Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
-
Câu 1:
Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là
A. công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. công thức biểu thị tỉ lệ về hóa trị của mỗi nguyên tố trong phân tử.
C. công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
D. công thức biểu thị tỉ lệ về khối lượng nguyên tố có trong phân tử.
-
Câu 2:
Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là
A. Bạc
B. Sắt tây.
C. Đồng.
D. Sắt.
-
Câu 3:
Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. ns2
B. np2
C. ns1sp1
D. ns1sp2
-
Câu 4:
Nhận định nào sau đây là đúng
A. Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đunnóng
B. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiệnnay.
C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnhcửu
D. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnhcửu.
-
Câu 5:
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng đôlômit.
B. quặng manhetit.
C. quặng boxit
D. quặng pirit.
-
Câu 6:
Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây
A. Al2O3 và CuO
B. Fe2O3 và CuO
C. CaO và MgO.
D. MgO và Fe2O3.
-
Câu 7:
Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?
A. CuO + CO → Cu + CO2.
B. Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu
C. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4.
D. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
-
Câu 8:
Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là
A. Fe2(SO4)3.
B. CuSO4
C. MgSO4
D. FeSO4
-
Câu 9:
Thành phần chính của quặng Mandehit là
A. FeCO3
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. FeS2
-
Câu 10:
Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là
A. tripanmitin
B. tristearin
C. trilinolein
D. triolein
-
Câu 11:
Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 12:
Trong tự nhiên chất hữu cơ X có nhiều trong bông, đay, tre, ..., khi cho tác dụng với hỗn hợp HNO3/H2SO4 đặc đun nóng tạo chất hữu cơ Y dễ cháy, nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói. X là
A. Saccarozơ
B. Xenlulozơ
C. Glucozơ
D. Tinh bột
-
Câu 13:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là
A. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.
B. (-NH-[CH2]5-CO-)n.
C. (-CH2-CH=CH-CH2)n.
D. (-NH-[CH2]6-CO-)n.
-
Câu 14:
Cho dãy các chất: stiren. Phenol, toluene, anilin, metyl amin.anđehit axetic Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch brom là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh nhưng rất độc, hiện nay người ta đã ngưng sử dụng X không phải vì tính kháng thuốc của sâu bọ với X mà vì tính độc hại và tính chất hủy hoại môi trường của X. X là
A. TNT
B. DDT
C. Covac
D. 666
-
Câu 16:
Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau:
(1) 1s22s22p63s23p64s1
(2) 1s22s22p63s23p3
(3)1s22s22p63s23p1
(4) 1s22s22p3
(5) 1s22s22p63s2 (6) 1s22s22p63s1
Các cấu hình electron không phải của kim loại là
A. (2), (3), (4).
B. (2), (4).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (2), (3), (4).
-
Câu 17:
Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được muối và ancol đa chức. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-COO-CH=CH2
B. CH3-COO-CH(CH3)2.
C. CH3-COO-CH2-CH2-OOCH.
D. CH3-OOC-COO-CH2CH3
-
Câu 18:
Các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. fructozơ, saccarozơ, tinh bột.
B. fructozơ, saccarozơ, glixerol
C. glucozơ, glixerol, tinh bột
D. glucozơ, xenlulozơ, glixerol
-
Câu 19:
Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng với dung dịch X là
A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
-
Câu 20:
Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
B. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
C. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4
D. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa
-
Câu 21:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2;
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng;
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(e) Nhiệt phân AgNO3;
(g) Đốt FeS2 trong không khí;
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ;
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 22:
Một chén sứ có khối lượng m1 gam. Cho vào chén một hợp chất X, cân lại thấy có khối lượng m2gam. Nung chén đó trong không khí đến khối lượng không đổi, rồi để nguội chén, cân lại thấy nặng m3gam, biết m1< m3< m2. Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây thỏa mãn thí nghiệm trên:NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)2 và FeS2 ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 23:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Gly; Ala-Gly; và tripeptit Gly-Val-Gly. Amino axit đầu N, amino axit đầu C của X là
A. Gly, Gly
B. Ala, Val
C. Ala, Gly
D. Gly, Val.
-
Câu 24:
Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 25:
Phản ứng điều chế etyl axetat từ ancol etylic và axit axetic được gọi là phản ứng
A. este hóa.
B. xà phòng hóa
C. thủy phân.
D. trùng ngưng.
-
Câu 26:
Cho dãy các chất sau đây: CH3COOH; C2H5OH; CH3COOCH3; CH3CHO. Số chất không phải este là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3
B. HCOOC2H5
C. HCOOCH=CH2
D. HCOOCH3
-
Câu 28:
Loại đường nào sau đây có trong máu động vật?
A. Saccarozơ
B. Mantozơ
C. Fructozơ
D. Glucozơ
-
Câu 29:
Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH
B. CH3COOH
C. HCOOH
D. CH3CHO
-
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây (trong O2 dư) thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Este
B. Tinh bột.
C. Amin
D. Chất béo
-
Câu 31:
Cho Fe tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là:
A. N2
B. NO2
C. NO
D. N2O
-
Câu 32:
Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng...Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là
A. cao su buna-S
B. cao su buna-N
C. cao su buna
D. cao su lưu hóa
-
Câu 33:
Công thức cấu tạo thu gọn nào dưới đây là của glyxin (axit 2-amino etanoic)?
A. H2NCH2COOH
B. CH3CH(NH2)COOH
C. HOOCCH2CH(NH2)COOH
D. H2NCH2CH2COOH
-
Câu 34:
Sợi visco thuộc loại
A. polime trùng hợp
B. polime bán tổng hợp.
C. polime thiên nhiên
D. polime tổng hợp
-
Câu 35:
Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
A. Amilozơ
B. Nilon-6,6
C. Cao su isopren
D. Cao su buna
-
Câu 36:
Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua…rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là
A. C12H22O11
B. C6H12O6
C. C6H10O5
D. CH3COOH
-
Câu 37:
Hai chất nào sau đây đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime ?
A. Vinyl clorua và Butan-1,3-đien
B. Axit aminoaxetic và protein
C. Etan và propilen
D. Butan-1,3-đien và alanin
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch FeSO4 làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4
B. Cho dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa S.
C. Có thể dùng Al khử Cr2O3 ở nhiệt độ cao đề điều chế kim loại Cr.
D. Kim loại Cr tan được trong dung dịch HCl tạo muối CrCl3 và H2.
-
Câu 39:
Khi thay thế hết các nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon thì tạo thành hợp chất mới là
A. amino axit.
B. amin bậc 1.
C. amin bậc 3
D. amin bậc 2
-
Câu 40:
Có các phát biểu sau:
(1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng,...
(3) SO3 khi tác dụng với nước tạo thành 2 axit.
(4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl.
(5) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết nước trong chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2