Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Chí Linh
-
Câu 1:
Thủy phân vinyl axetat trong H+ được sản phẩm nào?
A. Axit axetic và ancol vinylic.
B. Axit axetic và anđehit axetic
C. Axit axetic và ancol etylic.
D. Axit axetic và ancol vinylic.
-
Câu 2:
Những tên gọi của X thõa mãn công thức phân tử là C4H8O2 và có phản ứng tráng gương?
A. Propyl fomat, metyl acrylat.
B. Metyl metacrylat, isopropyl fomat .
C. Metyl metacrylic, isopropyl fomat.
D. Isopropyl fomat, propyl fomat.
-
Câu 3:
Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp ba axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste có thể được tạo thành chứa hai gốc axit trong số ba axit béo trên là
A. 9
B. 6
C. 12
D. 10
-
Câu 4:
Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, C17H33COOH số trieste được tạo ra tối đa là
A. 12
B. 18
C. 15
D. 9
-
Câu 5:
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp gồm các axit béo: axit stearic, axit panmitic, axit oleic. Trong điều kiện thích hợp, số triglixerit mà gồm ít nhất 2 gốc axit được tạo ra là
A. 27
B. 18
C. 12
D. 15
-
Câu 6:
Tính m xà phòng thu được khi cho 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 tác dụng với 7,366 kg KOH?
A. 39,719kg
B. 39,765kg
C. 31,877kg
D. 43,689 kg
-
Câu 7:
Tính m este thu được khi cho 45,6 gam anhiđric axetic tác dụng với 64,8 gam p-crezol biết H% = 80%?
A. 83,32gam
B. 82,23gam
C. 53,64 gam
D. 60 gam
-
Câu 8:
Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là
A. Zn
B. Ca
C. Fe
D. Mg
-
Câu 9:
Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3.
B. CuCl2, FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3.
D. FeCl2.
-
Câu 10:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng một lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được hỗn hợp gồm hai khí X ,Y. Công thức hoá học của X, Y lần lượt là:
A. H2S và SO2.
B. H2S và CO2.
C. SO2 và CO.
D. SO2 và CO2.
-
Câu 11:
Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:
Z → dung dịch xanh lam → kết tủa đỏ gạch.
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Mantozơ
-
Câu 12:
Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?
A. Tinh bột
B. Saccarozơ
C. Xenlulozơ
D. Mantozơ
-
Câu 13:
Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X là:
A. C3H4O2
B. C10H14O7
C. C12H14O7
D. C12H14O5
-
Câu 14:
Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccarozơ trên?
A. 1%
B. 99%
C. 90%
D. 10%
-
Câu 15:
Gluxit nào tạo ra khi thủy phân tinh bột nhờ men amylaza là gì?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ
D. Mantozơ.
-
Câu 16:
Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là gì?
A. tinh bột.
B. mantozơ.
C. xenlulozơ.
D. saccarozơ
-
Câu 17:
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 18:
Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
A. anđehit fomic.
B. saccarozơ.
C. glucozơ.
D. axetilen.
-
Câu 19:
Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.
B. 0,10M.
C. 0,01M.
D. 0,02M.
-
Câu 20:
AgNO3/NH3 phân biệt cặp chất?
A. Glucozơ và mantozơ
B. Glucozơ và glixerol
C. Saccarozơ và glixerol
D. Glucozơ và fructozơ
-
Câu 21:
Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành bao nhiêu gam ancol etylic, %H = 85%?
A. 400kg
B. 398,8 kg
C. 389,8 kg
D. 390 kg
-
Câu 22:
Đốt 0,0855 gam một cacbohiđrat X dẫn sản phẩm vào nước vôi được 0,1 gam kết tủa và A, đồng thời m tăng 0,0815 gam. Đun nóng A lại được 0,1 gam kết tủa nữa. Biết khi làm bay hơi 0,4104 gam X thu được thể tích bằng 0,0552 gam hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của X?
A. C12H22O11.
B. C6H12O6.
C. (C6H10O5)n.
D. C18H36O18.
-
Câu 23:
Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam.
B. 3,12 gam.
C. 1,74 gam.
D. 1,19 gam.
-
Câu 24:
Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl (loãng), nóng thu được 896 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là
A. 0,065 gam.
B. 1,04 gam.
C. 0,560 gam.
D. 1,015 gam.
-
Câu 25:
Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí) thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 43,8 (gam)
B. 40,2 (gam)
C. 47,1 (gam)
D. 45,9 (gam)
-
Câu 26:
Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.
B. Sắt tác dụng với CuSO4.
C. Amoniac tác dụng với CuSO4.
D. Bạc tác dụng với CuSO4.
-
Câu 27:
Cho các mô tả sau:
(1). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2
(2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag
(3). Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3
(4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2
(5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)
(6). Không tồn tại Cu2O; Cu2S
Số mô tả đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau :
(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.
(2) Điện phân dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.
(4) Nhiệt phân AgNO3.
Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Điện phân 1 lit dung dịch có chứa 18,8 gam Cu(NO3)2 và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thẻ tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, Nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là
A. KCl 0,1M; KNO3 0,2M ; KOH 0,1M
B. KNO3 0,1 M ; KCl 0,2 M
C. KCl 0,05M ; KNO3 0,2M ; KOH 0,15M.
D. KNO3 0,2M , KOH 0,2M.
-
Câu 30:
Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,24 lít hồn hợp khí X gồm CO2, CO và 112 (đo ở đktc). Dẫn X qua hổn hợp gồm CuO và Al2O3 dư nung nóng thu dược m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam. Khối lượng kim loại có trong m là
A. 5,12 gam.
B. 1,44 gam.
C. 6,4 gam.
D. 2,7 gam.
-
Câu 31:
Vì sao ta nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3?
A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. Tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
-
Câu 32:
Chuẩn độ 20 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 với nồng độ bao nhiêu biết khi đó ta cần dùng hết 16,5 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M.
A. 0,08
B. 0,07
C. 0,065
D. 0,068
-
Câu 33:
Chỉ dùng một dung dịch để phân biệt 4 dung dịch: Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3?
A. H2SO4.
B. NaCl.
C. K2SO4.
D. Ba(OH)2
-
Câu 34:
Em hãy nên hiện tượng khi NH3 được cho vào dung dịch CuSO4 ?
A. Không thấy xuất hiện kết tủa.
B. Có kết tủa màu trắng sau đó tan.
C. Sau 1 thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa.
D. Có kết tủa keo màu xanh xuất hiện sau đó tan.
-
Câu 35:
Hóa chất dùng để phân biệt 4 chất khí NH3, HCl, N2, Cl2 ?
A. Quỳ ẩm
B. dd NaOH
C. dd Ba(OH)2.
D. dd AgCl
-
Câu 36:
Hóa chất nào dùng để phân biệt NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, MgCl2.
A. dd Ca(OH)2
B. dd KOH
C. dd Na2SO4
D. dd HCl
-
Câu 37:
Thuốc thử nào dùng để nhận biết HCl, HNO3 và H3PO4 ?
A. quỳ tím
B. Cu
C. dd AgNO3
D. Cu và AgNO3
-
Câu 38:
Để trung hòa 4,5 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N.
B. C2H5N.
C. CH5N.
D. C3H9N.
-
Câu 39:
Cho 9 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là
A. 12,65 gam.
B. 16,30 gam.
C. 16,10 gam.
D. 12,63 gam.
-
Câu 40:
X là pentapeptit, Y là hexapeptit, đều mạch hở và đều được tạo thành từ cùng một loại a-amino axit no mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 295,90 gam kết tủa. Mặt khác cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 45,67 gam
B. 89,80 gam
C. 99,90 gam
D. 75,75 gam