Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
-
Câu 1:
Tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo \(C{{H}_{2}}=C(C{{H}_{3}})CH=C{{H}_{2}}\) là
A. buta-1,3-dien
B. isopren
C. đivinyl
D. isopenten
-
Câu 2:
Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm −OH?
A. Ancol etylic
B. Glixerol
C. Propan - 1,2 - điol
D. Ancol benzylic
-
Câu 3:
Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng 0,01 nm và dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá?
A. Cu.
B. Au.
C. Ag.
D. Al.
-
Câu 4:
Phát biểu nào dưới đây không phù hợp với Natri?
A. Cấu hình electron là [Ne]3s2.
B. Kim loại nhẹ, mềm.
C. Số oxi hóa trong hợp chất +1.
D. Ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.
-
Câu 5:
Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOOH.
-
Câu 6:
Hóa chất dùng làm mềm nước cứng tạm thời là
A. NaCl.
B. NaNO3.
C. Na2CO3.
D. HCl.
-
Câu 7:
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. Alanin.
B. Axit glutamic.
C. Anilin.
D. Metylamin
-
Câu 8:
Thành phần chính của phân urê là
A. NH4NO3.
B. NH4Cl.
C. (NH2)2CO.
D. KNO3.
-
Câu 9:
Một đoạn mạch PVC có khoảng 1000 mắt xích, khối lượng của đoạn mạch đó là
A. 62500 đvC.
B. 625000 đvC.
C. 125000 đvC.
D. 250000 đvC.
-
Câu 10:
Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát sâu tới lớp sắt bên trong thì sẽ xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Fe bị ăn mòn hóa học.
B. Sn bị ăn mòn hóa học.
C. Sn bị ăn mòn điện hóa.
D. Fe bị ăn mòn điện hóa.
-
Câu 11:
Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?
A. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
C. Thực hiện phản ứng tráng bạc.
D. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.
-
Câu 12:
Crom (II) oxit thuộc loại oxit nào sau đây?
A. Oxit axit.
B. Oxit bazơ.
C. Oxit lưỡng tính.
D. Oxit trung tính.
-
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78g.
B. 3,12g.
C. 1,74g.
D. 1,19g.
-
Câu 14:
Khối lượng Al tối thiểu cần để khử hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm là
A. 2,7.
B. 1,35.
C. 8,1.
D. 5,4.
-
Câu 15:
Cho dãy các chất: C6H5NH2, H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 16:
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong lấy dư, thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 75.
B. 65.
C. 80.
D. 55.
-
Câu 17:
Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là
A. 75.
B. 103.
C. 125.
D. 89.
-
Câu 18:
Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng trao đổi ion?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
B. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4.
C. H2 + Cl2 → 2HCl.
D. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
-
Câu 20:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh.
B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.
C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh.
D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc.
-
Câu 21:
Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là
A. Ag, Fe, Cu, Zn, Na.
B. Ag, Cu, Fe, Zn.
C. Ag, Cu, Fe.
D. Ag, Cu, Fe, Zn, Na.
-
Câu 22:
Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là
A. 9
B. 4
C. 6
D. 2
-
Câu 23:
Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu không đúng?
(1) Đường fructozơ có vị ngọt hơn đường mía.
(2) Xenlulozơ được tạo bởi các gốc b-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết b-1,4-glicozit.
(3) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo ra axit gluconic.
(4) Bột ngọt là muối đinatri của axit glutamic.
(5) Lysin là thuốc bổ gan, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Nilon-7 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit w-aminoenantoic.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên liệu sản xuất gang gồm quặng sắt, than cốc và chất chảy.
B. Trong sản xuất thép, để chuyển hóa gang thành thép có thể dùng bột nhôm để khử oxit sắt.
C. Thép là hợp kim của sắt, chứa 0,01-2% khối lượng cacbon, ngoài ra còn có một số nguyên tố khác.
D. Chất khử trong quá trình sản xuất gang là cacbomono oxit.
-
Câu 25:
Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2 (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là
A. 48,6.
B. 13,5.
C. 16,2.
D. 21,6.
-
Câu 26:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X, Z
Quỳ tím
Chuyển màu đỏ
Y
AgNO3/NH3
Tạo kết tủa
Z, Y
Dung dịch Br2
Mất màu dung dịch Brom
T
Cu(OH)2
Dung dịch màu tím
A. axit glutamic, metyl fomat, axit benzoic; Gly-Ala-Ala.
B. axit fomic, axetilen, axit oxalic, Glu-Ala-Gly.
C. axit axetic, vinylaxetilen, axit glutamic, lòng trắng trứng.
D. axit axetic, vinylaxetilen, axit acrylic, lòng trắng trứng.
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO2 (n ³ 2).
B. Thông thường các este ở thể lỏng, nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước.
C. Thủy phân este trong môi trường axit luôn thu được axit cacboxylic và ancol.
D. Đốt cháy một este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.
-
Câu 28:
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng ở điều kiện thường?
A. Dẫn khí Cl2 vào dung dịch H2S.
B. dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịchNaOH.
C. Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.
D. Cho CuS vào dung dịch HCl.
-
Câu 29:
Khử hoàn toàn 8,85 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, MgO bằng CO dư (nung nóng) đuợc m gam chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng qua dung dịch Ca(OH)2 dư đuợc 5 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 13,85.
B. 8,05.
C. 9,65.
D. 3,85.
-
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp gồm 1 anken X và 2 hiđrocacbon Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MY < MZ ) cần dùng vừa đủ 4,816 lít O2, thu được 3,36 lít CO2 và H2O . Phần trăm khối luợng của Y trong hỗn hợp trên là
A. 19,42.
B. 26,21.
C. 13,59.
D. 38,84.
-
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al2O3. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào nuớc dư có 2,128 lít khí thoát ra (đktc) và còn 0,318m gam chất rắn không tan. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,65 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 24,68.
B. 27,29.
C. 26,87.
D. 25,14.
-
Câu 32:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Dẫn hơi ancol etylic qua bình đựng Na dư.
(b) Đun nóng tripanmitin với dung dịch NaOH dư.
(c) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70%, đun nóng.
(d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(e) Đun nóng axit aminoaxetic với ancol metylic có khí HCl làm xúc tác.
(g) Cho dung dịch fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
-
Câu 33:
Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào 200ml dung dịch FeCl3 0,6M và CuCl2 0,4M thu được dung dịch X và l,355m gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 84,88 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A. 67,5%.
B. 72,8%.
C. 60,2%.
D. 70,3%.
-
Câu 34:
X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở ( MY > MX > 50, X, Y chứa không quá 2 liên kết p trong phân tử), Z là trieste tạo bởi X, Y và glixerol. Đốt cháy 16,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,665 mol O2. Mặt khác 0,45 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,2 mol Br2. Nếu đun nóng 16,5 gam E với 240 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 26,34.
B. 29,94.
C. 24,48.
D. 25,60.
-
Câu 35:
Hòa tan hoàn toàn 37,22 gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được 3,584 lít khí (đktc) H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch H2SO4 dư vào Y, thu được 41,94 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hoàn toàn 0,3 mol khí CO2 vào Y, thu được m gam kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của m là
A. 42,36.
B. 30,54.
C. 44,82.
D. 34,48.
-
Câu 36:
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, tiếp tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nuớc cất để giữ thể tích hỗn hợp không đổi, rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 – 10 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội hỗn hợp
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có chất rắn nối lên là muối của axit béo.
(b) Thêm dung dịch NaCl nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thuỷ phân không xảy ra.
(d) Trong thí nghiệm này có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 37:
Hòa tan hết 11,68 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MxOy, trong dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (dùng dư 25% so với phản ứng), thu được dung dịch X và 0,08 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S). Dung dịch X tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 440 ml.
B. 600 ml.
C. 640 ml.
D. 760 ml.
-
Câu 38:
Đốt cháy 10,56 gam hỗn hợp gồm 2 anđehit đều no, mạch hở X (trong đó có một anđehit đơn chức Y và một anđehit hai chức Z) thu được 8,064 lít CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O . Nếu đun nóng 10,56 gam X với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 101,52.
B. 103,68.
C. 77,76.
D. 95,04.
-
Câu 39:
Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm một đipeptit, một tripeptit và một pentapeptit (đều mạch hở) được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin; trong X tỉ lệ mO : mN =212 : 133. Đun nóng 51,8 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 76,8 gam muối. Nếu đun nóng 51,8 gam X với dung dịch HCl dư, thu được 87,82 gam muối. Biết rằng trong X, đipeptit chiếm 2/3 số mol hỗn hợp. Phần trăm khối lượng của pentapeptit có trong hỗn hợp X là
A. 21,6%.
B. 24,0%.
C. 23,2%.
D. 20,8%.