Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Cẩm Khê
-
Câu 1:
Tăng nhiệt độ sôi được sắp xếp tăng dần?
A. HCOOCH3 < CH3COOH < CH3CH2OH
B. HCOOCH3 < CH3CH2OH < CH3COOH.
C. CH3COOH < CH3CH2OH < HCOOCH3.
D. CH3CH2OH < HCOOCH3 < CH3COOH.
-
Câu 2:
Cho đồng phân C2H4O2 vào dd NaOH, Na, dd AgNO3/NH3 thì có mấy phản ứng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 3:
Hỗn hợp T chứa m triglixerit và mỗi chất đều chứa hai trong số ba loại gốc axit: stearat, oleat và panmitat. Giá trị lớn nhất của m (không tính đồng phân hình học) là
A. 6
B. 8
C. 10
D. 12
-
Câu 4:
Thủy phân trieste của glixerol trong môi trường axit thu được glixerol và hỗn hợp axit béo C17H35COOH và C15H31COOH. Số công thức cấu tạo trieste phù hợp với tính chất trên là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 5:
Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Hãy tính khối lượng Ba(OH)2 cần để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit bằng 9?
A. 36mg
B. 54,96mg
C. 50mg
D. 20mg
-
Câu 7:
Tính chỉ số iot của triolein ?
A. 86,2
B. 26,0
C. 82,3
D. 102,0
-
Câu 8:
Có 2 dung dịch X,Y loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu, hoá nâu trong không khí.
- Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư dung dịch Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, không hoá nâu trong không khí.
- Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch X với dung dịch Y rồi thêm bột Fe đến dư, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, hoá nâu trong không khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là
A. NaHSO4,HCl.
B. HNO3, H2SO4.
C. HNO3,NaHSO4.
D. KNO3, H2SO4.
-
Câu 9:
Cho 18,5 gam hỗn hợp X (Fe, Fe3O4) tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đươc 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là
A. 0,64M
B. 6,4M
C. 3,2M
D. 0,32M
-
Câu 10:
Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,08
B. 0,16
C. 0,18
D. 0,23
-
Câu 11:
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 8,75
B. 9,75
C. 6,50
D. 7,80
-
Câu 12:
Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeS.
B. FeS2.
C. FeO.
D. FeCO3.
-
Câu 13:
Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Mg2+; 0,015 mol SO42- bao nhiêu mol Cl-.
A. 0,015
B. 0,035
C. 0,02
D. 0,01
-
Câu 14:
Cho Br2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:
A. CrBr3.
B. Na[Cr(OH)4].
C. Na2CrO4.
D. Na2Cr2O7.
-
Câu 15:
Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?
A. Tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3.
B. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3.
C. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO.
D. Hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3.
-
Câu 16:
Làm sạch thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần dùng dung dịch nào sau đây?
A. Zn(NO3)2 .
B. Sn(NO3)2 .
C. Pb(NO3)2 .
D. Hg(NO3)2 .
-
Câu 17:
Ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì xảy ra hiện tượng gì?
A. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa.
B. Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa.
C. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa.
D. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.
-
Câu 18:
Tính %Zn biết hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HNO3 dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát ra, dung dịch thu được chứa 8g NH4NO3 và 113,4g Zn(NO3)2.
A. 66,67%.
B. 33,33%.
C. 61,61%.
D. 40,00%.
-
Câu 19:
Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử alanin là
A. 11
B. 13
C. 12
D. 10
-
Câu 20:
Khi thủy phân hết pentapeptit X (Gly–Ala–Val–Ala–Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa gốc glixyl mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 21:
X là pentapeptit, Y là hexapeptit, đều mạch hở và đều được tạo thành từ cùng một loại a-amino axit no mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 295,90 gam kết tủa. Mặt khác cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 45,67 gam
B. 89,80 gam
C. 99,90 gam
D. 75,75 gam
-
Câu 22:
Hãy tìm chất E thõa mãn sơ đồ phản ứng:
Xenlulozơ -+ H2O, H+→ A -men→ B -ZnO, MgO D -to, p, xt→ E
A. Cao su Buna.
B. Buta -1,3- đien.
C. Axit axetic.
D. Polietilen.
-
Câu 23:
Từ 15kg metyl metacrylat thì tạo được mấy gam thuỷ tinh hữu cơ biết %H = 90%?
A. 13500n (kg)
B. 13500 g
C. 150n (kg)
D. 13,5 (kg)
-
Câu 24:
Trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng thêm 400 ml brom 0,125M thấy dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là bao nhiêu?
A. 4,16 gam.
B. 5,20 gam.
C. 1,02 gam.
D. 2,08 gam.
-
Câu 25:
Polime có công thức –(–CH2–CH(CH3)–)n– được điều chế bằng cách trùng hợp chất nào sau đây?
A. Stiren.
B. Buta-1,3-đien.
C. Propilen.
D. Etilen.
-
Câu 26:
Cho các polime sau: (1) PE; (2) poli(vinyl clorua); (3) poli(metyl metacrylat); (4) PPF; (5) polistiren; (6) poli(vinyl axetat), (7) nilon-7; (8) poli(etylen-terephtalat); (9) tơ nitron; (10) tơ capron; (11) cao su buna-S; (12) cao su cloropren; (13) keo dán ure-fomanđehit. Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 27:
Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm nào dưới đây biết 2 chất này thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4.
A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb
D. Rb và Cs
-
Câu 28:
Nước chứa Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi thì ta sẽ thu được nước gì?
A. Có tính cứng hoàn toàn
B. Có tính cứng vĩnh cửu
C. Là nước mềm
D. Có tính cứng tạm thời
-
Câu 29:
Điều quan sát được khi cho dung dịch NaOH vào AlCl3 ?
A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện.
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần.
C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan.
-
Câu 30:
Một cốc nước có Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl-(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42-(0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên thì thu được loại nước nào sau đây?
A. Có tính cứng hoàn toàn
B. Có tính cứng vĩnh cửu
C. Là nước mềm
D. Có tính cứng tạm thời
-
Câu 31:
Cho dãy các chất sau: Al2O3; NaHCO3; (NH4)2CO3; KHSO4; Al(OH)3; NaAlO2. Số chất trong dãy vừa tác dụng được dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 32:
Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.
C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa.
D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
-
Câu 33:
Cho phản ứng sau: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2. Phát biểu đúng là
A. NaOH là chất oxi hóa.
B. H2O là chất môi trường.
C. Al là chất oxi hóa.
D. H2O là chất oxi hóa.
-
Câu 34:
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Cho dung dịch bari clorua vào dung dịch kali hiđrosunfat.
(b) Cho dung dịch axit sunfuhiđric vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho metylamin (dư) vào dung dịch sắt (II) sunfat.
(d) Sục khí cacbonic (dư) vào dung dịch bari aluminat.
(e) Cho dung dịch xút dư vào dung dịch crom (III) clorua.
(g) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch natri photphat.
Số thí nghiệm sau khi phản ứng xong có tạo ra chất kết tủa là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để chế xà phòng.
(b) Nước ép từ cây mía có phản ứng với Cu(OH)2.
(c) Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
(e) Dung dịch anilin không đổi màu giấy quỳ tím.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 36:
Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là
A. 5
B. 7
C. 6
D. 4
-
Câu 37:
Tính số mắt xích trong mạch PVC biết clo hóa PVC thu được loại tơ clorin chứa 63,96% clo về khối lượng?
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 38:
X là một chất khí rất độc, gây ngạt do kết hợp với hồng cầu tạo ra hợp chất bền, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxi đến các tế bào. Y là khí gây ra mưa axit (là hiện tượng mưa có độ pH dưới 5,6, gây tác hại rất lớn đến con người và môi trường sống). Hai khí X và Y lần lượt là
A. CO và SO2.
B. CO và CO2.
C. CO2 và NO2.
D. CO2 và SO2.
-
Câu 39:
Hãy tìm các phát biểu đúng:
1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa gọi là chuẩn độ axit - bazơ.
2. Điểm tương đương là điểm hai chất phản ứng với nhau vừa đủ.
3. Khi tiến hành chuẩn độ thì nồng độ dung dịch chuẩn gấp 10 lần nồng độ chất cần phân tích.
4. Tùy thuộc vào dung dịch axit, bazơ mà ta phải chọn chỉ thị phù hợp.
A. 2, 3, 4
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 1, 2, 3
-
Câu 40:
Những cặp phản ứng (1) CH3COOH và C2H5CHO; (2) C6H5OH và CH3COOH; (3) C6H5OH và (CH3CO)2O; (4) CH3COOH và C2H5OH; (5) CH3COOH và CH≡CH; (6) C6H5COOH và C2H5OH?
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (2), (3), (4), (5), (6).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (3), (4), (5), (6).