Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Lê Hồng Phong
-
Câu 1:
Kim loại thường được dùng làm tế bào quang điện là
A. Na.
B. K.
C. Cs.
D. Al.
-
Câu 2:
Hai kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Fe và Cu.
B. Mg và Ba.
C. Na và Cu.
D. Ca và Fe.
-
Câu 3:
Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit của kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là
A. Cu và Fe.
B. Fe và Cu.
C. Zn và Al.
D. Cu và Ag.
-
Câu 4:
M là kim loại nhóm IIIA, oxit của M có công thức là
A. MO2.
B. M2O3.
C. MO.
D. M2O.
-
Câu 5:
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Al(OH)3.
B. MgCl2.
C. BaCl2.
D. Al(NO3)3.
-
Câu 6:
Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO dư theo sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ sau:
X có thể là oxit nào sau đây?
A. MgO.
B. K2O.
C. Al2O3.
D. Fe2O3.
-
Câu 7:
Nhôm oxit không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?
A. Là oxit lưỡng tính.
B. Có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Dễ tan trong nước.
D. Dùng để điều chế nhôm.
-
Câu 8:
Ở nhiệt độ thường kim loại Na phản ứng với nước, thu được các sản phẩm là
A. NaOH và H2.
B. NaOH và O2.
C. Na2O và H2.
D. Na2O và O2.
-
Câu 9:
Hai kim loại nào sau đây đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A. Ca, Ba.
B. Na, Ba.
C. Be, Al.
D. Sr, K.
-
Câu 10:
Kim loại Fe không phản ứng với
A. dung dịch AgNO3.
B. Cl2.
C. Al2O3.
D. dung dịch HCl đặc nguội.
-
Câu 11:
Kali cromat là tên gọi của chất nào sau đây?
A. K2Cr2O7.
B. KCrO2.
C. K2CrO4.
D. KMnO4.
-
Câu 12:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khi NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khí được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 13:
Este C2H5COOCH3 có tên là
A. metyl propionat.
B. etyl propionat.
C. metyletyl este.
D. etylmetyl este.
-
Câu 14:
Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Chất thuộc loại cacbohiđrat là
A. protein.
B. poli(vinyl clorua).
C. xenlulozơ.
D. glixerol.
-
Câu 16:
Chất hữu cơ nào dưới đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. protein.
B. fructozơ.
C. triolein.
D. tinh bột.
-
Câu 17:
Trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Lys thì amino axit đầu C là
A. Lys.
B. Val.
C. Ala.
D. Gly.
-
Câu 18:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nilon-6,6.
B. Tơ olon.
C. Tơ lapsan.
D. Tơ visco.
-
Câu 19:
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?
A. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O.
B. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O.
C. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + H2O.
D. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.
-
Câu 20:
Để phân biệt dung dịch phenol (C6H5OH) và ancol etylic (C2H5OH), ta có thể dung thuốc thử là
A. dung dịch NaCl.
B. nước brom.
C. kim loại Na.
D. quỳ tím.
-
Câu 21:
Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl, thu được hai muối?
A. Fe.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeO.
-
Câu 22:
Thủy phân este X trong môi trường axit thu được chất hữu cơ Y và Z. Bằng một phản ứng trực tiếp có thể chuyển hóa Y thành Z. Chất nào sau đây không thỏa mãn tính chất của X?
A. Etyl axetat.
B. Vinyl axetat.
C. Metyl axetat.
D. Metyl propionat.
-
Câu 23:
Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 0,672.
C. 1,344.
D. 4,48.
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Fe(OH)3 và Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính.
B. Sắt (II) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ.
C. Crom (VI) oxit là một oxit bazơ và có tính oxi hóa mạnh.
D. Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám và có tính nhiễm từ.
-
Câu 25:
Cho 3,2 gam Mg vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 12,4.
B. 7,0.
C. 6,4.
D. 7,2.
-
Câu 26:
Cho este X có CTPT là C4H8O2 tác dụng với NaOH đun nóng, thu được muối Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X. Tên gọi của X là
A. isopropyl fomat.
B. propyl fomiat.
C. etyl axetat.
D. metyl propionat.
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xenlulozơ tan tốt trong nước.
B. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (Ni, to) tạo ra sobitol.
C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Thủy phân không hoàn toàn tinh bột tạo ra saccarozơ.
-
Câu 28:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp saccarozơ, glucozơ và tinh bột cần dùng 0,42 mol O2 thu được 0,38 mol H2O. Giá trị của m là
A. 25,32.
B. 11,88.
C. 24,28.
D. 13,16.
-
Câu 29:
Cho 15,75 gam hỗn hợp X gồm C2H5NH2, H2N-CH2-COOH phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl, thu được 24,875 gam muối. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,2.
C. 0,25.
D. 0,125.
-
Câu 30:
Cho các polime sau: tơ capron; nilon-6,6; polietilen, poli(vinyl axetat); cao su buna; poli(etylen terephtalat); polistiren, tinh bột; xenlulozơ. Số polime trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,2 mol etan, 0,1 mol axetilen và 0,6 mol hiđro. Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được a mol kết tủa và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z phản ứng tối đa với 8 gam brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,18.
B. 0,16.
C. 0,12.
D. 0,10.
-
Câu 32:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(d) Cho Fe vào dung dịch CuCl2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch CuCl2.
(g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất kim loại là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 33:
Cho các phản ứng theo sơ đồ sau:
(1) X + O2 → Y
(2) Z + Y → T
(3) Z + H2O → G
(4) T + H2O → Y + G
Biết X, Y, Z, T, G đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa, G có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong T là
A. 43,24%.
B. 37,21%.
C. 44,44%.
D. 53,33%.
-
Câu 34:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho nước brom vào dung dịch fructozơ.
(b) Cho quỳ tím vào dung dịch metylamin.
(c) Nhỏ nước brom vào dung dịch phenylamin.
(d) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoniclorua.
(e) Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào hồ tinh bột.
(g) Cho anbumin vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2.
Số thí nghiệm có phản ứng hoá học xảy ra là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 35:
Nhỏ từ từ 500 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,4M và KHCO3 0,6M vào 600 ml dung dịch H2SO4 0,35M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch BaCl2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,720 và 15,76.
B. 4,928 và 48,93.
C. 6,720 và 64,69.
D. 4,928 và 104,09.
-
Câu 36:
Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và một amin (no, đơn chức, mạch hở) bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 0,85 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Hấp thụ hết Y vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 38 gam kết tủa. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 34,925 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26.
B. 25,5.
C. 10.
D. 10,5.
-
Câu 37:
Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl; 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 0,15 mol hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc các phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với với giá trị nào sau đây?
A. 32,2.
B. 31,1.
C. 33,3.
D. 30,5.
-
Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm chất béo X (x mol) và chất béo Y (y mol) (MX > MY) thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol nước là 0,15. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng tối đa với 0,07 mol Br2 trong dung dịch. Biết thủy phân hoàn toàn X hoặc Y đều thu được muối của axit oleic và axit stearic. Tỷ lệ x : y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,4.
B. 0,3.
C. 0,5.
D. 0,2.
-
Câu 39:
X, Y, Z là 3 este mạch hở (trong đó X, Y đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ số mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là
A. 3,96%.
B. 3,92%.
C. 3,84%.
D. D. 3,78%.
-
Câu 40:
Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
- Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic,1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
- Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65°C – 70°C.
- Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.
(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa.
(e) Có thể dung dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10° để thực hiện phản ứng este hóa.
(f) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4