Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
-
Câu 1:
Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là:
A. C6H12O6.
B. (C6H10O5)n.
C. C12H22O11.
D. C2H4O2.
-
Câu 2:
‘‘Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2.
B. O2.
C. SO2.
D. N2.
-
Câu 3:
Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol metylic?
A. HCOOCH3.
B. HCOOC3H7.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOOC2H5.
-
Câu 4:
Cho các polime sau: tơ nilon-6,6 (1); poli(ure-fomanđehit) (2); tơ olon (3); teflon (4); poli(metyl metacrylat) (5); poli(phenol-fomanđehit) (6); tơ capron (7); cao su cloropren (8). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 5:
Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta -1,3 - đien. Những chất tham gia phản ứng trùng hợp là
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (5), (6).
D. (2), (3), (4), (5).
-
Câu 6:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho mẩu Al vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HCl.
(c) Đun nóng NaHCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.
(e) Cho nước vôi vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2.
(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm có hiện tượng giải phóng khí là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
-
Câu 7:
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ba(OH)2 dư tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3.
(b) Cho Na2CO3 tác dụng với dung dịch FeCl3.
(c) Cho hỗn hợp Cu, Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) vào lượng dư dung dịch HCl.
(d) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.
(e) Cho hỗn hợp gồm Ba, Al (tỉ lệ mol 1:3) vào lượng dư H2O.
(g) Cho một mẩu gang vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng.
(h) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2 (dư).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 8:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, (NH4)2CO3, FeCl3, Na2SO4 và KNO3. Số trường hợp thu được kết tủa là:
A. 4
B. 6
C. 7
D. 5
-
Câu 9:
X, Y, Z là ba dung dịch không màu, thực hiện các thí nghiệm và có kết quả theo bảng sau:
Chất
X
Y
Z
Ghi chú
X
(-)
¯
¯/
: khí thoát ra;
¯: kết tủa;
(-): không phản ứng;
Y
¯
(-)
¯
Z
¯/
¯
(-)
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.
B. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2CO3.
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
D. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
-
Câu 10:
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl thì trên catot xảy ra sự oxi hóa H2O.
(b) Ăn mòn điện hóa học ở cực âm xảy ra sự oxi hóa.
(c) Số oxi hóa của kim loại kiềm trong các hợp chất luôn là +1.
(d) Kim loại Fe không khử được H2O, dù ở nhiệt độ cao.
(e) Thạch cao sống có công thức hoá học là CaSO4.2H2O.
(f) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt (gấp 3 lần sắt và bằng 2/3 lần đồng).
(g) Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 11:
Hãy xác định hệ số polime hoá của PE biết PTK là 420000?
A. 12000
B. 13000
C. 15000
D. 17000
-
Câu 12:
Khối lượng đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và 1 đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Tính xem có mấy mắt xích trong nilon-6,6 và capron?
A. 113 và 152
B. 121 và 152
C. 121 và 114
D. 113 và 114.
-
Câu 13:
Clo hoá PVC được clorin có chứa 66,7% clo, vậy thì trung bình 1 phân tử clo tác dụng với mấy mắt xích PVC?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 14:
Để có 8,475 kg nilon-6 (%H = 75%) thì khối lượng của axit ε-aminocaproic cần dùng nhiều hơn khối lượng caprolactam là bao nhiêu kg?
A. 1,80 kg.
B. 3,60 kg.
C. 1,35 kg.
D. 2,40 kg.
-
Câu 15:
Hệ số polime hóa của phân tử polietylen có PTK = 56000u?
A. 20000
B. 2000
C. 1500
D. 15000
-
Câu 16:
Các phát biểu đúng:
a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tna trong nước.
c) Glucozo thuộc loại mónosacarit.
d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
f) Dung dịch saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc.
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Để tách riêng lấy từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin, phenol, ta có thể dùng thêm các dung dịch
A. HCl và NaOH
B. Br2 và HCl
C. NaOH và Br2
D. CO2 và HCl
-
Câu 18:
Tìm CTPT của X biết dẫn 6,72 lít một ankin X qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 44,1g kết tủa.
A. C3H4.
B. C2H2.
C. C5H8.
D. C4H6.
-
Câu 19:
Tính V lít khí C2H4 cần dùng để khử 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M?
A. 1,344.
B. 2,240.
C. 4,480.
D. 2,688.
-
Câu 20:
Dùng chất nào để phân biệt glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic?
A. Cu(OH)2/OH-
B. NaOH
C. HNO3
D. AgNO3/NH3
-
Câu 21:
Xác định X, Y, Z biết
Kết quả thí nghiệm của các chất X; Y; Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Bị nhạt màu dần A. Etyl fomat; tinh bột; fructozo.
B. Glucozo; etyl fomat; tinh bột.
C. Tinh bột; etyl fomat; fructozo
D. Tinh bột; glucozo; etyl fomat.
-
Câu 22:
Dãy etyl fomat, glucozo, saccarozo, tinh bột, glyxin, tính tổng số chất bị thủy phân trong môi trường axit?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 23:
Đem cô cạn dung dịch A chứa hai cation là Fe2+: 0,1mol và Al3+: 0,2 mol và hai anion là Cl-: x mol và SO42+: y mol thu được 46,9g hỗn hợp muối khan. Gía trị của x, y?
A. 0,6 và 0,1
B. 0,3 và 0,2
C. 0,5 và 0,15
D. 0,2 và 0,3
-
Câu 24:
X gồm hai kim loại có hóa trị không đổi chia thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc)
Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit.
Tính xem khối lượng hỗn hợp X?
A. 1,6g
B. 1,8g
C. 2,4g
D. 3,12g
-
Câu 25:
10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng HCl 2M thu được Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa cation của Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Thể tịch dung dịch HCl đã dùng là gì?
A. 0,2 lít
B. 0,24 lít
C. 0,3 lít
D. 0,4 lít
-
Câu 26:
Cho 20g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào 700ml HCl 1M thu được X và 3,36 lít H2 (đktc). Cho NaOH dư vào X rồi lấy kết tủa nung không khí thì lượng chất rắn là mấy?
A. 8g
B. 16g
C. 24g
D. 32g
-
Câu 27:
Crom(III) oxit không có ứng dụng hay tính chất nào sau đây?
A. Được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
B. Tan được trong dung dịch NaOH đặc, nóng, dư thu được natri cromat.
C. Có nhiệt độ nóng chảy cao.
D. Trong công nghiệp, được dùng để điều chế crom.
-
Câu 28:
Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
A. [Ar] 3d9 và [Ar] 3d14s2.
B. [Ar] 3d74s2 và [Ar] 3d14s2.
C. [Ar] 3d9 và [Ar] 3d3.
D. [Ar] 3d74s2 và [Ar] 3d3.
-
Câu 29:
Khối lượng bột nhôm cần dùng để điều chế được 3,9 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm là
A. 20,250 gam.
B. 35,696 gam.
C. 2,025 gam.
D. 81,000 gam.
-
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam.
B. 3,12 gam.
C. 1,74 gam.
D. 1,19 gam.
-
Câu 31:
Khi lên men 300g glucozơ được 92g ancol etylic, hãy tính %H?
A. 60%.
B. 40%.
C. 80%.
D. 54%.
-
Câu 32:
Cho m gam gồm glucozo và Fructozo vào AgNO3 / NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này cho vào 0,8 gam Br2 trong nước. Hãy tính số mol của fructozo?
A. 0,005 mol
B. 0,015 mol
C. 0,01 mol
D. 0,012 mol
-
Câu 33:
Chất thuộc monosaccarit trong 4 chất dưới?
A. Saccarozơ.
B. Glucozơ.
C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ.
-
Câu 34:
Đốt cacbohiđrat nào trong 4 chất sau thì thu được mH2O : mCO2 = 33:88?
A. C6H12O6.
B. C12H22O11.
C. (C6H10O5)n.
D. Cn(H2O)m.
-
Câu 35:
Đốt amin X (CnH2n+3N) và amino axit Y (CnH2n+1O2N) cần dùng 0,93 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,1 mol N2. Hãy tính xem số đồng phân của X?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 36:
X chứa A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với NaOH vừa đủ, đun nóng thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E?
A. 4,24
B. 3,18
C. 5,36
D. 8,04
-
Câu 37:
Cho Amino axit tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp thu bazo được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6
B. 10
C. 12
D. 8
-
Câu 38:
Đun nóng 0,25 mol M gồm X là amino axit chỉ chứa một nhóm và một nhóm COOH, Y là một axit cacboxylic no, một peptit với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được Z chỉ chứa muối. Đốt cháy hết muối trong Z cần vừa đủ 24,64 lít (đktc) thu được sản phẩm trong đó có tổng khối lượng và là 49,2 gam. Tính % về khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28%
B. 26%
C. 27%
D. 25%
-
Câu 39:
Cho các chất sau H2NCH3COOH, CH3COOH3NCH3, C2H5NH2, H2NCH2COOC2H5. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với NaOH vừa tác dụng được với HCl trong dung dịch là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 40:
Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với dung dịch brom?
A. glyxin.
B. metylamin.
C. anilin.
D. vinyl axetat