgO.
-
Câu 23:
Kim loại trong 4 KL dưới đây sẽ có tính khử mạnh nhất?
A. Fe
B. K
C. Mg
D. Al
-
Câu 24:
Nhúng các cặp kim loại sau Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là mấy?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 25:
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là
A. phenylamin, etylamin, amoniac
B. phenylamin, amoniac, etylamin
C. etylamin, amoniac, phenylamin
D. etylamin, phenylamin, amoniac
-
Câu 26:
Cho 2,36 gam amin X đơn chức bậc 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được 3,82 gam muối khan. Tên gọi của X là
A. Propylamin.
B. Isopropylamin.
C. Etylamin.
D. Etylmetylamin.
-
Câu 27:
Để phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X?
A. C6H7N
B. C2H7N
C. C3H9N
D. C3H7N
-
Câu 28:
Để trung hòa 50 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 2M. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N.
B. C3H7N.
C. CH5N.
D. C3H5N.
-
Câu 29:
Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H5N.
B. C2H7N.
C. CH5N.
D. C3H7N.
-
Câu 30:
Đốt 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O thì CTPT của amin sẽ là gì?
A. C2H5N.
B. C3H9N
C. C3H10N2.
D. C3H8N2.
-
Câu 31:
Để kết tủa 400ml HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần mấy gam gồm metylamin và etylamin có d so với H2 là 17,25?
A. 41,4 gam
B. 40,02 gam
C. 51,75 gam
D. Không đủ điều kiện để tính.
-
Câu 32:
Đốt cháy amin đơn chức, no, mạch hở bậc 2 có tên gọi nào bên dưới đây sẽ thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3.
A. etylmetylamin
B. đietylamin
C. đimetylamin
D. metylisopropylamin
-
Câu 33:
Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 10,5g
B. 12,8g
C. 18,6g
D. 20,8g
-
Câu 34:
Cho các chất sau đây:
(1) H2N–CH2–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH (X)
(2) H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)– COOH (Y)
(3) H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH (Z)
(4) H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–COOH (T)
(5) H2N–CH2–CO–HN–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH (U).
Có bao nhiêu chất nào thuộc loại đipepit?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Hãy tính % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng MFeCO3 = 116 g/mol.
A. 12,18%
B. 60,9%
C. 24,26%
D. 30,45%
-
Câu 36:
Chất phân biệt CuSO4, Cr2(SO4)3 và FeSO4 là gì?
A. HCl
B. H2SO4
C. NaOH
D. Ba(OH)2
-
Câu 37:
Cách thu NaCl từ hỗn hợp có lẫn Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4?
A. NaOH dư, Na2CO3 dư, H2SO4 dư, rồi cô cạn.
B. BaCl2 dư, Na2CO3 dư, HCl dư, rồi cô cạn.
C. Na2CO3 dư, HCl dư, BaCl2 dư, rồi cô cạn.
D. Ba(OH)2 dư, Na2SO4 dư, HCl dư, rồi cô cạn.
-
Câu 38:
HCl có nồng độ mol bao nhiêu biết khi chuẩn độ 20ml HCl bằng NaOH 0,5M cần dùng hết 11ml.
A. 0,275
B. 0,55
C. 0,11
D. 0,265
-
Câu 39:
Dung dịch chính phân biệt (NH4)2S và (NH4)2SO4?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Ba(OH)2.
C. Dung dịch KOH.
D. Dung dịch HCl.
-
Câu 40:
Phát biểu không đúng: cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+
A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.